CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU XE NÂNG CÁC LOẠI TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CÔNG
3.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu xe nâng và phụ tùng xe nâng của Công ty CP xe nâng Thiên Sơn tại thị trường Trung Quốc 1 Thực trạng hiệu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu thông qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp được thể hiện ở Bảng sau:
26
Bảng 2.2: Đánh giá hiệu quả tổng hợp hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty CP xe nâng Thiên Sơn giai đoạn 2019 – 2022
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022
Tổng doanh thu 63,118,736,937 113,279,086,154 202,357,126,140 279,904,471,082 Doanh thu từ kinh
doanh nhập khẩu
63,114,915,067 113,268,658,726 202,356,082,148 279,897,605,178
Tổng chi phí nhập khẩu
61,791,208,038 108,335,214,690 188,037,970,773 286,706,269,909
Vốn nhập khẩu 28,943,988,961 41,889,810,045 60,719,578,746 80,177,277,070 Lợi nhuận sau thuế 1,022,197,252 3,955,097,171 11,455,324,294 19,639,912,080
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu (%)
1.65 3.65 6.09 6.85
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ kinh doanh nhập khẩu (%)
1.62 3.49 5.66 7.02
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhập khẩu (%)
3.53 9.44 18.87 24.50
Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán
❖ Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu
Ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh đang được cải thiện theo từng năm.
Cụ thể năm 2019, cứ 100 đồng chi phí đưa vào hoạt động KD - NK sẽ thu được 1.62 đồng lợi nhuận. Năm 2020, còn số này tăng 1.87 đồng và đạt giá trị là 3.49 đồng và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh tiếp tục tăng và đạt giá trị lần lượt là 5.66 đồng và 7.02 đồng vào năm 2021 và 2022. Có thể thấy việc quản lý chi phí hoạt động KD - NK công ty đang được cải thiện, tuy nhiên tỷ suất này còn khá nhỏ. Điều này phần lớn vì chi phí kinh doanh nhập khẩu của công ty còn khá lớn, trong đó có chi phí quản lý doanh nghiệp do công ty mở rộng kinh doanh năm 2020 cùng chi phí trả lãi các khoản
27
vay và bù lỗ tỷ giá hối đoái bởi những biến động kinh tế thế giới như chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung, đại dịch Covid – 19, chiến tranh Nga – Ukraine. Điều này thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của tỷ suất này vào năm 2022 đã giảm so với những năm trước. Điều này phần lớn là do Chính sách Zero Covid-19 năm 2022 như đã phân tích ở mục 2.3.1 đã khiến tàu về tắc nghèn, chi phí lưu kho, lưu bãi gia tăng, kéo theo chi phí nhập khẩu cũng tăng lên. Ngoài ra, không thể kể đến chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi phí bán hàng (mỗi năm đều chiếm trên 80% tổng chi phí hoạt động kinh doanh). Tỷ trọng giá vốn bán hàng tăng lên không phải là một dấu hiệu xấu vì đây là một điều hiển nhiên khi mà hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Hơn nữa, Nghị định 15/2022/NĐ- CP được ban hành, giảm thuế VAT xuống còn 8% như đã nêu ra ở mục 2.3.1 đã phần nào giảm được gánh nặng về chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh còn thấp nhưng tỷ suất này đang được cải thiện theo từng năm và vẫn đòi hỏi các biện pháp hiệu quả. ❖ Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ, cho thấy cứ một đồng doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiều đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả càng tốt, chi phí cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và ngược lại.
Nếu đem so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp với ngành mà cho thấy thấp hơn, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang bán với giá thấp hơn, hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn (có chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn) so với doanh nghiệp khác cùng ngành.
Như có thể thấy ở bảng trên, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty CP xe nâng Thiên Sơn trong giai đoạn 2019 – 2022 luôn có giá trị dương, điều này có nghĩa là Công ty liên tục làm ăn có lãi trong suất 4 năm. Có thể thấy rằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty tuy còn nhỏ nhưng vẫn có sự gia tăng theo từng năm, từ 1.62%
năm 2019 tới 7.02% năm 2022, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển.
