Tác động của ACFTA tới hoạt động NK máy móc, thiết bị điện tử ngoại

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định asean – trung quốc (acfta) tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của công ty cổ phần av plus (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA)

2.3 Tác động của ACFTA tới hoạt động NK máy móc, thiết bị điện tử ngoại

2.3.1. Tận dụng ưu đãi thuế quan đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu

Trước khi tham gia vào ACFTA, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam với thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức cao, từ 5% - 30%.

Hoặc khi mẫu C/O form E không được áp dụng theo quy định của ACFTA, mức thuế được áp dụng là MFN (từ 15% - 30%).

Sau khi Việt Nam tham gia vào ACFTA, các dòng thuế được chuyển về 0%

theo mẫu C/O form E từ 1/1/2015. Qua đó có thể thấy mức thuế quan được giảm đi đáng kể so với trước ACFTA, điều này khiến cho giá các mặt hàng từ Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam được ưu đãi nhiều hơn các quốc gia khác ngoài ACFTA.

Trong trường hợp tương tự về mẫu mã và chất lượng, thiết bị linh kiện điện tử, ngoại vi từ Trung Quốc sẽ được doanh nghiệp Việt Nam ưa thích nhập khẩu hơn, dẫn đến kim ngạch nhập khẩu không ngừng gia tăng.

Những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc luôn tăng nhanh chóng, cụ thể năm 2020 giá trị nhập khẩu tăng từ hơn 17 tỷ USD lên 21,86 tỷ USD năm 2021, vượt 18,5% so với năm trước;

năm 2022 cũng tăng hơn so với năm 2021, đạt 24,06 tỷ USD, tăng 9,6%.

Như vậy, việc mở rộng thị trường nhập khẩu ngày càng sâu vào Trung Quốc, một thị trường với nguồn hàng phong phú và đa dạng các đối tác mang lại cơ hội kinh doanh rất tốt cho các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi tại Việt Nam.

2.3.2. Tạo cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm

Từ những số liệu tăng trưởng qua các năm gần đây, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi tăng dần theo năm và luôn ở mức

khoảng 10%/năm. Hơn nữa, Trung Quốc luôn là đối tác số một, Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất từ thị trường này.

Kể từ khi ACFTA có hiệu lực, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam phải đáp ứng đủ về điều kiện về quy tắc xuất xứ theo ACFTA như: phải sản xuất trong nội địa các nước thành viên hay hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không nhỏ hơn 40% trị giá FOB,... Riêng với mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi, yêu cầu kỹ thuật lại càng chặt chẽ hơn vì đây là mặt hàng công nghệ cao và mang gia trị cao, rất dễ bị thay thế, chỉnh sửa thành hàng kém chất lượng hoặc làm giả mẫu mã để thu lợi bất chính hoặc thu thập trái phép thông tin qua các thiết bị, linh kiện. Qua đó, việc áp dụng những yêu cầu kỹ thuật là điều bắt buộc để kiểm soát được những vấn đề trên. Trong ACFTA, những mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi cần đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu như RVC40 (hàm lượng giá trị khu vực không thấp hơn 40%), CTH để được phép xuất khẩu và nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Yêu cầu kỹ thuật của Việt Nam riêng với mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi cũng rất chặt chẽ. Các quy chuẩn về thiết bị điện và điện tử nói chung có thể kể đến như:

 Thiết bị điện và điện tử phải được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 “thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

 Trường hợp thiết bị điện và điện tử nhập khẩu theo lô hàng chưa được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 quy định tại mục 3.2.1 của Quy chuẩn kỹ thuật này phải được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 “thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định số

24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

 Doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại cơ quan kiểm tra theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự thủ tục kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Doanh nghiệp nhập khẩu và đối tác xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định và quy chuẩn của ACFTA và của Việt Nam nếu muốn hợp tác xuất-nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi. Khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên, hai bên sẽ đảm bảo được chất lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu.

2.3.3. Hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh

Kể từ khi tham gia ACFTA, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Việt Nam trong ACFTA nói chung và hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi nói riêng như: Thông tư 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 thực hiện quy tắc thủ tục cấp và kiểm tra xuất xứ sửa đổi và quy tắc cụ thể mặt hàng theo hệ thống hài hòa phiên bản 2007 trong Hiệp định thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN - Trung Quốc; Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 7 năm 2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu, ngoài hạn ngạch thuế quan,...

Thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật trên, có thể thấy thể chế của Luật pháp Việt Nam ngày càng được hoàn thiện hơn, để ứng phó tốt với các thay đổi trên thế giới và để phù hợp hơn với các hợp tác, các tổ chức mà Việt Nam đã

đang và sẽ gia nhập. Việc nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử từ Trung Quốc cũng được hưởng lợi: nhập khẩu hàng hóa được tiến hành dễ dàng và đúng quy định, đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đáp ứng được tốt hơn nhu cầu trong nước.

Việt Nam dần hoàn thiện được thể chế cũng giúp cho năng lực cạnh tranh của quốc gia tăng lên đáng kể, giúp cho nước ta khẳng định vị thế, tạo cơ hội hợp tác với các đối tác khác khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Ở quy mô nhỏ hơn, khi các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi tử Trung Quốc, các sản phẩm cuối cùng ra đời sẽ là các sản phẩm được cập nhật và áp dụng công nghệ hiện đại hơn. Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam và thế giới.

Chiều ngược lại, với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, việc các đối thủ cạnh tranh có chất lượng sản phẩm nâng cao do nhập khẩu các thành phẩm từ nước ngoài khiến cho doanh nghiệp phải tận dụng khả năng để tìm hiểu, phát triển và hoàn thiện sản phẩm của mình đạt chất lượng cao hơn, giảm giá thành sản xuất để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu tốt hơn. Điều này cũng làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định asean – trung quốc (acfta) tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của công ty cổ phần av plus (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)