CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ NGOẠI VI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
3.2 Thực trạng tác động của Hiệp định ACFTA tới nhập khẩu máy móc, thiết bị điện tử ngoại vi của Công ty CP AV Plus
3.2.3. Thực trạng tác động của Hiệp định ACFTA tới nhập khẩu thiết bị,
3.2.3.1 Tận dụng ưu đãi thuế quan đẩy mạnh nhập khẩu
Có thể thấy Trung Quốc đang là thị trường quan trọng và dần chiếm tỷ trọng cao trong nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của Công ty Cổ phần AV Plus.
Nhờ có Hiệp định ACFTA, các dòng thuế nhập khẩu quan liên quan đến mặt hàng này của Việt Nam giảm về 0% từ sau 1/1/2015 nếu mặt hàng đáp ứng được quy tắc xuất xứ hàng hóa và các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định trong ACFTA.
Khi thuế quan về 0%, hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung Quốc sẽ được chú trọng hơn so với các thị trường khác như Mỹ hay châu Âu. Nhờ có ưu đãi thuế quan nhập khẩu 0% theo cam kết của Việt Nam trong ACFTA, thiết bị linh kiện điện tử, ngoại vi từ Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn về giá, so với các sản phẩm tương tự từ các quốc gia khác, khiến Công ty nhập khẩu sản phẩm này từ Trung Quốc nhiều hơn. Hơn nữa khi so sánh về công nghệ, thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi của Trung Quốc không thua kém gì sản phẩm của Mỹ hay châu Âu. Về đồng tiền thanh toán, đồng tiền để giao dịch giữa các đối tác Trung Quốc và Việt Nam là nhân dân tệ, có tỷ giá giao dịch với Việt Nam đồng của Việt Nam thấp hơn so với đồng euro hay đô la Mỹ, càng khiến cho thiết bị linh kiện điện tử, ngoại vi xuất khẩu từ Trung Quốc có giá cạnh tranh hơn và được nhập khẩu nhiều hơn, trên cơ sở sản phẩm của Trung Quốc đảm bảo về chất lượng tương đương với châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra khiến đồng nhân dân tệ bị mất giá dẫn đến chi phí nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tiếp tục rẻ hơn so với trước khi xảy ra chiến tranh thương mại. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung ở Việt Nam và Công ty Cổ phần AV Plus nói riêng dần lựa chọn các nhà cung cấp đến từ Trung Quốc. lợi thế về địa lý gần gũi giữa 2 quốc gia, giúp Công ty tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển cũng là một lý do khiến thị trường Trung Quốc trở thành điểm sáng.
Dựa trên số liệu về kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi giai đoạn 2020 - 2022 của Công ty Cổ phần AV Plus, ta có thể thấy thị trường
Trung Quốc ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch, từ chỉ 11,77%
năm 2020 đã vươn lên hơn 25% năm 2021 và tiếp tục đà tăng trưởng lên 28,72%
năm 2022.
So với các thị trường khác trên thế giới, kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của Công ty từ thị trường Trung Quốc luôn giữ vững ở vị trí lớn thứ hai, chủ yếu nhờ giá thành cạnh tranh hơn khi sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan của Việt Nam trong ACFTA.
Bảng 3.5 Tổng kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử của Công ty và tỷ trọng cùng giá trị theo các thị trường trên thế giới giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị: VNĐ
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
15.721.097.242 30.836.642.596 35.952.428.050 Thị
trường chính
Tỷ trọng
(%)
Giá trị nhập khẩu
Tỷ trọng
(%)
Giá trị nhập khẩu
Tỷ trọng
(%)
Giá trị nhập khẩu
Mỹ 51,35 8.072.783.434 42,43 13.083.987.453
40,3 14.488.828.504
Trung Quốc
11,77 1.850.373.145 25,65 7.909.598.826
28,72
10.325.537.336
Châu Âu
23,09 3.630.001.353 19,95 6.151.910.198
20,15 7.244.414.252
Khác 13,79 2.167.939.310 11,97 3.691.146.119
10,83 3.893.647.958
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần AV Plus
3.2.3.2 Tạo cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm
Ký kết Hiệp định ACFTA đã mở ra nhiều cơ hội nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Việt Nam được tiếp cận với một thị trường rộng lớn và Công ty Cổ phần AV Plus cũng tận dụng được cơ hội này để mở rộng nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ Trung Quốc, tìm hiểu các sản phẩm nước bạn, từ đó giúp Công ty tìm ra được ưu và nhược điểm của sản phẩm mình, học hỏi được thêm từ nước bạn để hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm cuối cùng.
