Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh extrans việt nam (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH

3.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty

3.2.1. Tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2022

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Extrans Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Đơn vị tính: Đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1

Tổng doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ

29,025,800,224 31,264,255,204 37,400,235,416

2 Tổng chi phí 17,625,483,303 18,886,897,249 21,864,967,581

3

Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 11,400,316,921 12,377,357,955 15,535,267,835

4

Thuế thu nhập

doanh nghiệp 2,129,429,488 2,375,057,620 2,741,233,686

5

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp

9,270,887,433 10,002,300,335 12,794,034,149

(Nguồn: Bộ phận Kế toán - Công ty TNHH Extrans Việt Nam) Bảng kết quả trên có thể thấy doanh thu lợi nhuận của công ty giai đoạn 2020 - 2022 có sự tăng trưởng qua các năm. Trong năm 2021, lợi nhuận sau thuế của Extrans Việt Nam cơ sở Hà Nội đạt 10,002,300,335 đồng (tăng 7,8% so với năm 2020 tương đương tăng 731,412,902 đồng). Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 12,794,034,149 đồng (tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 8,4% so với năm 2020).

Có thể thấy năm 2021, Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty làm doanh thu phát triển chậm. Extrans Việt Nam cung cấp dịch vụ cước biển chủ yếu với các hãng tàu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản như ONE, HMM,... những hãng tàu này đều giảm tàu nối tất cả các tuyến, ảnh hưởng đến lịch xuất hàng và chất lượng dịch vụ. Đồng thời, hầu hết hàng nhập trên các tuyến về Việt Nam giảm mạnh, kiểm dịch gắt gao.

Tuy nhiên khi tình hình dịch được kiểm soát, công ty đã dần đi vào hoạt động

bình thường, năm 2022, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ.

3.2.1.2. Hoạt động kinh doanh chính của công ty

Công ty hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Số liệu sau sẽ mô tả rõ vị trí của loại dịch vụ trong cơ cấu dịch vụ của công ty TNHH Extrans Việt Nam cơ sở Hà Nội.

Bảng 2.2: Doanh thu và cơ cấu các dịch vụ của công ty TNHH Extrans Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022

Năm dịch vụ

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Doanh thu (VND)

Tỷ trọng

Doanh thu (VND)

Tỷ trọng

Doanh thu (VND)

Tỷ trọng Dịch vụ vận

chuyển đường biển

13,003,558,500 44,8% 14,100,179,097 45,1% 17,017,107,114 45,5%

Dịch vụ vận chuyển đường

hàng không

9,462,410,873 32,6% 10,254,675,706 32,8% 12,379,477,923 33,1%

Dịch vụ thủ tục hải quan

4,789,257,036 16,5% 5,189,866,363 16,6% 6,283,239,550 16,8%

Dịch vụ khác 1,770,573,815 6,1% 1,719,534,038 5,5% 1,720,410,829 4,6%

Tổng 29,025,800,224 100% 31,264,255,204 100% 37,400,235,416 100%

(Nguồn: Bộ phận Kế toán - Công ty TNHH Extrans Việt Nam) Công ty TNHH Extrans Việt Nam hiện đang có đa dạng các loại hình dịch vụ khác nhau trong lĩnh vực Logistic. Tuy nhiên, các dịch vụ chính đem về nguồn thu chủ yếu cho công ty là 3 dịch vụ: dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ vận chuyển đường biển và dịch vụ thủ tục hải quan. Tuy 3 loại hình dịch vụ này chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu, nhưng vị trí của từng loại dịch vụ thì lại có sự khác biệt lớn.

Năm 2020, khi công ty trong giai đoạn đầu phát triển, công ty tập trung vào dịch

vụ vận tải đường biển vì đây là lợi thế lớn nhất của ban giám đốc công ty tại thời điểm đó. Điều này cũng giải thích lí do dịch vụ này chiếm tới gần một nửa (44,8%) trong cơ cấu doanh thu.

Cùng với sự mở rộng của công ty, định hướng kinh doanh cũng có sự thay đổi nhằm thích ứng với môi trường bên ngoài, ban lãnh đạo công ty quyết định đẩy mạnh thêm dịch vụ vận tải đường hàng không. Vì vậy, doanh thu cua loại dịch vụ này tăng dần qua các năm từ năm 2020 (tỷ trọng 32,6%) tới năm 2022 (tỷ trọng 33,1%).

Tuy nhiên doanh thu vận tải đường biển vẫn chiểm tỷ trọng cao nhất (tỷ trọng 45,5% vào năm 2022) – vươn lên đứng đầu trong bảng doanh thu. Một phần nguyên nhân nữa cũng là do cước vận chuyển đường biển thì cao hơn và có biến động mạnh mẽ hơn do đại dịch so với cước vận chuyển đường hàng không.

