ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN – TRUNG QUỐC (ACFTA) ĐẾN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ NGOẠI VI TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định asean – trung quốc (acfta) tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của công ty cổ phần av plus (Trang 49 - 54)

CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN – TRUNG QUỐC (ACFTA) ĐẾN NHẬP KHẨU THIẾT BỊ, LINH KIỆN ĐIỆN TỬ NGOẠI VI TỪ

THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN AV PLUS 4.1 Định hướng phát triển nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc của Công ty CP AV Plus

Để tận dụng tốt những lợi thế từ Hiệp định ACFTA, Công ty Cổ phần AV Plus cần có những chuẩn bị và định hướng mới cho tương lai.

Mục tiêu ngắn hạn: trong 5 năm tiếp theo, Công ty phải đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng cũng như đối tác mới và nâng cao chất lượng nhân viên mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao doanh thu của hoạt động bán hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi lên từ 5-10%/năm. Thêm vào đó, Công ty cần có kế hoạch tăng thêm trong vốn điều lệ cũng sẽ đáp ứng tốt hơn nguồn tài chính khi có thêm những yêu cầu mới trong tương lai.

Về hoạt động nhập khẩu, Công ty tiếp tục mở rộng thêm các nhà cung cấp ở Trung Quốc, đồng thời xem xét tìm kiếm thêm các nhà cung cấp các sản phẩm mới thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc để đa dạng hóa nguồn cung và các loại sản phẩm nhập khẩu nhằm khai thác tối đa thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước.

Mục tiêu dài hạn: Tầm nhìn từ 10-15 năm tiếp theo, nhu cầu về thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vị. Vì vậy, quy mô của Công ty cần sự phát triển hợp lý, bộ máy lãnh đạo cần sáng suốt đua ra các quyết định phát triển của Công ty, nâng cao hơn nữa năng lực của nhân viên và thắt chặt hơn việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm nhập khẩu.

Công ty cần chú trọng đến công tác quản lý và đào tạo cán bộ, nhân viên Công ty. Bởi trong những năm tới khi hoạt động kinh doanh được mở rộng, số lượng nhân sự tăng lên thì việc quản lý và đào tạo nhân lực sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, Công ty đang từng bước xây dựng thương hiệu riêng, uy tín trên thị trường để ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và luôn đảm bảo được sự phát triển mạnh mẽ.

4.2 Đề xuất một số giải pháp

Một số giải pháp có thể kể đến để giúp Công ty Cổ phần AV Plus tận dụng tốt ưu đãi từ ACFTA mà em đề xuất gồm:

Nắm bắt cơ hội và hạn chế thách thức từ Hiệp định: Luôn chủ động, tích cực cập nhật về các ưu đãi và các quy định mới được ban hành trong ACFTA nhất là những quy định liên quan đến thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng như nắm rõ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành ACFTA của các Bộ, ban ngành liên quan.

Tích cực mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Công ty cần xem xét mở rộng quy mô về nhân lực, tài chính sau đó tìm kiếm các đối tác mới có năng lực cung ứng tốt từ thị trường Trung Quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, công tác quản lý chất lượng.

Về vốn, để nâng cao năng lực nguồn vốn, Công ty có thể tạo ra vốn bằng từ lợi nhuận của Công ty hay vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động kinh doanh như chi phí nhập khẩu hàng hóa, marketing sản phẩm mới và

Về nguồn nhân lực: Công ty cần xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ tốt, đặc biệt với các khâu trong hoạt động nhập khẩu thiết bị linh kiện điện tử ngoại vi từ Trung Quốc, nhân viên Công ty phải nắm rõ nội dung của Hiệp định ACFTA và các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam. Nhân viên kỹ thuật cần có kỹ năng về lựa chọn, kiểm tra hàng hóa khi tìm hiểu về đối tác nhập khẩu và khi nhập hàng về.

Về năng lực cạnh tranh về giá: Công ty cần có các biện pháp giảm chi phí tối ưu nhất ngoài việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo ACFTA. Công ty có thể cân nhắc lựa chọn phương thức vận chuyển tối thiểu chi phí, lựa chọn các đối tác xuất khẩu từ Trung Quốc có giá thành cạnh tranh rẻ hơn nhưng chất lượng tương đương.

Về chất lượng các sản phẩm bán ra: Để không ngừng cập nhật, đổi mới chất lượng của sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước, Công ty phải nắm bắt xu thế phát triển của thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi trên thế giới. Việc mở rộng các phòng ban như R&D, Pre sales, Kỹ thuật - Triển khai có thể giúp Công ty đáp ứng mục tiêu trên.

