4.1 Định hướng phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Để giữ vững tốc độ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc trên thị trường Hàn Quốc, công ty đã đề ra những định hướng và chiến lược tổng quan trong giai đoạn 5 năm kế tiếp 2021-2025 như sau:
- Trong giai đoạn 2021-2022, tận dụng cơ hội về hiệp định RCEP, chủ động và tích cực hơn trong việc nghiên cứu và sử dụng những lợi thế mà hiệp định RCEP mang lại khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc.
- Duy trì và phát triển thương hiệu sản phẩm tại phân khúc đã nghiên cứu, mở rộng thêm các phân khúc khác tại thị trường Hàn Quốc.
- Phát triển các dòng sản phẩm áo JACKET sản xuất từ 100% nguyên liệu xanh có tính năng phù hợp với phân khúc khách hàng vận động ngoài trời.
- Hoàn thiện và cải tiến liên tục quy trình sản xuất-xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hàn Quốc.
4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty
4.2.1 Giải pháp về nguồn cung nguyên phụ liệu sản phẩm.
- Tích cực tìm kiếm các công ty có nguồn nguyên phụ liệu xanh trong nước: Việc nguyên liệu xanh đã và đang rất được quan tâm tại thị trường Hàn Quốc cũng như trên thế giới vì tính thân thiện với môi trường cũng như việc thân thiện với người dùng. Việc tìm kiếm các nguyên phụ liệu đầu vào ở trong nước để công ty có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng và giá thành nguyên liệu đầu vào một cách tốt nhất. Hơn nữa, việc tìm kiếm các nguyên phụ liệu ở trong nước sẽ góp phần giảm
thiểu một phần các chi phí phát sinh bất trắc khi tham gia tìm kiếm nguồn nguyên liệu này ở nước ngoài, thêm đó là việc chi phí liên quan đến việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào cũng được giảm đi.
- Tìm kiếm các nguồn cung nguyên liệu đầu vào tại các nước có ký kết FTA với Việt Nam hoặc ASEAN. Việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào từ đa nguồn của các quốc gia trên thế giới là kết quả đúc rút ra từ bài học quá phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu sản xuất từ Trung Quốc khi đại dịch xảy ra. Tìm kiếm nguyên phụ liệu đầu vào từ các nước có hiệp định FTA với Việt Nam hoặc ASEAN sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được rất nhiều chi phí nhập khẩu, giúp công ty tiết kiệm được nguồn lực để tập trung vào giải quyết những vấn đề khác. Việc nhập khẩu từ các quốc gia khác còn phải được xem xét thêm những yếu tố về giá cá, chất lượng, khả năng cung cấp dài hạn, chi phí vận chuyển… tổng hòa của những yếu tố đó sẽ là kết quả để so sánh xem đâu là nguồn nguyên phụ liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài.
4.2.2 giải pháp về nguồn nhân lực.
- Đào tạo các lao động một cách tỉ mỉ hơn: Việc các lao động có thời gian học việc cũng như là thử việc có vẻ như chưa đem lại hiệu quả thực sự khi công ty triển khai những mẫu sản phẩm mới. Vậy nên khi nhận các mẫu sản phẩm mới công ty nên tổ chức các buổi đào tạo về sản xuất sản phẩm mới cho những tổ trưởng của các dây chuyền sản xuất trước, sau đó từ tổ trưởng sẽ triển khai đến các lao động trong dây chuyền của mình. Việc này sẽ giúp phần nâng cao tay nghề của lao động, giúp giảm thiểu các sản phẩm bị lỗi do sai sót của công nhân trong việc sản xuất các mẫu sản phẩm mới.
- Tạo các buổi giao lưu học hỏi với các doanh nghiệp khác: đối với ban lãnh đạo và bộ máy hành chính của công ty, nên có những buổi giao lưu giữa các công ty để có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong lĩnh vực quản lý và xuất khẩu sản phẩm.
Thêm vào đó khuyến khích những công nhân viên có bằng trình độ đại học, từ đó giúp nâng cao năng lực trong từng vị trí mọi người đảm nhiệm.
4.2.3 Giải pháp liên quan đến khách hàng.
Mục tiêu của nhóm giải pháp là củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng lớn. Đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh, thu hút được những khách hàng mới với tỷ trọng xuất khẩu lớn.