Dịch vụ thủ tục hải quan luôn duy trì ở mức tăng đều đặn, vì đây là dịch vụ được ví như nguồn sống cố định của công ty. Dịch vụ hải quan không đem lại doanh thu hay lợi nhuận nổi bật nhưng lại là nguồn thu ổn định cho các công ty Logistic. Vậy nên các hoạt động thúc đẩy phát triển, thu hút thêm nguồn khách hàng cho dịch vụ này luôn được công ty chú trọng và liên tục cập nhật, điều chỉnh để thích ứng kịp với môi trường bên ngoài.

3.2.1.3. Thị trường và đối tác chính của công ty

Extrans Việt Nam chủ yếu giao dịch với các đối tác là forwarder trên toàn thế giới. Các đối tác châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... là những thị trường trọng tâm của công ty, lượt giao dịch đến các quốc gia này luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Ngoài ra, công ty đang xây dựng kế hoạch để khai thác các thị trường ở xa như châu Âu và châu Mỹ.

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường giao dịch trong giai đoạn 2020-2022

Thị trường Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Châu Á 69,67% 70,37% 72,02%

Châu Mỹ 19,38% 20,15% 21,96%

Châu Âu 5,10% 4,03% 3,11%

Châu Úc 3,73% 3,21% 1,04%

Châu Phi 2,12% 2,24% 1,87%

(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH Extrans Việt Nam) Từ bảng số liệu trên cho thấy, Extrans Việt Nam chủ yếu giao dịch với các đối tác

đến từ thị trường châu Á chiếm 69,67% vào năm 2020 và chiếm 72,02% vào năm 2022.

Mặc dù thị trường châu Mỹ và châu Âu là hai thị trường rất tiềm năng, nhu cầu xuất – nhập khẩu với Việt Nam lớn nhưng lượt giao dịch của công ty đến hai thị trường này vẫn khá thấp. Cụ thể, năm 2020, thị trường châu Mỹ chỉ đạt 19,38% so với thị trường thế giới. Năm 2022, thị trường châu Mỹ đạt 21,96% (tăng 1,81% so với năm 2020 và tăng 2,58% so với năm 2020).

Nguyên nhân của thực trạng này là do giá cước vận tải đường biển và vận tải đường hàng không đến hai thị trường này cao, doanh nghiệp còn non trẻ và chưa có nhiều hợp đồng ký trực tiếp với hãng tàu nên không thể có giá cạnh tranh. Đồng thời, đây là hai thị trường khó tính, hoạt động khai hải quan và hỗ trợ khách hàng gặp nhiều khó khăn, ít có khách hàng quen.

Bảng 2.4: Cơ cấu đối tác giao dịch trong giai đoạn 2020-2022

STT Đối tác Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Samsung 21,7% 22,1% 25,5%

2 Lotte Mart 19,2% 20,6% 21,9%

3 BKE&T 24,1% 25,2% 27,7%

4 SIEMENS 3,9% 3,3% 2,4%

5 UNIQUEST 2,8% 2,6% 1,9%

6 Khác 28,3% 26,4% 20,6%

(Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty TNHH Extrans Việt Nam) Các đối tác của Extrans Việt Nam là các đại lý forwarder quốc tế. Hai đối tác lớn là Samsung và BKE&T chiếm trên 20% tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn từ năm 2020 – 2022.

3.2.2. Tình hình hoạt động nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Extrans Việt Nam trong giai đoạn 2020-2022

Extrans Việt Nam được đánh giá là một trong những công ty trẻ, có triển vọng phát triển. Công ty ngày càng đẩy mạnh dịch vụ giao nhận đường biển, mở rộng thị trường.

3.2.2.1. Thị trường

Bull Lines chủ yếu giao dịch với các đối tác là forwarder trên toàn thế giới. Các đối tác châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… là những thị trường trọng

tâm của công ty, lượt giao dịch đến các quốc gia này luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Ngoài ra, công ty đang xây dựng kế hoạch để khai thác các thị trường ở xa như châu Âu và châu Mỹ.

3.2.2.2. Đối tác chính

Trong vận tải đường biển, các đối tác chính của Bull Lines bao gồm Arabian Horses Shipping Express và V-Logic Limited (Hong Kong),… Những công ty này thường là forwarder quen thuộc của các nhà sản xuất tại địa phương. Trung bình mỗi lượt giao dịch Bull Lines đảm nhận vận chuyển từ 10 – 12 TEUs với nhiều loại mặt hàng. Đối với những đối tác này, Bull Lines sẽ có chính sách giá riêng biệt.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh extrans việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)