CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG LINH KIỆN ĐIỆN TỬ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 3TC
4.3.1 Giải pháp về vốn đầu tư
Chính sách và giải pháp đầu tƣ và thu hút vốn đầu tƣ nhằm huy động mọi thành phần kinh tế mở rộng và tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất hàng linh kiện điện tử.
Trong đó các giải pháp về tăng cường về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Vốn FDI phụ thuộc vào thị trường đầu tư quốc tế, khung pháp luật và chính sách, cơ sở hạ tầng và ngành công nghiệp phụ trợ.
Việt Nam cần có quy hoạch tổng thể cho ngành điện và điện tử để định hướng cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước trong dài hạn. Để làm đƣợc nhƣ vậy Việt Nam cần duy trì tính nhất quán, minh bạch, liên tục trong chính sách có liên quan đến công ty nước ngoài. Đối với các hãng nước ngoài việc xây dựng
cơ sở hạ tầng rất quan trọng nhất là nguồn cung ứng điện và giao thông bởi vì chúng quyết định môi trường đầu tư với sự tác động lên sản xuất và chi phí.
Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài chúng ta phải liên doanh liên kết với các công ty xuyên quốc gia vì những công ty này có công nghệ phát triển cao thuộc ngành công nghệ điện tử viễn thôn, cần ưu tiên các đối tác có định hướng làm ăn lâu dài, chuyển giao công nghệ sâu giúp sản phẩm Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới và nên cân nhắc kỹ khi liên doanh liên kết với nước ngoài các sản phẩm trong nước đã sản xuất được.
Đối với nguồn vốn trong nước Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua hệ thống ngân hàng vì hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng điện tử và linh kiện điện tử có quy mô vừa và nhỏ nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả xuất khẩu không cao. Sử dụng có hiệu quả có quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp, khắc phục khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tƣ đổi mới trang thiết bị. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ các ngân hàng và các quy chế tài chính. Ban hành chính sách nâng cao hiệu quả tích tụ và tập trung vốn thông qua các kênh khác nhau nhất là thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nước ngoài trong ngành điện tử bằng các hình thức cổ phần hoá, bán cho thuê… để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân. Ngoài ra, cần phát huy nguồn vốn trong dân vào việc phát triển các dịch vụ điện tử bằng các giải pháp: phát hành tín phiếu trung và dài hạn với lãi suất hợp lý, bán cổ phiếu xây dựng xí nghiệp.
4.3.2. Giải pháp về thị trường
Thành lập một số văn phòng giao dịch thương mại ở nước ngoài do chính phủ đứng ra trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến xuất khẩu, đồng thời giảm thiểu chi phí liên lạc, tìm hiểu thị trường cho những doanh nghiệp mới tham gia xuất khẩu .
Hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường quốc tế quá muộn nên nhãn hiệu sản phẩm Việt Nam chưa được nhiều người biết đến, việc mở rộng thị trường còn nhiều khó khăn. Vì thế Việt Nam cần tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tƣ có danh tiếng trên thế giới, sản xuất các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ. Điều đó cho phép các sản phẩm của Việt Nam vƣợt qua đƣợc các hàng rào thuế quan, phi thuế quan để cạnh tranh trên thị trường thế giới bằng mức giá rẻ và chất lượng không kém cạnh tranh so vớicác loịa sản phẩm của hãng đó sản xuất ở nhiều nước khác. Bằng cách như vậy sản phẩm sản xuất tại Việt Nam mới tìm được thị trường mới, đi vào thói quen của những người khó tính và ít thay đổi. Đồng thời Việt Nam có thể tận dụng và phát triển một cách hiệu quả nguồn nhân lực của mình để đạt đƣợc các mặt hàng có chất lƣợng quốc tế. Khi khách hàng đã quen với sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng đƣợc sản xuất ở
Việt Nam, chúng ta dần thực hiện việc chuyển giao công nghệ và tự làm những sản phẩm của mình.
Khi công nghệ sử dụng để sản xuất linh kiện điện tử của chúng ta là công nghệ lạc hậu và trung bình, chúng ta nên quan tâm tới thị trường ngách. Đó chính là những thị trường mà các đối thủ chính bỏ qua nhưng có khả năng nảy sinh cơ hội kinh doanh hoặc đối thủ chính quan tâm nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng, phần thị trường có mức cạnh tranh thấp nhất, phần thị trường mà các đối thủ thiếu sự thay đổi về công nghệ.
4.2.3. Hoàn thiện hành lang pháp lý
Thực hiện cải cách hành chính theo hướng gọn, nhẹ, có hiệu lực. Ở Việt Nam hiện nay hiện tƣợng quan liêu, tiêu cực…đang là một vấn đề nổi cộm. Các doanh nghiệp Việt Nam (và cả nước ngoài) phản ánh nhiều về các thủ tục phiền hà trong việc xin giấy phép đầu tƣ, thủ tục thành lập doanh nghiệp phải qua rất nhiều cửa, làm rất nhiều thủ tục và chờ đợi rất lâu để có đƣợc giấy phép thành lập doanh nghiệp. Các chính sách giảm chi phí cho các doanh nghiệp: tiếp tục nghiên cứu để đƣa ra các biện pháp như tiền lương, thuế, giá đất, giá thuê văn phòng, cước viễn thông… để tăng sức cạnh tranh trong thu hút các nguồn vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài so với các nước khác trong khu vực
Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác xây dựng chiến lược, định hướng, quy hoạch phát triển công nghiệp cả nước, gắn với vùng kinh tế động lực, các địa phương, các ngành, các sản phẩm quan trọng. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi trường thông thoáng, cải thiện thủ tục hành chính, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tháo gỡ kịp thời vướng mắc để sản xuất công nghiệp phát triển vững chắc, đạt hiệu quả cao
Hệ thống pháp luật về thương mại và dịch vụ đặc biệt là cơ chế chính sách xuất nhập khẩu cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết hội nhập quốc tế mà Việt Nam đã ký hoặc đã ra nhập, tạo cơ sở pháp lý để đáp ứng yêu cầu về tự do hoá thương mại – đầu tư - dịch vụ.
Tăng cường sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách, cơ chế và xây dựng các văn bản pháp luật về thương mại. Đây là một trong những vấn đề khá nổi cộm hiện nay. Sự đơn phương và riêng rẽ của một số bộ, ngành trong việc ra các văn bản pháp lý cũng nhƣ quyết định điều hành vĩ mô sản xuất – kinh doanh của các ngành có liên quan đến định hướng chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu kết hợp với lợi thế nhập khẩu.