CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG
3.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
3.3.1. Chất lượng sản phẩm
Là một trong những yếu tố được đưa lên hàng đầu khi mua sắm tại thị trường Hàn Quốc, chất lượng sản phẩm là đầu tàu trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm tại
thị trường này. Yêu cầu này được áp dụng với tất cả các sản phẩm trong đó có cả các sản phẩm may mặc.
Hàn Quốc là một thị trường được công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái chú trọng tập trung khai thác những năm gần đây, Tuy chưa được đẩy mạnh được kim ngạch xuất khẩu như 2 thị trường chính là Mỹ và Eu, nhưng tốc độ xuất khẩu vào thị trường này lại tăng trưởng một cách đáng kể trong năm 2021. Được kết quả như vậy là do công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái đã nắm bắt được yếu tố chất lượng sản phẩm. Để có được chất lượng sản phẩm đầu ra tốt, công ty đã phải thay thế các nguyên phụ liệu đầu vào chất lượng phù hợp với quy định cũng như thị hiếu của người dân Hàn Quốc như thân thiện với môi trường, không kích ứng với da trẻ em nhưng chi phí phải hợp lí. Có thể kể đến một số nguyên liệu thân thiện với môi trường như các loại được sản xuất từ thiên nhiên, dễ phân hủy và có thể tái chế như các loại bông (được dệt từ cây bông) vải cotton, vải lanh,các loại vải Polyester (được tái chế từ vỏ chai nhựa, lưới đánh cá cũ) và các nguyên phụ liệu khác.Các nguyên phụ liệu này sẽ được xem xét các chỉ tiêu thân thiện với môi trường như ISO 14000 hoặc ISO 9001 trước khi được nhập. Bên cạnh yếu tố đầu vào, công ty cũng đã phải thay đổi quy trình sản xuất do bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, công ty đã phải chia ca làm việc để tránh việc lây lan dịch bệnh nhưng vẫn giữ nguyên được năng suất lao động. Bên cạnh đó công ty cũng liên tục tuyển các lao động có tay nghề cao, để có thể dễ dàng hướng dẫn và gia tăng được năng suất công ty. Các lao động khi được tuyển dụng vào công ty sẽ có 2 tháng thử việc đối với các lao động có thâm niên và 3 tháng học việc với các lao động mới. Sau quá trình đó các lao động sẽ được đánh giá và xem xét xem có phù hợp với các tiêu chí mà công ty đang cần hay không. Đối với các nhân viên hành chính quy trình sẽ khắt khe hơn, vì đây là những bộ phận quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực của công ty, vì thế hàng quý công ty sẽ có các buổi đánh giá năng lực để kiểm tra và hỗ trợ, tháo mắc những khó khăn mà người lao động gặp phải. Ngoài yếu tố tay nghề lao động, công ty cũng sử dụng những công nghệ máy móc hiện đại để giảm bớt sản phẩm bị hư hỏng, cũng như tiết kiệm được các chi phí phát sinh không liên quan ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Khi sản phẩm được hoàn thiện, công ty có những buổi kiểm định chất lượng thường niên để đảm bảo sản
phẩm đầu ra đạt quy định của thị trường Hàn Quốc. Trong mỗi quý, các cá nhân của những nhà nhập khẩu sản phẩm tại thị trường Hàn Quốc hoặc các đại diện kiểm tra của các hãng hợp tác cùng công ty sẽ có buổi kiểm tra thường niên chất lượng sản phẩm mà công ty đã sản xuất ra. Quy trình kiểm tra về chất lượng sản phẩm sẽ bao gồm từ các nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, quy trình xuất khẩu, những tiêu chí, đánh giá về chất lượng sẽ được những người đại diện thông báo vào một cuộc họp trực tiếp với ban lãnh đạo và các trưởng bộ phận để công ty có thể khắc phục những thiếu sót và duy trì được chất lượng sản phẩm, qua đó đã góp phần giảm bớt các lô hàng bị hoàn trả do không đủ yêu cầu cũng như vi phạm các quy định của thị trường này.
3.3.2. Hình thức thẩm mỹ của sản phẩm.
“Ăn no mặc ấm” đã không còn phù hợp với thực trạng mua sắm hiện này của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khi mà đời sống của con người được nâng cao, mọi người đã chú ý đến vẻ bề ngoài nhiều hơn và từ đó tâm lý “ăn no mặc ấm” được thế chỗ bởi “ ăn ngon mặc đẹp”. Đối với thị trường Hàn Quốc, điều này không thể phủ nhận. Là một quốc gia có tính thẩm mỹ cao trong khu vực Châu Á, là nước được coi là dẫn đầu về tính thẩm mỹ thế nên hình thức bên ngoài là yếu tố tiên quyết phải được xem xét đến khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này, đặc biệt là sản phẩm may mặc. Nhận thấy khá rõ yếu tố này từ sớm, công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng của thị trường Hàn Quốc để sản xuất ra được những sản phẩm bắt mắt người tiêu dùng. Để nắm bắt được xu hướng thời trang tại đây, hằng năm công ty thường xuyên cử người đi sang thị trường để nghiên cứu các mẫu mã, các xu hướng đang được ưu thích tại đây sau đó về truyền đạt lại cho các lao động có tay nghề cao để tạo ra các sản phẩm mẫu mà phù hợp theo tiêu chí của thị trường. Tính thẩm mỹ tại thị trường Hàn Quốc được ưu tiên nên các sản phẩm được sản xuất ra phải đảm bảo về phong cách để có thể dễ dàng bắt được ánh mắt từ người tiêu dùng từ đó làm gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm may mặc của công ty so với các đối thủ khác. Không những về tính thẩm mỹ của sản phẩm may mặc, công ty còn chú trọng đến cả tính thẩm mỹ của các bao bì đóng gói sản phẩm. Nhận thấy các sản phẩm may mặc bên thị trường Hàn Quốc hay được làm quà tặng, công ty đã thiết kế riêng các túi nilon, bìa catton… trang trọng và lịch sự, để nhằm mục đích tạo ấn tượng
mạnh mẽ về tính thẩm mỹ của doanh nghiệp, không chỉ về sản phẩm và còn cả bao bì đóng gói bên ngoài. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh về mặt thẩm mỹ của sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái. Minh chứng cho thấy rõ nhất là kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của công ty đã được cải thiện một cách vượt bậc so với năm 2020.
