Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG

3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái

3.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo năm 2022 sẽ là năm thứ ba liên tiếp Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 10 toàn cầu về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Và Hàn Quốc đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng các nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất thế giới, thế nên những biến động của nền kinh tế này gây ra đều có sức ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác.Xét

trong môi trường kinh tế vĩ mô của Hàn Quốc, những yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét:

- Tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế: Châu Âu là khu vực có nền kinh tế phát triển, bởi vậy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm gần đây không quá cao (khoảng 3.5% - 4%) nhưng vô cùng ổn định và luôn đạt giá trị rất lớn, Ngày 25/1/2022, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) công bố Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế quý IV/2021 tăng trưởng 1,1% so với quý III. Theo đó, tỷ lệ tăng trưởng GDP của cả năm đạt 4%, bằng với dự báo trước đó của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) và là mức cao nhất trong vòng 11 năm sau mức 6,8% năm 2010. Tuy tỷ lệ tăng trưởng có giai đoạn rơi xuống mức âm ở 2 quý đầu năm 2020, nhưng sau đó lại có mức tăng trưởng dương trở lại. Điều này chứng tỏ các hoạt động kinh tế tại thị trường này rất phát triển, tạo sự ổn định cho nhu cầu nhập khẩu sản phẩm may mặc . Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc có cơ hội để bành trướng hoạt động, mở rộng thị phần và thu được lợi nhuận cao hơn trong môi trường cạnh tranh khá thoải mái.

- Mức lãi suất: Trước tác động của COVID-19, đối với nền kinh tế, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) đã hạ lãi suất cơ bản từ mức 1,25% xuống 0,5% bằng hai lần giảm lãi suất vào năm 2020. Cho đến tháng 8 năm 2021, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) lần đầu nâng 0,25% lãi suất cơ bản sau 15 tháng, sau đó nâng thêm hai lần lãi suất nữa vào tháng 11 cùng năm và tháng 1 năm nay, mỗi lần 0,25%. Với việc lãi suất ở mức trung bình và có tính ổn định như thế, các khách hàng tại Hàn Quốc vẫn duy trì được tính ổn định khả năng tài chính để sản xuất và chi trả cho các đơn hàng nhập khẩu. Nhờ đó, nhu cầu về sản phẩm may mặc không phải chịu quá nhiều biến động, góp phần làm ổn định doanh thu và giảm sự ảnh hưởng của các yếu tố khác tới năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc.

- Lạm phát: nhìn chung tỷ lệ lạm phát tại Hàn Quốc ở mức thấp và ổn định trong những năm gần đây. Nhờ vậy, Hàn Quốc được coi là một thị trường ổn định để các công ty sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc có thể lập kế hoạch đầu tư nếu muốn tăng trưởng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh Covid – 19

diễn biến phức tạp trên toàn cầu, vào thời điểm cuối năm 2021 cộng thêm việc chi phí năng lượng cao, Hàn Quốc đã ghi nhận tăng mức lạm phát tiêu dùng trong tháng 10/2021 đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 1/2012. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lạm phát của nước này vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK). Do đó, các công ty gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc đầu tư và phát triển thị trường này và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc của nhiều doanh nghiệp.

b. Yếu tố chính phủ và chính trị

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Hàn Quốc vẫn tiếp tục phát triển một cách ổn định với nhiều hoạt động kinh tế - chính trị khác nhau, trong đó hoạt động chính trị được coi là tác động chủ yếu đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái là việc đàm phán và kí kết các FTA. Các FTA này quyết định phần trăm thuế suất mà một doanh nghiệp phải trả khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường cũng như các công cụ phòng vệ thương mại mà thị trường này sẽ áp dụng đối với mặt hàng xuất khẩu. Thực tế, để khuyến khích sự tăng trưởng và hỗ trợ cho việc tìm kiếm các nguồn lực giá rẻ hơn tới từ các quốc gia đang phát triển, Việt Nam được hưởng khá nhiều lợi ích từ các hiệp định thương mại này. Đặc biệt là hiệp định thương mại của khối ASEAN với 5 đối tác trong đó có Hàn Quốc. Đây là quyết định then chốt để công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái đẩy mạnh hoạt động tại thị trường khó tính này đồng thời nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm so với các quốc gia khác trên toàn cầu.

c.Yếu tố văn hóa- xã hội

Việc nghiên cứu văn hóa xã hội của Hàn Quốc đã chỉ ra rằng việc người tiêu dùng nước này ưu chuộng các thương hiệu lớn đầu tiên khi lựa chọn sản phẩm may mặc, sau đó mới đến chi phí,… Ở thị trường này người tiêu thụ đặt vẻ bề ngoài lên vị trí số 1, do trình phát triển của xã hội hiện đại cùng sự thâm nhập của văn hóa phương Tây, người tiêu dùng Hàn Quốc ưa chuộng các sản phẩm có nhãn mác ở Mỹ, Châu Âu hơn là các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Á. Chính vì nghiên cứu được rõ những đặc điểm trong văn

hóa-xã hội của người tiêu dùng Hàn Quốc đã giúp cho công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái có được những chiến lược sản xuất đúng đắn đánh thẳng vào thị yếu của người tiêu dùng Hàn Quốc. Và kết quả kinh doanh năm 2021 đã cho thấy sự hiệu quả về nghiên cứu yếu tố văn hóa- xã hội và đường lối chỉ đạo sản xuất đúng đắn của công ty cổ phần may kết quả Việt Thái.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường hàn quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu việt thái (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w