Tổng doanh thu từ kinh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần xe nâng thiên sơn (Trang 41 - 48)

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU XE NÂNG CÁC LOẠI TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG

1. Tổng doanh thu từ kinh

63,114,915,067 113,268,658, 72 6

202,356,082, 14 8

279,897,605, 17 8

2.Lợi nhuận sau thuế 1,022,197,252 3,955,097,171 11,455,324,294 19,639,912,080 3.Vốn nhập khẩu 28,943,988,961 41,889,810,045 60,719,578,746 80,177,277,070 3.1.Vốn cố định 682,939,697 1,599,651,346 1,631,621,634 1,909,532,576 3.2.Vốn lưu động 28,261,049,264 40,290,158,699 59,087,957,112 78,267,744,494 Số vòng quay của toàn bộ

vốn nhập khẩu (vòng/năm) (1/3)

2.18 2.70 3.33 3.49

Hiệu quả sử dụng vốn cố định (%) (2/3.1)

149.68 247.25 702.08 1028.52

Số vòng quay của vốn lưu động (vòng/năm) (1/3.2)

2.50 2.81 3.42 3.58

Thời gian của vòng quay vốn lưu động

144 128 105 101

Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán

Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu (vòng/năm)

Số vòng quay của toàn bộ vốn nhập khẩu tuy không cao nhưng luôn có sự tăng trưởng liên tục qua các năm. Năm 2019, số vòng quay vốn nhập khẩu đạt 2.18 vòng/năm.

30

Sang năm 2020, con số này tăng lên thành 2.70 vòng và vẫn tiếp tục tăng vào 2 năm sau, năm 2022, là 3. 49 vòng.

Số vòng quay của vốn lưu động

Năm 2019, số vòng quay vốn lưu động là 2.50 vòng/năm. Đến năm 2020, chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 khiến con số này chỉ đạt 2.81 vòng/năm. Tuy nhiên, con số 3.42 vòng/năm vào năm 2021 đã chứng minh được sự cố gắng của công ty, cải thiện sức sản xuất của vốn lưu động và tiếp tục nâng con số này đạt 3.57 vòng/năm vào năm 2022

Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Con số này luôn tăng trưởng qua từng năm. Đặc biệt, năm 2021, mức tăng trưởng của sức sinh lợi vốn cố định lên tới 454.83, đạt 702,08 đồng, nghĩa là cứ 100 đồng VCĐ khi đưa vào sử dụng có thể tạo ra 702,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Dù gặp rất nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của Đại dịch Covid – 19 vào năm 2020 và năm 2022 nhưng sức sinh lợi vẫn tăng trưởng và đạt lần lượt là 247.25 đồng và 1,028.52 đồng.

Thời gian của vòng quay vốn lưu động

Thời gian của vòng quay vốn lưu động biến động giảm qua các năm. Năm 2019, một vòng quay VLĐ mất 144 ngày thì đến năm 2020, con số này giảm 16 ngày, đạt 128 ngày.

Sang đến năm 2021 con số này lại giảm khi một vòng quay chỉ mất 105 ngày và tới năm 2022 thì chỉ mất 101 ngày cho 1 vòng quay.

Qua các phân tích trên, có thể thấy các chỉ sổ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty đều tăng. Tuy nhiên, nhìn chung vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng của các chỉ sổ đều tăng trưởng chậm hơn các năm còn lại, điều này là dễ hiểu bởi đây là năm mà các doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Sức sản xuất vốn lưu động mặc dù tăng trưởng không quá mạnh, như đã phân tích ở mục 2.2.3, mặt hàng xe nâng và phụ tùng xe nâng là ngành có vốn xoay vòng chậm nhưng qua các chỉ sổ của số vòng vốn quay của vốn lưu động thì ta có thể thấy sức sản xuất vốn lưu động của công ty đang được cải thiện theo thời gian. Đặc biệt là thời gian của vòng quay vốn lưu động đã được rút ngắn qua từng năm, điều này chứng tỏ công ty đang dần có một lượng khách hàng ổn định. Điều này là nhờ sự cố gắng trong dài hạn của công ty như đã phân tích ở phần “Tỷ suất lợi nhuận theo vốn nhập khẩu” ở mục 3.3.1. Từ tất cả các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở trên, có thể thấy, Công ty đã sử dụng rất tốt nguồn

31

VNK trong hoạt động NK của mình, đây chính là thành quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể công ty CP xe nâng Thiên Sơn.

