Tổng quan về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái (Trang 23 - 30)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG

3.1 Tổng quan về công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Bảng 3.1. Giới thiệu công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÁI

Tên viết tắt VITEXCO

Website http://vitexco.com

Email info@vitexco.com

Số điện thoại/ Fax 02273.831.686/ 02273.831.548

Địa chỉ SỐ 142 PHỐ QUANG TRUNG, P. TRẦN HƯNG ĐẠO, TP.

THÁI BÌNH, T. THÁI BÌNH

Chủ sở hữu Đặng Văn Thái

Năm thành lập 1997

Loại hình công ty Công ty cổ phần

Ngành nghề chính Gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu Giấy phép kinh doanh số 1000360205

Mã số thuế 1000360205

Nguồn Phòng hành chính

3.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển

- 1996 – Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái tiền thân là xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái trực thuộc Công ty XNK tỉnh Thái Bình. Năm 1996 Ban Giám đốc công ty XNK tỉnhThái Bình quyết định thành lập Ban xúc tiến Xí nghiệp may xuất khẩu Viêt Thái, đưa 100 người lao động vào học tập tại Công ty may Viêt Tiến- Thành phố Hồ Chí Minh để đào tạo đội ngũ cán bộ các phòng ban và công nhân các chuyền sản xuất

- 1997– Xí nghiệp may Việt Thái chính thức được thành lập theo quyết định số 508/QĐ- UB của UBND tính Thái Bình. Tại số 100 Đường 10, Phường Quang Trung, Thị xã Thái Bình, Tỉnh Thái Bình.

- 2003– Xí nghiệp may XK Việt Thái chính thức được cổ phần hóa một phần vốn nhà nước và chuyển đổi tên thành Công ty Cổ Phần may xuất khẩu Việt Thái

- 2005– công ty chuyển hướng sản xuất kinh doanh thuẩn túy từ “Gia công” sang sản xuất kinh doanh trực tiếp (FOB)

- 2009– Công ty triển khai cổ phần hóa toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại công ty.

- 2012– Công ty mở rộng xây dựng nhà máy may Thanh Tân

- 2013– xưởng sản xuất Vitexco 2 được thành lập với 10 chuyền sản xuất bao gồm 750 lao động trực tiếp và gián tiếp.

- 2014– công ty tiếp tục xây dựng và đưa vào hoạt động xưởng sản xuất Vitexco 3 trực thuộc khu vực nhà máy may Thanh Tân.

- 2015–Xưởng sản xuất Vitexco 4 được xây dựng và đưa vào hoạt động trực thuộc khu vực nhà máy may Thanh Tân.

- 2016– Công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái hoạt động với quy mô một Văn phòng của tổng Công ty và bốn Nhà máy trực thuộc với gần 3000 lao động, đang hoạt động trên tổng diện tích 50.632 m2. Hiên công ty đang là đối tác tin cậy của nhiểu khách hàng đến từ Mỹ, Châu âu, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới.

- Đến năm 2021, lượng công nhân lao động của công ty xấp xỉ 5.000 công nhân. Hiện nay, công ty đang là đối tác tin cậy của nhiều khách hàng đến từ Mỹ, Châu âu, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới.

3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

Bảng 3.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

STT Ngành Mã Ngành

1 Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục) 1392

2 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 1410(CHÍNH) 3 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động

vật sống (trừ nông, lâm sản Nhà nước cấm)

4620

4 Bán buôn thực phẩm 4632

5 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641

6 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình Chi tiết: Bán buôn hàng thủ công mỹ nghệ

4649 7 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng ngành may;

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi)

4659

8 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Bán buôn nguyên phụ liệu ngành may

4669 9 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở

hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê

6810 10 Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi

giới lao động, việc làm

(Không bao gồm hoạt động xuất khẩu lao động)

7810

11 Đào tạo sơ cấp

Chi tiết: Dạy nghề may công nghiệp ngắn hạn dưới 01 năm

8531 Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bảng 3.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sản phẩm Tỷ trọng

(theo giá)

Số lượng (chiếc)

Tỷ trọng (theo giá)

Số lượng (chiếc)

Tỷ trọng (theo giá)

Số lượng (chiếc) Jacket gia công

XK

45.2% 1,175,200 42.54% 1,020,960 46.21% 1,247,670

Jacket FOB 33.54% 872,040 34.21% 821,040 37.95% 1,024,650

Quần 12.45% 323,700 16.25% 390,000 10.56% 285,120

Sơ mi 6.8% 176,800 5.21% 125,040 3.87% 104,490

Sản phẩm khác 2.01% 52260 1.79% 42,960 1.41% 38,070

Nguồn Phòng kinh doanh

3.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn phòng tổ chức hành chính)

Hội đồng quản trị: có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết định các phương án đầu tư kinh doanh phát triển thị trường. Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm ban giám đốc và các phòng ban, có quyền ra phương án chia cổ tức, xử lý các khoản lãi lỗ của công ty…

Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý trong quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc ghi chép sổ sách của kế toán tài chính, tài sản, thẩm định báo cáo, quyết toán tài chính hằng năm của công ty và báo cáo với Hội đồng quản trị.

