Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần xe nâng thiên sơn (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe

2.3.1. Nhân tố khách quan 2.3.1.1. Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, đối thủ cạnh tranh là một trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh(HQKD) nhập khẩu.

Cuộc chiến giữa hai thương hiệu xe nâng và phụ tùng xe nâng Trung Quốc nổi tiếng:

Heli và HangCha luôn diễn ra. Hiện nay hai hãng xe này đều đã có mặt tại Việt Nam và được sử dụng rộng rãi. Có mặt tại Việt Nam vào 2013 bởi nhà phân phối xe nâng Bình Minh, hãng xe nâng và phụ tùng xe nâng của Deli đã có một lượng khách hàng ổn định trên Việt Nam. Nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng trong thập kỷ qua với dân số tăng lên ổn định, các công trình và nhà máy nhanh chóng mọc lên. HangCha cũng đã mang sản phẩm của mình vào thị trường này với nhà phân phối công ty CP xe nâng Thiên Sơn. Có một nhà cung cấp mạnh mẽ như vậy, Thiên Sơn đã nhanh chóng gia nhập vào thị trường Việt Nam. Đầu tiên là nhắm tới những khách hàng Trung

15

Quốc tại Việt Nam, Thiên Sơn đã dần mang HangCha vào tâm trí khách hàng để rồi thị phần của công ty CP xe nâng Thiên Sơn ngày càng tăng trưởng.

2.3.1.2. Các đặc điểm chính trị, chính sách của nhà nước

Trung Quốc là nước đi theo thể chế kinh tế xã hội chủ nghĩa. Thể hiện lý thuyết 3 nhân tố: Lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông, đường lối Đặng Tiểu Bình. Trung Quốc thưc hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế, tham gia vào rất nhiều các tổ chứng kinh tế - chính trị trên thế giới.

Hoạt động nhập khẩu chịu ảnh hưởng rất lớn của các chính sách tài chính tiền tệ của nhà nước. Các chính sách đã ảnh hưởng trực tiếp đến mặt hàng xe nâng và phụ tùng xe nâng phải kể đến là:

- Chính sách về thuế quan: Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu của một quốc gia. Nếu thuế nhập khẩu cao thì giá cả hàng hóa sẽ bị đội lên, và do đó làm chế sức cạnh tranh của mặt hàng của doanh nghiệp nhập khẩu. Ngược lại, thuế nhập khẩu thấp, chi phí cho việc nhập khẩu sẽ thấp làm tăng lợi nhuận nhập khẩu.

Do vậy, hiệu quả nhập khẩu sẽ được cải thiện.

Nhờ Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), có hiệu lực từ 01/07/2005 mà rất nhiều mặt hàng xe nâng và phụ tùng xe nâng có thuế nhập khẩu xuống 0%. Đặc biệt, ngày 28/01/2022, nghị định 15/2022/NĐ-CP đã được ban hành, quyết định giảm thuế giá trị gia tăng đối với rất nhiều loại mặt hàng và dịch vụ. Xe nâng và phụ tùng xe nâng cũng là một trong những mặt hàng đó, nhờ mức thuế VAT còn 8% mà giá bán của xe nâng và phụ tùng xe nâng đã giảm xuống, làm tăng sức mua, cùng với đó là phí dịch vụ được giảm bớt đã góp phần tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất.

- Chính sách Zero – Covid: chính sách Zero-Covid năm 2022 của Trung Quốc đã khiến tàu bè tắc nghẽn, nhất là khi phương thức vận chuyển mặt hàng xe nâng và phụ tùng xe nâng là qua đường biển là chủ yếu. Đây là quãng thời gian mà hoạt động nhập khẩu của Việt Nam rất khó khăn.

2.3.1.3. Vị trí địa lý và dư địa xuất khẩu

Việt Nam và Trung Quốc nằm liền kề nhau, khoảng cách địa lý thuận lợi sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa dễ hàng với chi phí thấp. Riêng 2 địa phương có biên giới

16

tiếp giáp với Việt Nam là tỉnh Vân Nam (48 triệu người) và Khu trự trị dân tộc Choang Quảng Tây (49 triệu người) đã mang lại cơ hội trực tiếp cho Việt Nam khai thác thương mại qua biên giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam – Trung Quốc có đường biên giới trải dài tạo lợi thế về logistics và tập quán giao thương lâu đời. Đến nay, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc có 76 cửa khẩu, lối mở, gồm: 7 cửa khẩu quốc tế, 6 cửa khẩu chính, 21 cửa khẩu phụ và 42 lối mở, điểm thông quan.

Đặc biệt, Hiệp định thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 12/9/2016 đã có hiệu lực ngay ngày ký và thay thế cho Hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới giữa hai nước ký ngày 19/10/1998 cũng khẳng định cam kết của hai bên về tăng cường phối hợp, áp dụng các biện pháp, tích cực khuyến khích, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, liên tục và ổn định.

2.3.1.4. Đặc điểm về hàng hóa và cung ứng hàng hóa

Hiện nay hàng hoá Trung Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của toàn bộ người dùng trong nước mà còn được các khách hàng ở các nước khác sử dụng và mua sắm thường xuyên.