28
Đặc biệt là năm 2021, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã tăng 2.17% so với năm 2020, đây là năm đánh dấu sự hồi phục của công ty sau đại dịch Covid – 19 và cũng đánh dấu sự thành công trong việc cạnh tranh với các đối thủ đến trước. Đây là năm sự mở rộng kinh doanh của công ty, các chính sách Marketing cùng các hoạt động chăm sóc khách hàng có hiệu quả, công ty dần có được một lượng khách hàng nhất định, số lượng xe nâng và hàng phụ tùng được nhập về tăng cao. Và cũng vì nhập với số lượng lớn mà công ty nhận được mức chiết khấu tốt từ nhà cung cấp, cùng với lợi thế về giá gốc vì là đại lý phân phối chính hãng của HangCha đã đưa lợi nhuận của công ty tăng cao. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2022 chỉ tăng 1.36% so với năm 2021 mặc dù lợi nhuận tăng hơn 8 tỷ, mức tăng trưởng cao hơn các năm còn lại. Lợi nhuận và doanh thu chịu sự tác động chính của hai nhân tố số lượng bán hàng và giá cả tiêu thụ. Và giá bán của doanh nghiệp còn tùy thuộc vào hợp đồng ký kết với đối tác và các chi phí vận chuyển, lưu kho, thông quan,…
Năm 2022, chính sách Zero-Covid của Trung Quốc đã khiến lợi thế về vị trí địa lý của Trung Quốc và Việt Nam không thể phát huy như phân tích ở mục 2.3.1, tàu bè tắc nghẽn, giá dịch vụ kho bãi tăng cao. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần “Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu” ở mục 3.3.1, nghị định 15/2022NĐ-CP đã khiến gánh nặng về chi phí nhập khẩu giảm đi nên tốc độ tăng trưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn tăng vào năm 2022, chỉ là tốc độ tăng trưởng còn chậm.
Như vậy, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty dù có vẻ đang trên đà phát triển mạnh nhưng vẫn con tồn tại một số hạn chế.
❖ Tỷ suất lợi nhuận theo vốn nhập khẩu
Tỷ suất lợi nhuận trên VKD trong 4 năm mặc dù tương đối nhỏ do bị ảnh hưởng bởi Đại dịch Covid – 19 khiến giá nguồn cung tăng cao cũng như nhu cầu thị trường giảm dẫn tới lợi nhuận thu về bị ảnh hưởng xấu nhưng tốc độ tăng trưởng qua từng năm của công ty cũng là một thành công không nhỏ. Từ 3.53 đồng lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng VKD bỏ ra năm 2019 thì con số này đã lên tới 24.50 đồng vào năm 2022.
Khởi đầu khó khăn khi đi sau các đối thủ, đặc biệt khi xe nâng của Nhật Bản đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng Việt Nam cùng khó khăn đến từ đối thủ xe nâng Bình
Minh với thương hiệu Deli đến từ Trung Quốc như đã phân tích ở phần a) mục 2.3.1 nhưng Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn đã biết lợi dụng sự ác cảm của hàng Trung
29
Quốc trong tâm trí người Việt bằng sự cố gắng của đối thủ Bình Minh trong những năm trước đó mà giành lấy một lượng khách hàng nhất định. Đầu tiên, Công ty Cổ phần xe nâng Thiên Sơn tận dụng sự uy tin của thương hiệu xe nâng HangCha ở đất nước tỷ dân là Trung Quốc, công ty đã nhắm tới các công ty và khách hàng Trung Quốc tại Việt Nam và dần chiếm một vị trí nhất định trong lòng người Việt.
3.3.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động KDNK thông qua nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.3: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn KD của Công ty CP xe nâng Thiên Sơn giai đoạn 2019 – 2022
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 2022