CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một doanh nghiệp
2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Các nước khác nhau thường có các chính sách thương mại khác nhau thể hiện ý chí và mục tiêu nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh cách hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc gia. Để nền kinh tế quốc dân vận hành một cách có hiệu quả thì những chính sách thương mại thích hợp thật sự cần thiết.
Trong lĩnh vực xuất khẩu, những công cụ chính sách chủ yếu thường được nhà nước sử dụng để điều tiết quản lý hoạt động này là:
a. Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu, thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu.
Việc đánh thuế xuất khẩu đƣợc chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi cho quốc gia mình và mở rộng kinh tế đối ngoại. Thuế quan cũng gây ra các khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không hiệu quả và do giảm mức tiêu dùng trong nước. Nhìn chung công cụ này chỉ được các nước áp dụng với một số ít mặt hàng xuất khẩu bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
b. Công cụ phi thuế quan
● Công cụ Quota (hạn ngạch xuất khẩu)
Hình thức này trước đây được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan, tuy nhiên đến nay để phù hợp với xu thế mới công cum hạn ngạch chỉ còn áp dụng cho mặt hàng gạo và hàng hóa theo hạn ngạch do các tổ chƣc kinh tế và nước ngoài áo dụng với Việt Nam.
Hạn ngạch được hiểu như quy đinh của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu từ một thị trường nội địa trong thời gian nhất định thông qua các hình thức cấp giấy phép.
Mục đích của chính phủ khi sử dụng Quota xuất khẩu là nhằm quản lý kinh doanh có hiệu quả và điều chỉnh loại hàng hóa xuất khẩu. Hơn thế nữa có thể bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên trong nước, cải thiện cán cân thanh toán.
Trong khi thuế quan rất linh hoạt mềm dẻo thì Quota mang tính cứng nhắc, cố định lƣợng hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, sự tác động của hạn ngạch khác với sự tác động của thuế quan ở hai điểm:
Thứ nhất, mức thuế quan ít nhất cũng mang lại thu nhập cho chính phủ, có thể cho phép giảm các loại thuế khác, vì vậy nó bù đắp đƣợc phần nào tiêu dùng trong nước.
Thứ hai, hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp duy nhất trong nước thành một nhà độc quyền về xuất hay nhập khẩu để có thể định mức giá bán cao hay giá thấp nhằm thu lợi nhuận lớn nhất.
Hạn ngạch xuất khẩu đƣợc quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia và theo khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh việc thi hành những biện pháp quản lý chất lƣợng hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu để trên, các quốc gia còn áp dụng một số biện pháp phi thuế quan nhƣ:
+ Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm: Các quốc gia đặt ra tiêu chuẩn về chất lƣợng hàng hóa hay thông số kỹ thuật quy định cho hàng hóa nhập khẩu.
+ Giấy phép xuất khẩu: Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh nhằm theo dõi việc xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu.
c. Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Một chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức thấp nhất. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt được mức tỷ giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí giá cả trong nước.
Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những biện pháp có tác dụng nâng cao hiệu quả mạnh mẽ cho việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng đƣợc khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này được nhiều nước áp dụng vì khi gia nhập vào thị trường nước ngoài thì sự rủi ro cao hơn nhiều tiêu thụ trong nước. Việc trợ cấp xuất khẩu cho các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu có thể dước các hình thức: miễn giảm thuế xuất khẩu, hạ lãi suất cho vay vốn sản xuất hàng xuất khẩu, cho bạn hàng nước ngoài vay ưu đãi để họ có điều kiện mua sản phẩm của nước mình...