3.3.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động KDNK của Công ty thông qua nhóm chỉ tiêu sử dụng lao động

Bảng 3.1: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty CP xe nâng Thiên Sơn

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022

1.Tổng doanh thu nhập khẩu

63,114,915,067 113,268,658,726 202,356,082,148 279,897,605,178

2.Lợi nhuận sau thuế 1,022,197,252 3,955,097,171 11,455,324,294 19,639,912,080 3.Tổng lao động

(người)

71 86 92 101

4.Tổng tiền lương 351,450,000 473,000,000 570,400,000 656,500,000

Năng suất lao động bình quân (VNĐ/người) (1/3)

888,942,466 1,317,077,427 2,199,522,632 2,771,263,417

Hiệu quả sử dụng lao động (VNĐ/người) (2/3)

14,397,144 45,989,502 124,514,395 194,454,575

Kết quả kinh doanh nhập khẩu trên một đồng chi phí tiền

lương (VNĐ) (1/4)

179.58 239.47 354.76 426.35

(Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán)

Năng suất lao động bình quân

Nhìn chung năng suất lao động bình quân của công ty trong 4 năm luôn tăng theo từng năm. Năm 2019, trung bình một lao động của công ty đóng góp được 888,942,466 VNĐ vào tổng doanh thu. Năm 2020, năng suất lao động bình tăng lên thành 1,317,077,427 VNĐ và con số này tiếp tục tăng lên thành 2,199,522,632 VNĐ vào năm 2021, tăng 882,445,205 VNĐ so với năm 2020 và đến năm 2022, trung bình một lao động của công ty đã đóng góp được 2,771,263,417.

32

Kết quả kinh doanh trên một đồng chi phí tiền lương

Qua sự phân tích và tính toán ta thấy kết quả kinh doanh nhập khẩu trên một đồng chi phí tiền lương liên tục tăng mạnh từ năm 2019 đến năm 2022. Cụ thể, khi bỏ ra 1 đồng chi phí tiền lương sẽ thu về được 179.58 đồng doanh thu nhập khẩu. Đến năm 2020, con số này đạt giá trị 239.47 đồng và tiếp tục tăng các năm 2021 và 2022 lần lượt là 354.76 đồng và 426.35 đồng, cho thấy hiệu quả trong kinh doanh nhập khẩu sau đại dịch Covid –

19.

Hiệu quả sử dụng lao động

Cũng như các chỉ tiêu sử dụng lao động trên, lợi nhuận bình quân tính cho một lao động của Công ty luôn tăng trong 4 năm qua. Năm 2019 và 2020, lợi nhuận bình quân tính cho một lao động lần lượt đạt 14,397,144 và 45,989,502 VNĐ. Tuy nhiên, con số này tiếp tục mạnh vào năm 2021 đạt 124,514,395 VNĐ. Tới năm 2022, con số này đã lên tới 194,454,575 VNĐ, đánh dấu sự khởi sắc của đội ngũ nhân viên công ty.

Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn:

Nhìn chung, các tỷ số trong nhóm chỉ tiêu sử dụng lao động năm 2020 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do đây là năm đại dịch Covid-19 lan tới Việt Nam và cũng như các công ty khác, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn cũng mất đi một nguồn nhân lực đáng kể, nhất là khi ngành xe nâng đòi hỏi công ty tìm kiếm khách hàng qua thực tế như đã phân tích ở phần b) mục 2.3.2. Không tìm được khách hàng mới cùng nhu cầu về sản phẩm giảm sút vì đại dịch của các khách hàng cũ khiến nhân lực của công ty không thể tạo ra giá trị tốt nhất. Tuy nhiên, số liệu năm 2021 của bảng trên đã chứng minh rằng nguồn lao động của Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn đã dần thích nghi với đại dịch, chứng minh có thể tìm kiếm khách hàng qua các trang web mà họ tự lập ra. Đây cũng chính là minh chứng cho sự thành công trong việc đào tạo và sử dụng nhân lực hiệu quả của công ty.

3.4. Đánh giá hoạt động nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng của Công ty CP xe nâng Thiên Sơn

3.4.1 Thành tựu đạt được

33

Trong vòng 4 năm qua, Công ty CP xe nâng Thiên Sơn đã nỗ lực hết mình trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh hoạt động nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng từ Trung Quốc và đạt được những thành tựu đáng kể như sau:

Về kết quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của công ty ổn định, có hiệu quả trước sự cạnh tranh gay gắt của doanh nghiệp trong ngành. Điều này được thể hiện rõ qua lợi nhuận tăng đều các năm, vòng quay vốn lưu động ngày càng tăng cho thấy khả năng thu hồi vốn lưu động hay nói cách khác là thu hồi vốn đầu tư nhanh (như phân tích ở mục 3.3.2). Gặp phải đại dịch Covid – 19 khiến công ty bị ảnh hưởng nhưng tổng doanh thu của công ty vẫn tăng qua các năm. Để đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự cố gắng đẩy mạnh đội ngũ tìm kiếm khách hàng, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên.

