CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)
2.2 Tổng quan Hiệp định thương mại tự do ASEAN-TRUNG QUỐC (ACFTA)
Ý tưởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN xuất phát từ đề xuất của cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Cương Cơ tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ tư tổ chức vào tháng 11 năm 2000. Trong năm này, Trung Quốc còn thỏa thuận sẽ tăng cường hợp tác và đưa ra những hạng mục hợp tác cụ thể như khai thác sông Mê Kông xây dựng tuyến đường sắt xuyên Á.
Đến năm 2001, những thỏa thuận này giữa Trung Quốc và ASEAN đã có những bước tiến mới. Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của ASEAN thiết lập khu vực không có vũ khí hạt nhân, xem xét ký kết Hiệp định hợp tác hữu nghị Đông Nam Á, cam kết đầu tư 5 triệu USD để nạo vét sông Mê Kông và tài trợ 1/3 chi phí xây dựng tuyến đường cao tốc Băng Cốc - Côn Minh. Đặc biệt, tại hội nghị giữa những nhà lãnh đạo ASEAN Trung Quốc tổ chức vào 6/11/2001 tại Brunei, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và 10 nước ASEAN đã đi đến nhất trí về việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc ( ACFTA) trong vòng 10 năm, đồng thời chính thức ủy quyền cho các bộ trưởng và quan chức hai bên đàm phán về vấn đề này.
Những ngày ban đầu, ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định thương mại dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 7/2007), Hiệp định đầu tư (có hiệu lực từ tháng 2/2010) nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc. Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.
ASEAN và Trung Quốc đã phê chuẩn Nghị định thư nâng cấp ACFTA, có hiệu lực từ tháng 5/2016, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi đối với Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) bằng cách đơn giản hóa các quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, các biện pháp tạo thuận lợi trong thương mại hàng hóa.
2.2.2 Mục tiêu của Hiệp định ACFTA
Tăng cường hợp tác và mở rộng kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các nước trong ASEAN và Trung Quốc.
Tích cực tự do xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, tạo ra các cơ chế đầu tư thông thoáng, rõ ràng giữa các thành viên tham gia ACFTA.
Khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập thêm các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên ASEAN và tạo nhịp cầu giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên tham gia.
2.2.3 Nội dung của Hiệp định
Các cam kết quan trọng được ký kết giữa các bên liên quan đến nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi trong ACFTA bao gồm:
Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA:
Lộ trình cam kết giảm thuế của Việt Nam trong ACFTA tương đối nhất quán về phạm vi và nguyên tắc cam kết trong các FTA khác mà Việt Nam tham gia.
Trong đó, nước ta cam kết loại bỏ thuế quan có lộ trình đối với khoảng 90% số lượng dòng thuế. 10% số lượng dòng thuế còn lại có lộ trình cam kết giảm thuế dài, thậm chí không có cam kết giảm thuế xuống 0%.
Đối tượng bảo hộ của Việt Nam trong ACFTA cũng khá tương đồng với các FTA khác. Các nhóm mặt hàng được bảo hộ mạnh nhất là trứng gia cầm, lá thuốc lá, thuốc lá, xăng dầu, lốp ô tô, sắt thép xây dựng, các loại ô tô, xe máy nguyên chiếc và phụ tùng. Những nhóm mặt hàng được bảo hộ với lộ trình dài hơn bao gồm thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn, một số chế phẩm dầu khí, xi măng, nhựa, sản phẩm dệt, nhựa, phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị. Đối với các mặt hàng trong Danh mục NT, mức độ cam kết trong ACFTA có lộ trình khá chậm trong 5 năm đầu thực hiện. Thuế suất trung bình ACFTA trong giai đoạn từ 2005 đến 2010 hầu như tương đương với mức thuế MFN của Việt Nam. Từ năm 2010 đến 2015,
tốc độ giảm thuế diễn ra nhanh hơn. Từ năm 2015 trở đi, cam kết trong ACFTA của nước ta hầu như tương đương với mức cam kết CEPT/AFTA.
Cụ thể, cho đến nay lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam như sau:
Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm thêm 3691 dòng thuế về 0% và nâng số dòng thuế đã cắt giảm về 0% là 7983 dòng, tập trung chủ yếu ở các mặt hàng: chất dẻo, nguyên liệu và sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, nguyên vật liệu dệt may, da giầy.