Bên cạnh đó, chính phủ muốn các nhà kinh doanh trong nước hướng ra thị trường nước ngoài thì phải giảm bớt tính hấp dẫn tương đối cho việc sản xuất cho thị trường trong nước. Điều này đòi hỏi phải giảm thuế quan có tính chất bảo hộ đói với các ngành công nghiệp đƣợc ƣu đãi và tranh thủ quy định hạn ngạch khối lƣợng nhập khẩu. Lợi nhuận sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cũng phải giữ ở mức phù hợp với mức lợi nhuận xuất khẩu. Điều này có nghĩa là bảo hộ bằng thuế quan không đƣợc cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu và cũng phải thống nhất với tất cả các mặt hàng.
d.Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại
Trong hoạt động kinh tế thương mại nói chung giữ vững được cán cân thanh toán và cân bằng thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần củng cố nền độc lập và tăng cường kinh tế nhanh. Đương nhiên biện pháp để giữ cân bằng không phải là hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn để giữ cho cán cân thanh toán can bằn. sự cân bằng theo kiểu đó gọi là sự cân bằng tiêu cực. Vấn đề đặt ra là cần khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, song song với mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, trong đó chú trọng đến mặt hàng chủ lực. Có nhƣ thế thì mởi giảm dần đƣợc nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nhƣ vậy, nhìn chung việc giữ cán cân thanh toán và cán cân thương mại đã chứa đựng trong đó những yếu tố nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
2.3.1.2. Các quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế
Trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế các mối quan hệ quốc tế có ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ. Đối với hoạt động xuất khẩu cũng vậy, khi xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia mình sang một nước nào đó tức là đưa hàng hoa thâm nhập vào thị trường của quốc gia khác, người xuất khẩu thường phải đối mặt với hàng rào thuế quan hoặc các hàng rào phi thuế quan phân biệt đối xử với các nhà kinh doanh nước ngoài và hàng hóa nước ngoài... đặc biệt là hạn ngạch nhập khẩu. Các hàng rào này chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc chủ yếu và quan hệ kinh tế song phương giữa các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Trong khi đó với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau được hình thành, nhiêu hiệp định thương mại song phương, đa phương giữa các quốc gia giữa cá khối kinh tế cũng đã được ký kết với mục tiêu là giảm bớt thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả, nâng cao hiệu quả thương mại trong khu vực và trên thế giới. Nếu một quốc gia tham gia vào những liên minh kinh tế và những hiệp định thương mại ấy thì đó sẽ là một tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cyar quốc gia. Nếu không chính nó lại trở thành tào chắn đối với việc thâm nhập vào thị trường nước đó.
Bên cạnh mối quan hệ kinh tế thì mối quan hệ về chính trị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế và do vậy ảnh hưởng đến hoạt động xuât khẩu của các quốc gia. Việc hàng hóa của một quốc gia này có xâm nhập đƣợc vào quốc gia khác hay không tùy vào mốiq quan hệ chính trị giữa hai quốc gia đó có tốt đẹp hay không. Nói chung, các mối quan hệ về kinh tế và chính trị luôn đi liền với nhau và có ảnh hưởng lẫn nhau.
Tóm lại, có đƣợc những mối quan hệ quốc tế rộng mở, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo những tiền đề thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu của một quốc gia.
Điều này có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu của từng doanh nghiệp của quốc gia đó.
2.3.1.3. Các yếu tố khoa học công nghệ
Sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật trong thời gian qua, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra những cơ hội, nhƣng cũng gây ra những nguy cơ đối với tất cả các ngành nghề nói chung và đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng xuất khẩu nói riêng.
Đối với lĩnh vực sản xuất hàng xuât khẩu, việc nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng những công nghệ mớ, các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật sẽ giúp các đơn vị sản xuất tạo ra những sản phẩm sẽ đƣợc kéo dài và có thể thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn.
Trong hoạt động xuất khẩu cũng vậy, việc sử dụng những yếu tố khoa học công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác này. Ví dụ nhƣ việc áp dụng các thành tựu của bưu chính viễn thông trong công tác đàm phán ký kết hợp đồng thông qua điện thoại, fax... giảm rất nhiều chi phí đi lại.
Bên cạnh đó khoa học công nghê còn có tác động đến các lĩnh vực nhƣ vận tải hàng hóa, bảo quản hàng hóa, kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng... Đó cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu.
2.3.1.4. Các yếu tố văn hóa
Các yếu tố này bao gồm nhiều trình độ xã hội, phong tục tập quán, lối sống, thói quen mua sắm, thói quen tiêu dùng... Các yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia. Một quốc gia muốn xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường nào đó không thể không xem xét đến các yếu tố này.