Về công tác nghiệp vụ: Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ có trình độ cao, năng động sáng tạo và tận tâm với công việc, làm việc tỉ mỉ, cần cù. Trong những năm gần đây, các hợp đồng được soạn thảo ra ngày càng chặt chẽ về các điều khoản quy định, xác định rõ nội dung và trình tự công việc phải làm để ký hợp đồng. Thiên Sơn đã giảm thiểu tối đa sai sót, vi phạm và hạn chế các rủi ro và tránh được các tranh chấp, khiếu nại xảy ra trong quy trình thực hiện hợp đồng. Điều này cũng được thể hiện qua các chỉ tiêu sử dụng lao động (đã phân tích ở mục 3.3.3) tăng qua từng năm.

3.4.2 Tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Công ty CP xe nâng Thiên Sơn vẫn còn những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng từ Trung Quốc như: Thứ nhất, như đã phân tích ở mục 3.3.1, hiệu quả kinh doanh của công ty tuy cao nhưng vẫn còn ở mức trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành do công ty vẫn còn thuộc hàng lính mới. Ngoài ra, công ty còn chưa thực sự sử dụng vốn nhập khẩu hiệu quả, khiến lợi nhuận tăng trưởng còn chậm, như phân tích ở phần “Tỷ suất lợi nhuận theo vốn nhập khẩu” mục 3.3.1 cũng như chưa kiểm soát các khoản phải thu từ khách hàng khiến vòng quay vốn lưu động còn chậm như đã phân tích ở mục 3.3.2, đòi hỏi các giải pháp để bứt phá và vượt qua các đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai, tuổi đời công ty non trẻ, khả năng ứng phó với các biến động bất ngờ còn kém, khả năng dự báo còn hạn chế, bởi vậy công ty đã không kịp ứng phó với các biến động kinh tế thế giới, điển hình như đại dịch Covid-19. Và điều này đã được thể hiện qua các chỉ số đánh giá hiệu quả tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng

34

nguồn nhân lực là mục 3.3. Các chỉ số này đều có tốc độ tăng trưởng chậm lại bởi đại dịch Covid-19.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh của Công ty CP xe nâng Thiên Sơn phụ thuộc phần lớn vào sự biến động của thị trường Trung Quốc, công ty lại chưa thực sự tìm kiếm được nhiều đối tác ở Trung Quốc mà đều làm việc với đối tác HangCha khiến công ty không có nhiều sự lựa chọn về giá cũng như mẫu mã sản phẩm, kéo theo các chỉ số giảm xuống như phân tích ở mục 3.3 và chi phí kinh doanh không được cải thiện như phân tích ở mục 3.3.1.

Thứ tư, công ty vẫn chưa tận dụng được hết thế mạnh về địa lý giữa hai đất nước như phân tích ở phần c) mục 2.3.1 mà luôn xếp hàng tại cảng Ningbo (cảng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid – 19), và cũng vì muốn tiết kiệm chi phí vận chuyển mà công ty lựa chọn ghép phụ tùng xe nâng về cùng các container xe nâng, kéo theo đó là không những hàng hóa xe nâng mà cả phụ tùng xe nâng cũng bị chậm chễ, ảnh hưởng tới lợi nhuận và làm gia tăng chi phí nhập khẩu như đã phân tích ở phần “Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu” ở mục 3.3.1 và khiến nhiều đơn hàng không hoàn thành đúng thời hạn hợp đồng, phát sinh nhiều vấn đề với đối tác, phải nộp phạt và ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Một nguyên nhân nữa là về hệ thống khai báo hải quan, tuy hệ thống khai báo hải quan điện tử ngày càng phổ biến, giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp, nhưng nền tảng Internet của Việt Nam còn chưa đảm bảo, dẫn đến việc hệ thống phần mềm khai báo Hải quan Điện tử vẫn chưa có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, hệ thống mạng thường xuyên bị nghẽn nếu có quá nhiều người truy cập vào cùng một lúc. Doanh nghiệp mất nhiều thời gian mới nhận được số tiếp nhận và kết quả phân luồng.

35

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng từ thị trường trung quốc của công ty cổ phần xe nâng thiên sơn (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w