ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh extrans việt nam (Trang 45 - 49)

CÔNG TY TNHH EXTRANS VIỆT NAM

4.1. Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Extrans Việt Nam

Hiện nay, ngành logistics Việt Nam đang là một trong những ngành có xu hướng phát triển lớn, có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, công ty cần đặt ra những định hướng rõ ràng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Các bộ phận kinh doanh, chứng từ, hiện trường và kế toán cần phối hợp thực hiện tốt các khâu trong quy trình từ khi báo giá đến khi thanh toán cho hãng tàu và các bên liên quan.

Các nhân viên cần đặc biệt lưu ý những rủi ro đã từng gặp phải trong lô hàng tương tự để có thể phòng tránh hoặc giảm thiểu rủi ro.

Thứ hai, hướng tới mục tiêu toàn bộ nhân viên được đào tạo bài bản và nâng cao nghiệp vụ thường xuyên. Để thực hiện tốt mục tiêu này, ban lãnh đạo công ty cần quan tâm và đầu tư để nhân viên được tiếp xúc với những hoạt động quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.

Thứ ba, lấy hoạt động quản trị rủi ro là chiến lược lâu dài, xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty cần coi rủi ro và quản trị rủi ro là điều tất yếu sẽ xảy ra để có thể đối mặt một cách chủ động và linh hoạt.

Thứ tư, luôn duy trì và phát triển quỹ tài trợ rủi ro để đối phó với các rủi ro phát sinh kịp thời. Ngoài ra cần vạch ra kế hoạch và mục đích sử dụng quỹ một cách phù hợp, tránh lãng phí tiền bạc và nguồn lực.

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Extrans Việt Nam

4.2.1. Hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu, nhận dạng và dự báo rủi ro

Thứ nhất, thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro. Xét về tổng thể, Công ty TNHH Extrans Việt Nam đã chú trọng hơn vào công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên, nhận thức của các nhân viên của công ty vẫn chưa thực sự nghiêm túc về vấn đề này.

Thứ hai, công ty cần tăng cường nhận diện nguy cơ và rủi ro nhập khẩu. Các giải

pháp như nhận diện thường xuyên, liên tục hơn nguy cơ và rủi ro nhập khẩu trong suốt quá trình thực hiện đơn hàng nhập khẩu, xem xét sử dụng thêm phương pháp nhận diện nguy cơ và rủi ro nhập khẩu dựa trên mô hình mô phỏng để có thể phát hiện toàn diện được các rủi ro.

Thứ ba, công ty cần bố trí nhân sự phụ trách quản trị kinh doanh riêng. Đây là đầu mối cho hoạt động kinh doanh của công ty.

4.2.2. Hoàn thiện và nâng cao năng lực phân tích, đo lường rủi ro

Thứ nhất, triển khai xây dựng lưu đồ hoạt động của công ty để kiểm soát hoạt động của Công ty và phân tích để nhận dạng rủi ro có thể xuất hiện ở những khâu nào để công tác dự báo rủi ro có hiệu quả hơn.

Thứ hai, công ty cần nâng cao chất lượng nhân sự trong phòng quản trị rủi ro.

Công ty cần chiêu mộ những cán bộ chuyên sâu về quản trị rủi ro tạo nền móng vững chắc để phân tích và đo lường rủi ro một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Thứ ba, công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, những biến động kinh tế chính trị, khả năng cung ứng của thị trường để có thể phân tích chính xác nguyên nhân rủi ro là gì, từ đó đưa ra những biện pháp ứng phó phù hợp.

Thứ tư, các lãnh đạo cần giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng của các nhân viên phòng ban. Các bộ phận cũng cần thường xuyên trao đổi với nhau về thông tin lô hàng, tránh tình trạng bỏ lỡ thông tin hoặc không hiểu ý nhau trong quá trình làm hàng.

4.2.3. Hoàn thiện và nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro

Thứ nhất, công ty cần nâng cao chất lượng khâu soạn thảo hợp đồng. Trong hợp đồng ký kết với đối tác cần rõ ràng và chi tiết nhất có thể, đảm bảo khi có rủi ro xảy ra thì quyền lợi của công ty luôn được bảo vệ.

Thứ hai, đảm bảo nhân công, trang thiết bị phục vụ tốt quá trình giao nhận. Công ty cần có phương án bố trí nhân công đủ cho quá trình bốc dỡ hàng hoá, các nhân viên này cần có kiến thức chuyên môn về tính chất hàng hoá tránh xảy ra tình trạng xô vỡ, đổ, xước sàn container,…

Thứ ba, đối với những lô hàng phải thuê bên thứ ba, công ty cần tìm hiểu kỹ các đơn vị này, cần có đủ thông tin giấy phép, mức độ uy tín khi chính thức ký hợp đồng.

Ngoài ra, công ty cần phải yêu cầu bên thứ ba luôn cập nhật lịch trình, quá trình di chuyển của phương tiện để có thể chủ động trong mọi trường hợp.

4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao năng lực tài trợ rủi ro

Thứ nhất, công ty cần trích lập quỹ tài trợ rủi ro để tạo nguồn chủ động trong việc khắc phục kịp thời những tổn thất do rủi ro gây ra và hạn chế việc phát sinh thêm tổn thất trong quá trình chờ khiếu nại bảo hiểm.

Thứ hai, công ty cần bổ sung, tăng cường các biện pháp trong kiểm soát , phòng ngừa nguy cơ và rủi ro nhập khẩu như: Sử dụng công cụ phái sinh trong phòng ngừa nguy cơ và rủi ro về tỷ giá hối đoái và rủi ro về lãi suất, tăng cường mua bảo hiểm cho hàng hóa vận tải quốc tế, tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của nhà nhập khẩu,...

Ngoài ra, còn một số biện pháp khác phân tán, giảm thiểu nguy cơ và rủi ro nhập khẩu: Khi ký hợp đồng, công ty nên chủ động hơn trong việc yêu cầu áp dụng các điều khoản về giá linh hoạt, tăng cường tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin của nhà xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cân nhắc thay đổi phương thức thanh toán bằng việc sử dụng hình thức tín dụng chứng từ (LC), lựa chọn hãng vận chuyển và kiểm tra hàng hóa đối với hàng vận chuyển,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Extrans Việt Nam năm 2020, 2021, 2022.

2. Báo cáo thường niên Công ty TNHH Extrans Việt Nam năm 2020, 2021, 2022.

3. PGS.TS Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình “Quản trị Giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế 2017”, Trường Đại học Thương Mại.

4. Trang web công ty: http://extransglobal.com

5. Vũ Anh Tuấn (2021), Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuyển quốc tế, Đại học Thương Mại.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh extrans việt nam (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)