3.3.3 Yếu tố hình ảnh thương hiệu
Là một quốc gia ưa thích những thương hiệu tạo nên tiếng tăm, Sự ưa chuộng hàng hiệu của Hàn Quốc xuất phát từ yếu tố tâm lý muốn khẳng định sự giàu có và địa vị trong xã hội, hoặc chỉ đơn thuần là phong cách cá nhân. Vì thế việc một sản phẩm của thương hiệu mà đã được in dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng khi được ra mắt sẽ nhanh chóng thu hút được sự chú ý, dẫn đến việc nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Nhận thấy được điều đó, các sản phẩm may mặc được sản xuất tại công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái đã chú trọng tạo nên thương hiệu riêng trong mắt người tiêu dùng. Ví dụ như các sản phẩm áo Jacket công ty đã chú trọng tạo nên thương hiệu một sản phẩm giữ nhiệt tốt, nhưng không dày dặn như các loại áo phao và đặc biệt hợp phong cách thẩm mỹ của khu vực Hàn Quốc… Biết những đặc điểm đó là chưa đủ để tạo nên dấu ấn mạnh mẽ để xây dựng được hình ảnh thương hiệu tốt trong mắt khách hàng, công ty đã kết hợp với các hãng quần áo lớn nổi tiếng trên thế giới như Columbia, Mango, The North Face,… và đặc biết các thương hiệu có tiếng tại Hàn Quốc như: Nepa, Discovery, Buckaroo,… để dựa vào những ảnh hưởng tích cực từ những thương hiệu đó mà làm tăng được thương hiệu công ty từ đó giúp các sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc có chỗ đứng cũng như gia tăng được năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
3.3.4 Thị phần trên thị trường của doanh nghiệp
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may đã vượt lên khó khăn, duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021, ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020, trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đã đạt 3.6 tỷ USD năm 2021 theo như báo cáo của tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).. Từ số liệu này kết hợp với doanh thu năm 2021 của
công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái sang thị trường Hàn Quốc, ta có thể tính được thị phần của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái so với toàn bộ thị trường như sau:
Thị phần của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái trên toàn bộ thị trường xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc của cả nước:
= Kimngạch xuất khẩu năm2021của công ty sang thị trường HànQuốc năm2021
Kimngạch xuất khẩu của toànngành sang thị trường HànQuốc năm2021 =3,600,000,00023,350,000 x100% ~0.64861%
Từ kết quả trên cho ta thấy được rằng, quy mô của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái còn rất nhỏ so với toàn thị trường, điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn còn nhiều điều phải cải thiện, song công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc tạo ra công ăn việc làm cho lao động trong và ngoài tỉnh trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn.
Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường xuất khẩu hàng dệt may có thể chưa cho được cái nhìn khái quát vì còn quá chung chung, do đó chúng ta có thể nhìn nhận dựa trên tiêu chí thị phần tương đối.
3.3.5 Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận
Bảng 3.9 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái sang thị trường Hàn Quốc trong giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị Triệu đồng
Chi tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số liệu Số liệu Số liệu
Doanh thu 27.506,227393 32.778,522635 59.280,202801 Lợi nhuận trước thuế 1.050,259943 1.221,395661 3.362,513222
Tỷ suất lợi nhuận 3.8182% 3.7262% 5.6722%
(Nguồn Báo cáo tình hình kinh doanh của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn 2019-2021)
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận của công ty rất khả quan trong giai đoạn 2019-2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh đến công ty không hề nhỏ. Điều này cho thấy đã đúng trong việc triển khai các kế hoạch khắc phục tình trạng bệnh dịch và đồng thời cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn để tạo ra lợi nhuận cho công ty.
3.3.6 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ hàng năm
Bảng 3.8 Sản lượng sản xuất xuất khẩu chính của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2019-2021
Nguồn Phòng kinh doanh
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy được “Jacket gia công XK” và “Jacket FOB” là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty sang thị trường Hàn Quốc, tuy số lượng xuất khẩu năm 2020 bị hụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nguồn cung đầu vào bị khó khăn, cộng thêm các nước nhập khẩu bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng sang đến năm 2021, sản lượng xuất khẩu đã tăng trưởng vượt bậc, và vượt cả số lượng sản xuất xuất khẩu năm 2019. Điều này cho thấy công ty đã đi đúng hướng giải quyết vấn đề do dịch bệnh gây ra.
Các sản phẩm còn lại cũng được tăng sản lượng xuất khẩu nhưng không tăng mạnh như 2 sản phẩm chủ lực là do công ty đã thay đổi cấu trúc sản xuất, tập trung vào thế mạnh của công ty là 2 sản phẩm chủ lực, nên việc cắt giảm các sản phẩm không có năng lực cạnh tranh cao là điều dễ hiểu.