Ban giám đốc: có quyền tuyển dụng, giám sát đánh giá và bồi dưỡng quản lý, định hướng phát triển chiến lược của công ty, thiết lập các hệ thống quản trị, phê duyệt các chiến lược kinh doanh cho công ty…

Phòng kỹ thuật: quản lý các vấn đề liên quan đến kỹ thuật công nghệ trong dự án kinh doanh hay trong quá trình sản xuất, quản lý sửa chữa máy móc thiết bị của công ty.

Phòng QA: giám sát đảm bảo chất lượng của sản phẩm, phân tích đánh giá các dữ liệu liên quan đến sản phẩm của công ty để xử lý khi xảy ra sự cố.

Phòng tổ chức hành chính: giúp lãnh đạo của công ty thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo công tác hành chính tổng hợp văn thư lưu trữ, phụ trách công tác thi đua khen thưởng, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, pháp chế theo quy định hiện hành.

Phòng kế toán: Kiểm soát, cân đối thu chi của doanh nghiệp, đề xuất giải pháp tài chính cho công ty, ghi chép, tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng KD – XNK: bộ phận chịu trách nhiệm các vấn đề về điều phối và giám sát hoạt động của chuỗi cung ứng. Đảm bảo sử dụng công nghệ logistics để tối ưu quy trình vận chuyển hàng hóa…

Phòng sản xuất: có nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất của công ty, đảm bảo quy trình tiến độ sản xuất của công ty, các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng…

Nhà máy 1: Phụ trách gia công và sản xuất sản phẩm theo mẫu.

Nhà máy 2: Phụ trách gia công và sản xuất sản phẩm theo mẫu.

Nhà máy 3: Phụ trách gia công và sản xuất sản phẩm theo mẫu.

Nhà máy 4: Phụ trách gia công và sản xuất sản phẩm theo mẫu.

Nhà máy 5: Phụ trách gia công và sản xuất sản phẩm theo mẫu.

3.1.5 Nguồn nhân lực của công ty

Tới năm 2021, tổng số lao động của công ty là 5000 người (chưa tính lao động thời vụ và thuê ngoài), cụ thể như sau:

Bảng 3.4 Cơ cấu nhân sự của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

STT Bộ Phận Số lượng Trình độ

1 Phòng Kinh doanh- XNK 30 ĐH(75%), CĐ(25%),THPT(0%)

2 Phòng QA 25 ĐH(50%),CĐ(30%),THPT(20%)

3 Phòng sản xuất 27 ĐH(45%),CĐ(40%),TPHT(15%)

4 Phòng tổ chức hành chính 25 ĐH(60%), CĐ(20%),THPT(20%)

5 Phòng kế toán 10 ĐH (80%), CĐ(20%),THPT(0%)

6 Phòng kỹ thuật 30 ĐH(65%),CĐ(30%), THPT(5%) 7 Nhà máy 1,2,3,4,5 4850 ĐH(5%),CĐ(54%),THPT(41%) (Nguồn phòng tổ chức hành chính)

3.1.6 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2019-2021

Bảng 3.5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn 2019-2020-2021

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy được:

Tổng số nguồn vốn của công ty liên tục tăng trưởng trong 3 năm 2019-2020-2021 mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Điều này chứng tỏ rằng công ty đang kinh doanh rất tốt và có được lượng vốn đầu tư kinh doanh vào công ty khá cao. Từ đó giúp ta thấy được công ty đang được các cổ đông, các khách hàng đầu tư rất nhiều vì họ thấy được việc kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển một cách mạnh mẽ.