Đối với nhóm hàng hóa máy móc thiết bị, công nghệ của Trung Quốc thường không quá đắt và phù hợp với tài chính các doanh nghiệp trong nước. Chi phí nhân công tại Trung Quốc thấp khiến hàng hóa máy móc thiết bị nói chung và xe nâng và phụ tùng xe nâng nói riêng tại Trung Quốc có ưu thế nổi trội là giá thành cạnh tranh hơn hẳn các dòng xe từ Nhật Bản, Hàn Quốc, G7 hay EU. Chẳng hạn như, với sản phẩm xe nâng dầu trọng tải 3 tấn nhập khẩu mới với động cơ XinChai của Trung Quốc chỉ có giá giao động từ 230 triệu đến 260 triệu VNĐ, thì dòng xe này nếu được nhập khẩu từ Nhật Bản lại có giá bán từ 350 triệu đến 380 triệu VNĐ.

2.3.1.5. Môi trường kinh tế thế giới

Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh tế thế giới có ảnh hưởng đến hiệu quả KD – XNK như: tình hình biến động kinh tế thế giới, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia, các hiệp định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia, các tổ chức quốc tế…

Trong giai đoạn 2019 – 2022, phải kể đến Đại dịch Covid – 19, tác động của đại

dịch này đến chuỗi giá trị toàn cầu khá nặng nề. Đặc biệt khi Trung Quốc là thị trường

17

cung cấp xe nâng và phụ tùng xe nâng chính cho Việt Nam, các mắt xích trung tâm chuỗi là các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gián đoạn nguồn cung và lực lượng lao động trở nên khan hiếm, và khiến chi phí sản xuất gia tăng nhanh. Tất cả khiến cho giá thành xe nâng và phụ tùng xe nâng tăng cao, cùng các yêu cầu các ly, giãn cách xã hội làm các doanh nghiệp xe nâng và phụ tùng xe nâng khó khăn trong tiếp cận khách hàng, khiến lượng xe nâng và phụ tùng xe nâng nhập vào không có nguồn tiêu thụ.

Ngoài ra, chiến tranh Nga – Ukraine năm 2022 khiến giá nhiên liệu Diesel tăng cao giúp lượng tiêu thụ sản phẩm do xe nâng điện vượt lên xe nâng dầu.

2.3.2. Nhân tố chủ quan 2.3.2.1. Vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp được thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong hoạt động SXKD. VKD có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi một lượng tiền mặt và ngoại tệ lớn để thanh toán cho các đối tác trong nước và nước ngoài. Đặc biệt là mặt hàng xe nâng và phụ tùng xe nâng.

Đây là những mặt hàng phục vụ chủ yếu cho các công trình xây dựng và các nhà máy, xưởng sản xuất cần di chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh. Các công trình đều có thời hạn rất lâu, bởi vậy, đây không phải là một mặt hàng thời vụ, mà đòi hỏi công ty phải luôn tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Hơn nữa, giá trị của xe nâng và phụ tùng xe nâng không hề nhỏ, nhất là xe nâng, nên hầu như các khách hàng đều không thể trả hết trong một thời gian ngắn. Điều này khiến vòng vốn của các công ty kinh doanh xe nâng và phụ tùng xe nâng rất khó xoay vòng.

Cũng bởi vậy, vốn kinh doanh của các công ty này đặc biệt đóng vai trò quan trọn, nếu thiếu vốn thì quá trình nhập khẩu không thực hiện được, rất có thể sẽ dẫn đến mất thị trường, mất khách hàng và cơ hội kinh doanh.

2.3.2.2. Nguồn nhân lực

Hoạt động kinh doanh được bắt đầu là do con người, tổ chức thực hiện nó cũng là con người. Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả.

Đối với một công ty kinh doanh hóa chất trong ngành sơn, sẽ phải cần những nhân lực có trình độ cao và kiến thức chuyên sâu về công nghệ và kỹ thuật. và kiến thức chuyên sâu về hóa học và công nghệ.kiến thức về kỹ thuật là đặc biệt quan trọng. Ngoài ra, ngành hàng này đòi hỏi việc đi thị trường thường xuyên để tìm kiếm thêm khách hàng, cần nguồn nhân lực trẻ khỏe. Cũng vì đặc tính về điều hành máy móc này mà số lượng nhân viên sẽ thiên về nam giới. Ngoài ra, vì thị trường nhập khẩu là Trung Quốc nên cũng đòi hỏi ngoại ngữ ở nhân viên, đặc biệt là phòng ban Xuất nhập khẩu, nơi giao dịch chính với các nhà cung cấp.

Tiếp đấy là các bộ phận kỹ thuật cũng cần biết tiếng Trung hoặc tiếng Anh để giao tiếp về các vấn đề kỹ thuật với nhà cung cấp. Quan trọng không kém là phòng kinh doanh, ngoại ngữ sẽ là vũ khí giúp công ty tìm thêm được khách hàng mới trên thế giới.

19

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần xe nâng thiên sơn (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w