CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG
3.2 Hoạt động xuất khẩu mặt hàng sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
3.2.1 Khái quát thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc có tên chính thức hiện nay là Đại Hàn Dân Quốc. Người ta còn thường gọi Hàn Quốc với các tên khác như Đại Hàn, Nam Hàn, Nam Triều Tiên.
Trong các thời kỳ trước, Hàn Quốc được biết đến là triều đại Chosun, vương quốc Silla, nhà nước Cao Ly, …
+ Diện tích Hàn Quốc: 99.392 km2
+Theo danso.org: dân số Hàn Quốc năm 2021 là 51.317.646 người.
+ Tôn giáo: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Đạo Tin lành, Nho giáo, …
+ Đầu số Hàn Quốc: +82
+ Tỉ giá đồng won1 KRW = 20,57 VND (6/2021)
Tên tiếng Anh của Hàn Quốc: Hàn Quốc tên tiếng Anh chính thức là Republic of Korea hoặc cách gọi khác đó là South Korea.
Thủ đô của Hàn Quốc là: Seoul
Bảng 3.6 các nước có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới
Theo như báo cáo tài chính ngành dệt may năm 2021 của VCBS, Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu may mặc tập trung vào Top 10 quốc gia có thị phần lớn nhất, trong đó có thể thấy Hàn Quốc luôn năm trong top những nước có kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới.
Theo báo cáo công bố của Chính phủ Hàn Quốc, trong năm 2021 kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt mức cao kỷ lục với 615,05 tỷ USD, tăng 31,5%, đưa thặng dư thương mại lên 29,49 tỷ USD. Trong đó kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đạt 78,1 tỉ USD, tăng 18,33% so với năm 2020, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 21,9 tỉ USD, tăng 14,9% và kim ngạch nhập khẩu đạt 56,2 tỉ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đã đạt 3.6 tỷ USD năm 2021 theo như báo cáo của tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Điều này có thể lý giải được là do tình hình dịch bệnh đã được khắc phục tại Hàn Quốc, cộng thêm những hiệp định mới đã được ký kết và chuẩn bị có hiệu lực như RCEP khiến kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia này được cải thiện một cách trông thấy. Điều này cũng cho thấy tiềm năng mà thị trường này đem lại đối với thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và sản phẩm dệt may nói riêng.
Những nghiên cứu thị trường của Hàn Quốc những năm gần đây đã chỉ ra rằng, khi người tiêu dùng chi tiêu cho hàng may mặc họ chú ý đầu tiên đến nhãn hiệu và giá cả. Hầu hết những người tiêu dùng cho rằng, chất lượng cao tương đương với giá cả cao và gắn liền với những thương hiệu nổi tiếng. Khi xem xét và lựa chọn sản phẩm may mặc, người tiêu dùng Hàn Quốc đặc biệt quan tâm tới xuất xứ hàng hóa. Cụ thể hơn là họ ưu thích các sản phẩm có nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ hơn là những sản phẩm có xuất xứ từ nguồn gốc Châu Á. Sự ưa chuộng hàng hiệu của Hàn Quốc xuất phát từ yếu tố tâm lý muốn khẳng định sự giàu có và địa vị trong xã hội, hoặc chỉ đơn thuần là phong cách cá nhân. Đối với người tiêu dùng Hàn quốc vẻ bề ngoài cực kỳ quan trọng. Họ có thể ăn uống đạm bạc nhưng ăn mặc thì phải đẹp. Thời gian gần đây thì thị hiếu người tiêu dùng cũng đã thay đổi theo hướng đa dạng hóa hơn. Một số bộ phận người tiêu dùng Hàn Quốc lại đặt sự quan tâm hàng đầu đến mẫu mã thời trang, đi kèm với giá cả hợp lí. Sự thay đổi này đã góp phần cho các sản phẩm có xuất xứ từ khu vực Châu Á xâm nhập và tạo nên thương hiệu hơn ở thị trường này.
3.2.2 Tình hình xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái
Bảng 3.7 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hàn Quốc của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái giai đoạn 2019-2021
(Nguồn phòng kinh doanh)
Bảng 3.8 Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty cổ phần may xuất khẩu Việt Thái sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2019-2021.
(Nguồn Phòng kinh doanh)
Từ số liệu trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2019-2021 có sự tăng trưởng dương. Cụ thể năm 2020 mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty tăng trưởng âm, nhưng kim ngạch xuất khẩu của thị trường Hàn Quốc lại tăng trưởng dương và tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này cũng đã được gia tăng. Nguyên nhân là do sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Canada khiến hàng hóa khó tiêu thụ dẫn đến tình trạng xuất khẩu bị giảm. Tuy nhiên công ty đã kịp thích ứng bằng cách tập trung vào các thị trường khác tiềm năng hơn, nhưng chưa được khai thác nhiều như Hàn Quốc. Kết quả là tỷ trọng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường này đều tăng trưởng. Sang đến năm 2021, đây là năm chuyển mình mạnh mẽ trong việc xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, mặc dù diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp trong năm 2021 tuy
nhiên công ty đã đi đúng đường trong việc tìm kiếm thị trường thay thế xuất khẩu sản phẩm. Có thể thấy rõ thị trường Hàn Quốc đã xếp thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của toàn công ty với tỷ trọng là 11.54% tương đương với 2,694,590 USD và đã tăng trưởng 55.29% tương đương 1,204,711 USD so với kim ngạch xuất khẩu năm 2020. Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được cơ cấu các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường này có sự gia tăng đáng kể. Điển hình là 2 sản phẩm chủ đạo của công ty - áo JACKET đã được cải thiện số lượng xuất khẩu năm 2021 hơn 50% mỗi loại so với sản lượng xuất khẩu năm 2020. Ngoài ra các sản phẩm còn lại cũng tăng trưởng dương trong năm 2021, tuy nhiên nhìn chung về số lượng sản phẩm được xuất khẩu đã không thể tăng mạnh như 2 sản phẩm chủ đạo của công ty tại thị trường này.
Nguyên nhân lý giải từ phía thị trường Hàn Quốc đó là do tỷ lệ tiêm chủng vắc xin liều cơ bản của Hàn Quốc đã đạt 43.726.034 triệu dân trên tổng số khoảng 52 triệu dân của nước này theo như báo cáo của Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA). Điều này giúp cho người dân Hàn Quốc yên tâm hơn và góp phần phục hồi tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc. Còn về phía công ty thì đây là thành quả cho sự cố gắng thay đổi và thích nghi trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Ngoài những chính sách ngăn chặn và phòng ngừa dịch bệnh giúp sản xuất được ổn định, công ty cũng đã tạo nên những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của công ty. Có thể kể tên một số chính sách đặc biệt như chia ca làm của các công nhân trong xưởng để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan, tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào, cũng như các nhà nhập khẩu mới tại thị trường Hàn Quốc…Tất cả những điều này có được đều nhờ những nỗ lực tìm kiếm giải pháp và khắc phục của toàn thể ban lãnh đạo công ty trong năm 2020, có thể gọi năm 2020 là bước đà để năm 2021 phát triển mạnh mẽ như vậy.