Ta có thể thấy doanh thu trong của công ty có sự đi xuống năm 2020 nhưng sau đó lại phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021. Cụ thể là doanh thu năm 2020 là 489.231,68112 triệu đồng đã sụt giảm 2% (tương đương 10.881,057223 triệu đồng) so với năm 2019 là 500.113,225335 triệu đồng. Nguyên nhân có thể lí giải là việc ảnh hưởng nặng nề của đại

dịch Covid-19 và doanh nghiệp vẫn chưa kịp thích ứng hoàn toàn với tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên đến năm 2021, doanh thu của công ty là 513.963,265176 triệu đồng đã được cải thiện vượt bậc, tăng hơn 24.461,584056 triệu đồng tương đương với 5% doanh thu năm 2020. Có thể dễ dàng thấy sự cải thiện vượt bậc này là do doanh nghiệp đã thích ứng và bắt nhịp được cuộc sống khi xảy ra dịch bệnh. Cùng với đó là công ty đã có những chính sách, kế hoạch đối phó với đại dịch và tìm thêm được những thị trường nhập khẩu mới. Nên lượng đơn đặt hàng tăng lên làm cho doanh thu tăng lên, điều này cũng là nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán.

Sự chuyển đổi sang các thị trường khác kết hợp với việc thích ứng với dịch bệnh, nên các khoản chi phí khác cũng gia tăng theo đó. Nhưng đổi lại việc đối phó được với đại dịch và giúp công ty có tình hình tăng trưởng dương dẫn đến lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2021 đạt mức 23.310,310028 triệu đồng, tăng trưởng 37.44% tương đương 8.726,48123 triệu đồng so với năm 2020. Điều này cho thấy năng lực thích ứng và cạnh tranh của công ty đã được gia tăng một cách mạnh mẽ.

Tuy lợi nhuận được cải thiện đáng kể, nhưng công ty vẫn còn phải dự trữ những chi phí để khắc phục các tình trạng do đại dịch gây ra, đồng thời phải đầu tư vào cả con người và trang thiết bị nên thu nhập bình quân đầu người năm 2021 vẫn tăng trưởng dương so với năm 2020 nhưng chưa thể vượt qua mức thu nhập năm 2019. Điều này cho thấy rằng công ty đang dần khôi phục và phát triển lại doanh nghiệp về mọi mặt sau khi làn sóng dịch bệnh xâm nhập.

Nhìn chung lại trong 3 năm gần đây (2019-2021), năm 2020 ảnh hưởng của đại dịch covid -19 làm cho nền kinh tế trong cả nước bị ảnh hưởng rất lớn. Dịch Covid -19 đã làm đình trệ sự phát triển của rất nhiều ngành như nông sản không thể xuất đi các nước khác trên thế giới, hàng may mặc xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng, rất nhiều đơn hàng bị hủy do không thể xuất hàng đi sang các nước được. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty trong nước đặc biệt là các công ty làm về mặt hàng xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Qua bảng so sánh kết quả kinh doanh của công ty ta thấy được trừ các chi phí khác ra còn lại các khoản khác đều tăng trưởng âm. Doanh thu của công ty giảm cũng kéo theo giá vốn hàng bán của công ty

giảm kéo theo rất nhiều mặt hàng không thể xuất bán một mặt hàng không nhập được nguyên liệu về sản xuất mà phải thay thế vào đó là các nguyên liệu tương ứng làm giảm chất lượng sản phẩm kéo theo giá thành của sản phẩm cũng bị sụt giảm. Do ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid – 19 nên phát sinh rất nhiều chi phí trong công ty, các chi phí phát sinh tăng khoảng 5% so với năm 2019. Công ty đã phải bỏ ra để đưa các công nhân, nhân viên phòng ban làm việc với đối tác nước ngoài đi xét nghiệm và đôi khi còn phải chi trả một số khoản cho công nhân thường xuyên chuyên chở hàng đi xét nghiệm thường xuyên. Các phương pháp phòng dịch được công ty nâng cao, công ty đã bỏ ra một khoản lớn để mua khẩu trang nước sát khuẩn thuốc uống phát cho cán bộ công nhân viên. Chi phí cầu đường tăng, xăng tăng dẫn theo các chi phí cho xe chuyên chở hàng cũng tăng lên một khoản đáng kể. Đây là dịp để công ty xem xét lại các chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chi phí không đem lại hiệu quả cao, cũng như những chính sách cũ không còn phù hợp với thời điểm dịch bệnh như hiện tại. Kết quả là năm 2021, doanh thu của công ty đã được cải thiện một cách vượt bậc, thu nhập của người lao động cũng đã khá hơn so với năm 2020. Tuy các chi phí khác tăng một cách đáng kể, nhưng đây là có thể coi là tín hiệu tích cực, cho thấy công ty đã đi đúng hướng và nâng cao được tính cạnh tranh của doanh nghiệp, ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w