Thêm vào đó, thiết bị linh kiện điện tử ngoại vi là mặt hàng công nghệ cao và giá trị lớn nên Công ty cũng cần chú trọng công tác bảo quản, lưu kho các sản phẩm nhập về, thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Thêm nữa, Công ty có thể tham gia vào các buổi tọa đàm, hội thảo về nhập khẩu các sản phẩm thiết bị, linh kiện điện tử do các Bộ, ban ngành tổ chức. Việc tham gia hội thảo giúp Công ty có cái nhìn khái quát hơn về nhập khẩu các sản phẩm điện tử. Điều này sẽ giúp cho Công ty nhìn nhận được thực trạng nhập khẩu

qua các năm, đánh giá được những thành tựu cũng như hạn chế mà các Công ty đang vướng phải và tìm kiếm được các giải pháp tháo gỡ những khó khăn và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu.

4.3 Một số kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan ban ngành 4.3.1 Đối với Nhà nước

Để phát triển hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi nói riêng, một vài các kiến nghị em đưa ra để đóng góp cho Nhà nước gồm:

Chính phủ nên lưu ý, hạn chế hoặc cấm hoàn toàn hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử có công nghệ lạc hậu. Bộ Khoa học và Công nghệ nên có các quy định ngăn chặn các cá nhân hay tổ chức nhập khẩu các công nghệ lạc hậu, các Bộ liên quan cần ban hành tiêu chuẩn cụ thể cho thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi ví dụ như: không được phép nhập khẩu sản phẩm có quá 5 năm sử dụng hay mức tiêu hao năng lượng không quá 5% thiết kế tương tự, tiêu chí về sức khỏe và độ ồn,...

Chính phủ nên nâng cao chế tài xử phạt với các hành vi cố tình gian lận nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng hay gian lận thuế, đồng thời giảm các thuế trong nước với các hàng hóa có công nghệ cao như thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi để khuyến khích tiêu thụ hàng hóa và đẩy mạnh kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi như cung cấp ưu đãi thuế, mở các nguồn vốn vay hay tạo cơ hội để chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước, thiết lập các hoạt động dịch vụ khoa học - công nghệ theo nguyên tắc thị trường.

4.3.2 Đối với Tổng cục Hải quan

Phía hải quan cũng cần đơn giản hóa thủ tục hành chính và làm rõ hơn các quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa bằng việc ứng dụng phương thức hải quan với tin học và công nghệ thông tin; đưa ra các hướng dẫn cụ thể chi tiết và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng. Tổng cục Hải quan cần tăng cường cơ chế quản lý nhập khẩu nhằm hạn chế các tiêu cực phát sinh, đẩy nhanh thời gian thông quan nhập khẩu, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc hàng hóa được thông quan sớm là một lợi thế đáng kể. Vì vậy, thủ tục hải quan phải thống nhất và nên thực hiện theo cơ chế một cửa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Giáo trình Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Thương mại.

2, Giáo trình Kinh tế vĩ mô, 2009, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

3, Công ty Cổ phần AV Plus , Báo cáo tài chính cuối năm 2020, năm 2021, năm 2022 4, Công ty Cổ phần AV Plus, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2020, 2021, 2022

5, Phòng Hành Chính - Nhân sự, Công ty Cổ phần AV Plus 6, Phòng Xuất Nhập Khẩu, Công ty Cổ phần AV Plus

7, Website Trang chủ Công ty Cổ phần AV Plus: https://avplus.com.vn/

8, Website Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/

9, Website Tổng cục thống kê: https://www.gso.gov.vn/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

********* ***********

THƯ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Diệp

Đơn vị công tác: Bộ Môn Kinh tế quốc tế – Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế – Trường Đại học Thương Mại

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồng Quân Mã sinh viên: 19D260045

Lớp: K55EK1

Tên đề tài: “Tác động của Hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của Công ty cổ phần AV Plus.”

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần AV Plus

Sau quá trình hướng dẫn, tôi có nhận xét về sinh viên Nguyễn Hồng Quân như sau:

1. Quá trình thực hiện luận án của sinh viên

- Liên hệ với giáo viên: ………

….……….

- Mức độ nghiêm túc trong quá trình làm khóa luận: ………..

….……….

- Hình thức khóa luận: ……….

….……….

- Tuân thủ đề cương đã được duyệt: ………

….……….

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định asean – trung quốc (acfta) tới nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của công ty cổ phần av plus (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)