Từ 1/1/2018, tiếp tục có thêm 588 dòng thuế được cắt giảm về 0% nâng tổng số dòng thuế đã cắt giảm lên 8571 dòng, trong đó gồm các mặt hàng chế phẩm từ thịt, chế phẩm từ rau quả, ngũ cốc, hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, giấy,...
Những dòng thuế duy trì thuế suất cao hoặc không cam kết bao gồm 456 dòng thuế như: trứng gia cầm, thuốc lá, động cơ, phương tiện ô tô, xe máy, xăng dầu, một số mặt hàng liên quan đến an ninh quốc phòng.
Đến năm 2020, có khoảng 475 dòng thuế nhạy cảm được cắt giảm xuống 5%
gồm các sản phẩm sắt thép, cáp điện, sản phẩm điện gia dụng; các sản phẩm cao su, gốm sứ, giấy, xi măng, nhựa và các sản phẩm công nghiệp khác; các chế phẩm nông nghiệp đã qua chế biến; một số dòng xe tải và xe chuyên dụng.
Bảng 2.1 Lộ trình giảm thuế của Việt Nam theo danh mục hàng hóa thông thường từ 2005 - 2015
X = Thuế suất MFN áp dụng
Thuế suất ưu đãi trong ACFTA (không muộn hơn ngày 1 tháng 1)
2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
X ≥ 60% 60 50 40 30 25 15 10 0
45% ≤ X < 60% 40 35 35 30 25 15 10 0
35% ≤ X < 45% 35 30 30 25 20 15 5 0
30% ≤ X < 35% 30 25 25 20 17 10 5 0
25% ≤ X < 30% 25 20 20 15 15 10 5 0
20% ≤ X < 25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0
15% ≤X < 20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0
10% ≤ X < 15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0
7% ≤ X < 10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0
5% ≤ X < 7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0
X< 5% Giữ nguyên 0
Nguồn: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc
Bảng 2.2 Lộ trình giảm thuế của Danh mục EHP
Thuế suất MFN Mức thuế EHP qua các năm
2004 2005 2006 2007 2008
MFN ≥ 30% 20% 15% 10% 5% 0%
15% ≤ MFN < 30% 10% 10% 5% 5% 0%
MFN < 15% 5% 5% 0-5% 0-5% 0%
Nguồn: Hiệp định Khung ASEAN-Trung Quốc
Danh mục hàng hóa nhạy cảm:
Đối với Việt Nam, thuế suất trong Danh mục SL phải giảm xuống 20% vào năm 2015 và tiếp tục giảm xuống mức 0-5% vào năm 2020. Các mặt hàng thuộc Danh mục HSL phải giảm xuống bằng 50% hoặc thấp hơn vào năm 2018.
Như vậy, đến cuối lộ trình, Việt Nam đã cắt giảm khoảng 95% dòng thuế quan theo cam kết. Với mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi sau khi được áp dụng thuế suất ưu đãi từ ACFTA, mức thuế nhập khẩu mà Việt Nam áp dụng giảm từ thì ưu đãi thuế được hưởng đã giảm khoảng 10-15% so với trước đây về mức 0%, qua đó có thể thấy việc cắt giảm thuế quan trong ACFTA tạo ra một cơ hội lớn với nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử từ thị trường Trung Quốc cho Việt Nam.
Cam kết về quy tắc xuất xứ
Quy tắc xuất xứ hàng hóa: Hàng hóa được coi là có xuất xứ ACFTA nếu có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất trong toàn bộ khu vực ACFTA. Nếu hàng hóa không phải được sản xuất từ một nước thành viên, có xuất xứ không thuần túy nhưng có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không thấp hơn 40% trị giá FOB và công đoạn sản xuất được thực hiện tại một nước thành viên thì hàng hóa đó vẫn được xem là có xuất xứ ACFTA. Ngoài tiêu chí "hàm lượng giá trị khu vực" (RVC), quy tắc chung áp dụng thêm tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp độ 4 số 4 (CTH); quy
định về De Minimis (tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa-PV); nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế được cho nhau.
Ngoài quy tắc xuất xứ chung, PSR được xây dựng trên Phiên bản HS năm 2017, bổ sung tiêu chí xuất xứ hàng hóa đối với nhiều dòng hàng.