- Chú tâm đẩy mạnh hoạt động Marketing:Công ty nên thường xuyên cập nhật hình ảnh thông tin hàng hóa các mẫu sản phẩm mới hơn, đặc biệt thêm những hình thức tiếp thị mới ngoài các hình thức cũ như hội chợ, triển lãm, tạp chí như việc xây dựng các kênh bán hàng tại các sàn thương mại điện tử lớn tại Hàn Quốc như sàn Gmarket, Coupang, 11street,... để đẩy mạnh quảng bá sản phẩm. Ngoài ra công ty nên khắc phục sự cố website của công ty hay bị mất kết nối và cập nhật thêm những hình ảnh thông tin về sản phẩm và các thông tin khác về công ty để có thể giữ được ấn tượng tốt đối với khách hàng.
- Xây dựng giải pháp tiếp cận khách hàng: Các khách hàng chủ yếu của công ty là những đại lý phân phối, vì thế nên việc mở rộng được những đại lý phân phối sẽ giúp công ty mở rộng được những người tiêu thụ sản phẩm. Vì thế nên công ty cần lắng nghe và sửa đổi những phản hồi từ các đại lý phân phối cũ. Với những đại lý phân phối mới, công ty cũng nên tìm kiếm tại những trang thương mại điện tử lớn ở Hàn Quốc, hoặc trên các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter… và ưu đãi những chính sách mới, các dịch vụ đi kèm để thu hút được những nhà phân phối mới.
4.2.4 Giải pháp về sản phẩm
Tính năng đặc biệt của sản phẩm là điều tạo nên sự khác biệt hóa của sản phẩm xuất khẩu công ty tại thị trường Hàn Quốc, tuy nhiên những tính năng này theo quan điểm cá nhân của em khá là dễ sao chép khi các đối thủ cạnh tranh tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của công ty, điều này sẽ khiến công ty bị giảm thiểu thị phần tại phân khúc khách hàng đã nghiên cứu. Để khắc phục tình trạng này thì công ty nên tập trung vào khách hàng để luôn tìm ra những mong muốn, thị hiếu
của họ từ đó để khắc phục lại những tính năng bị sao chép. Thêm vào đó công ty nên tạo ra những kênh phản hồi trực tiếp từ khách hàng sử dụng sản phẩm, từ đó sẽ biết được những gì cần sửa đổi để khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, công ty nên đổi mới các công nghệ để có thể phục vụ cho những quy trình sản xuất đặc biệt, từ đó có thể tạo ra những sản phẩm có tính năng đặc trưng, phù hợp với phân khúc khách hàng.
4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước.
- Về chính sách:
+ Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư để hỗ trợ vốn phát triển cho các doanh nghiệp bằng cách chủ động tiếp cận các dòng vốn đầu tư chất lượng, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư từ đó giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp may mặc tại nước ngoài.
+ Chính phủ cũng cần ổn định cơ chế chính sách từ thuế, hải quan, lao động, tiền lương, BHXH, BHYT minh bạch, rõ ràng để DN yên tâm kinh doanh, không phải lo suốt ngày “đối phó” với những chính sách thay đổi liên tục.
+ Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành thêm các hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn về quy trình phòng dịch trong tình hình mới để các doanh nghiệp thống nhất và chủ động áp dụng phòng tránh dịch bệnh.
- Về vấn đề logistics
+ Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế giá trị gia tăng. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, triển khai gói tín dụng để phục vụ các doanh nghiệp gia tăng sản xuất, giảm áp lực cho các công ty logistics.
+ Các Hiệp hội ngành hàng cùng VCCI có sự phối hợp, hợp tác với nhau trong việc trao đổi thông tin với doanh nghiệp về tình hình giá cước,
container rỗng và hoạt động nghiệp vụ, giải quyết với các hãng vận chuyển trong việc lưu cước, giá cước và giảm phụ phí hàng hải.
+ Các bộ ngành liên quan cũng phải hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong việc chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nhất là phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
- Về vấn đề nguyên vật liệu: Chính phủ nên đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước, giúp ngành may mặc có thể tự chủ được nguyên liệu khi là ngành mũi nhọn nhưng phải đi nhập khẩu các nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài.
- Về giải pháp tăng cường năng lực sản xuất: Thúc đẩy đào tạo, đầu tư năng lực cho ngành bằng cách xây dựng các trung tâm hỗ trợ cho ngành như trung tâm thiết kế sản phẩm với các thiết bị thiết kế tân tiến có chức năng phân tích, đánh giá độ bền, tuổi thọ, chất lượng và ảnh hưởng tới môi trường của sản phẩm.