Công ty vẫn giữ vững được quan hệ với các đối tác của Trung Quốc đồng thời gia tăng uy tín về sản phẩm của Công ty ở trong nước bằng cách luôn cập nhật các xu hướng công nghệ mới của đối tác xuất khẩu, khiến doanh thu bán thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi hàng năm tăng đều đặn và ổn định (Bảng 3.7). Cụ thể, các đối tác tiêu biểu trong thị trường Trung Quốc cùng với tên và số lượng sản phẩm thiết bị,linh kiện điện tử ngoại vi được liệt kê ở bảng dưới đây:
Bảng 3.6 Tên các đối tác tiêu biểu, tên các sản phẩm và số lượng được Công ty Cổ phần AV Plus nhập khẩu giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị: Chiếc
Tên đối tác Tên thiết bị
Năm và Số lượng Năm
2020
Năm 2021
Năm 2022 ADJ Products, LLC Đèn rọi sân khấu,
Đèn LED
83 104 132
AM, Limited Co. Loa âm trần, Loa treo tường
204 280 327
Zomax Pro-Audio Đèn LED rọi sân khấu
37 45 65
Glee Stage Light Equipment Co. Ltd
Đèn LED rọi sân khấu
76 106 117
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Cổ phẩn AV Plus
Tuy nhiên, Hiệp định ACFTA cũng tạo điều kiện cho công ty đối thủ trong nước tận dụng ưu đãi thuế quan để nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ Trung Quốc.
Như vậy, có thể thấy, Hiệp định ACFTA vừa tạo ra cơ hội vừa đặt ra những thách thức cho Công ty Cổ phần AV Plus nói riêng. Với cơ hội mở rộng thị trường và rủi ro cạnh tranh, Công ty Cổ phần AV Plus tự tin nắm bắt cơ hội mà Hiệp định mang lại, đồng thời nỗ lực biến rủi ro thành thời cơ để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi từ thị trường Trung Quốc cũng như thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Liên quan đến việc kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã ban hành và triển khai rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi ACFTA hay văn bản hướng dẫn nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi như: Thông tư số 39/2018/TT-BCT quy định về các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ nhập khẩu linh kiện điện tử, Thông tư số 36/2019/TT- BLĐTBXHliệt kê danh mục các loại máy móc, thiết bị, vật tư và chất có liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động…. Các văn bản này là cơ sở để Công ty nhập khẩu được sản phẩm chất lượng cao từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong ACFTA yêu cầu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi tối thiểu phải đáp ứng hàm lượng giá trị khu vực không thấp hơn 40% hay chuyển đổi mã số hàng hóa để được xuất khẩu và nhập khẩu giữa các nước thành viên và hưởng ưu đãi thuế quan. Quy định này cũng góp phần giúp Công ty đảm bảo chất lượng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, dẫn đến doanh thu bán hàng thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi trên thị trường Việt Nam gia tăng qua các năm.
Bảng 3.7 Doanh thu bán của mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử ngoại vi của Công ty Cổ phần AV Plus giai đoạn 2020 - 2022
Đơn vị: VND
Năm Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Doanh thu bán hàng 16.229.375.442 39.548.390.405 42.298.603.855
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Cổ phần AV Plus
Bên cạnh những thành công về mặt doanh thu, đối tác mua hàng của Công ty cũng gia tăng theo: trong các năm 2020, 2021 Công ty đã có thêm các dự án được triển khai như Khách sạn Melia - Hà Nội, Scenia Bay Nha Trang, Grand Mercure - Hà Nội,...
3.2.3.3 Hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh
Nhờ vào các ưu đãi về cắt giảm thuế quan từ Hiệp định ACFTA, không chỉ riêng Công ty Cổ phần AV Plus mà cả những doanh nghiệp khác trong nước cũng tăng cường nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ Trung Quốc, do vậy, việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, nguy cơ cạnh tranh còn đến từ các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là các nước có trình độ công nghệ cao hơn Việt Nam như Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan... Cam kết ưu đãi thuế của Việt Nam không chỉ dành cho thiết bị, linh kiện điện tử, ngoại vi từ thị trường Trung Quốc mà các sản phẩm tương tự từ ASEAN cũng hoàn toàn có thể tận dụng điều này để thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, tính chung năm 2022, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử từ thị trường ASEAN đạt trên 6,46 tỷ USD, tăng 25,58% so với năm 2021 và chiếm 7,8% kim ngạch nhập khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước. Vào năm 2021, giá trị nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử của Việt Nam từ thị trường này chỉ đạt 4,8 tỷ USD và chiếm 6,4% kim ngạch nhập khẩu thiết bị, linh kiện điện tử cả nước. Riêng năm 2020, giá trị nhập khẩu mặt hàng thiết bị, linh kiện điện tử từ ASEAN còn thấp hơn do ảnh hưởng dịch bệnh, chỉ chiếm 7% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này vào nước ta với kim ngạch 4,5 tỷ USD.