CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CTCP ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG 3TC
3.4.1. Những thành công đạt được
Thông qua việc nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 3TC sang thị trường Nhật Bản. Sau hơn 15 năm hoạt động tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Xây dựng 3TC Việt Nam - một doanh nghiệp có vốn 100% từ Nhật Bản, công ty đã đạt đƣợc những thành công đáng kể về doanh thu; lợi nhuận và tăng trưởng. Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đang phát triển và tiến bộ, có những điểm mạnh sau:
Thứ nhất, hoạt động xuất khẩu hàng linh kiện điện tử nhìn chung luôn đạt và vƣợt các chỉ tiêu đề ra.
Thứ hai, công ty liên tục tiến hành đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường, bên cạnh việc chú trọng phát triển các thị trường truyền thống thì công ty cũng đã tìm kiếm đối tác mới. Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty đã ở trên rất nhiều các quốc gia của Châu Á. Việc mở rộng thị trường có ý nghĩa rất lớn đối với tiềm năng phát triển của công ty sau này đồng thời nó là cách phòng vệ tốt nhất trước những thay đổi đột ngột của một thị trường chủ chốt nào đó.
Thứ ba, công ty đã bước đầu đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, đa ngành nghề kinh doanh, đầu tƣ sản xuất những mặt hàng cao cấp. Cụ thể là công ty đã đầu tƣ, bổ sung các thiết bị chuyên dùng tiên tiến, hiện dại, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, tăng năng suất và chất lƣợng sản phẩm.
Thứ tư, công ty đã xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của mình tại thị trường Nhật Bản.
Công ty là công ty có 100% vốn đầu tƣ của Nhật Bản, xuất hiện sớm so với sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. Do là công ty có FDI của Nhật nên đƣợc nhiều thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng linh kiện điện tử sang Nhật. Hoạt động khá lâu và có uy tín trong việc xuất khẩu linh kiện điện tử sang các thị trường khác với chất lƣợng tốt và giá thành rẻ, do giá nhân công rẻ.
Thứ năm, nhờ vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu với những thành tựu đáng kể của mình, công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều công nhân, mang về nhiều ngoại tệ cho quốc gia.
3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 3.4.2.1 Những hạn chế tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty cũng còn một số hạn chế:
Thứ nhất, giá trị xuất khẩu của công ty chƣa cao.
Thứ hai, chất lƣợng sản phẩm của công ty chƣa cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường thế giới còn yếu.
Hoạt động kinh doanh được tiến hành chưa theo một chiến lươc xây dựng cụ thể, khoa học. Do đó hiệu quả chƣa cao.
Thứ ba, công tác tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại của của công ty còn yếu, không cao.
Thứ tư, trình độ cán bộ xuất nhập khẩu của công ty còn hạn chế.
3.4.2.2 Nguyên nhân chủ quan và khách quan a. Nguyên nhân chủ quan
Do hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty là gia công quốc tế. Công ty tại Việt Nam là chi nhánh của tập đoàn tại Nhật Bản. Nhƣ chúng ta biết khi nhận gia công thì công ty chỉ thu về phí gia công, mà số tiền này có giá trị rất nhỏ so với hợp đồng. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu của công ty tuy lớn nhƣng giá trị thật của hoạt động xuất khẩu không cao.
Do việc ứng dụng công nghệ kĩ thuật vào hoạt động sản xuất của công ty vẫn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, lạc hậu, chƣa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.
Công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường chỉ do phòng kế hoạch thị trường đảm nhận mà chƣa có phòng Marketing riêng biệt. Điều này cho thấy tính chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chƣa cao. Trong khi đó hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế vẫn còn đơn giản. Công ty chỉ tham gia các hội chợ - triển lãm với quy mô nhỏ trong nước mà chưa chú trọng đến các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. Công ty chưa thành lập được website quảng bá sản phẩm để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác có thể biết đến và tìm hiểu.
Công ty vẫn chưa đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiêu và đặc biệt chưa coi trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đó là những hạn chế về ngoại ngữ, về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu…
Do đó đã xảy ra những vụ vi phạm hợp đồng nhƣ chậm giao hàng, chậm trễ trong công
tác thủ tục hải quan, hàng giao không đúng chất lượng…làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
b. Nguyên nhân khách quan
Bên cạnh những nguyên nhân bên trong công ty thì những hạn chế còn đƣợc tác động do những nguyên nhân khách quan:
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đem lại cho các doanh nghiệp những lợi thế, những cơ hội không nhỏ nhƣng đồng thời nó cũng kéo theo các thách thức, khó khăn đối với chính các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành điện tử. Khi nước ta thực hiện việc mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản, các biện pháp bảo hộ điều đó khiến cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ là doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan… khiến cho thị phần kinh doanh bị giảm sút.
Cơ chế, chính sách xuất khẩu cũng như sản xuất của nước ta chưa được đồng bộ còn nhiều bất cập: ngành sản xuất linh kiện và linh kiện điện tử thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật mà đôi khi các luật này lại không thống nhất điều này gây ra tâm lý không ổn định cho nhà sản xuất.
Hầu hết các nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng kém. Do đó hiệu quả của hoạt động xuất khẩu vẫn chưa cao, việc chuyển từ gia công quốc tế sang xuất khẩu trực tiếp còn gặp nhiều khó khăn.
Các chính sách thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phức tạp, khó khăn, khiến các đối tác nước ngoài có sự lo ngại, kéo theo đó là ảnh hưởng đến việc ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp điện tử.
Thị trường Nhật bản là thị trường đa dạng về mọi mặt hàng điện tử và linh kiện điện tử với mẫu mã phong phú và chất lƣợng tốt, nên việc chúng ta muốn xuất khẩu linh kiện điện tử sang thị trường Nhật Bản là rất khó khăn để cạnh tranh được với doanh nghiệp Nhật. Do có lợi thế về giá nhân công rẻ nhƣng đó cũng là lợi thế của Thái Lan và Trung Quốc nên việc xuất khẩu của chúng ta không dễ dàng.