Thực hiện quản lý chặt chẽ nợ phải thu, đẩy nhanh quy trình giải quyết các thủ tục thanh toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần may thanh hóa (Trang 78 - 80)

- GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CP MAY THANH HÓA

3.2.3. Thực hiện quản lý chặt chẽ nợ phải thu, đẩy nhanh quy trình giải quyết các thủ tục thanh toán.

các thủ tục thanh toán.

- Trong năm qua việc thu hồi nợ của công ty giảm sút, vì vậy việc đầu tư vào các khoản phải thu là lớn làm ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì cần phải thực hiện giảm các khoản phải thu. Để quản lý nợ phải thu hiệu quả đòi hỏi công ty cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

- Cần có sự đánh giá cẩn trọng về uy tín tín dụng của khách hàng thông qua các kênh thông tin như : phân tích báo cáo đã được kiểm toán của khách hàng, điều tra thông tin về uy tín tín dụng của khách hàng thông qua nguồn thông tin của ngân hàng, vệc chấp hành nghĩa vụ thanh toán trước đây.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hàng trước thời hạn đơn hàng hoàn thành bàn giao.

- Đối với các khoản nợ khó đòi, cần tiếp tục theo dõi, đôn đốc thu hồi và trích lập dự phòng phải thu khó đòi để khi phát sinh những khoản nợ khó đòi thì tình hình tài chính của công ty không bị ảnh hưởng.

- Cần ghi sổ đối chiếu hàng ngày và theo dõi chặt chẽ các khoản nợ phải thu, lập kế hoạch cụ thể về việc thu hồi các khoản nợ này đối với từng đối tượng.

- +Thực hiện tính lãi các khoản nợ quá hạn. Đối với những khách hàng có truyền thống “nợ nần, dây dưa”, công ty phải kiên quyết không tiếp tục ký kết hợp đồng. Nếu đơn vị mắc nợ không có khả năng thanh toán, công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

- +Đối với những khách hàng có mối quan hệ thường xuyên và chấp hành đúng chế độ thanh toán đối với công ty thì công ty có thể ưu tiên thực thi hợp đồng và cố gắng thực hiện bàn giao đơn đặt hàng gia công sớm.

3.2.4. Quản lý Hàng tồn kho

- Chúng ta thấy rằng

trong kỳ HTK ít. Điều này cũng không tốt vì công ty phải có các biện pháp để quản lý hàng tồn kho và khoản phải thu để cơ cấu lại vốn kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Việc quản lý vốn

tồn kho dự trữ là rất quan trọng. Nếu xác định được một mức dự trữ tồn kho đúng mức, hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất do thiếu nguyên vật liệu đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn kinh doanh.

- Bên cạnh đó, công

ty nên tiếp tục hoàn thiên hệ thống kế toán chi phí để theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, xác định nội dung và giá trị của sản phẩm dở dang, xác định giá thành sản phẩm nhằm phát hiện các nguyên nhân của sự thiếu hiệu quả cũng như thất thoát, góp phần làm tăng hiệu quả đồng vốn kinh doanh bỏ ra. Đồng thời phải cách li trách nhiệm cho các phòng ban về các chức năng mua hàng, nhận hàng và ghi sổ hàng tồn kho.

3.2.5. Tăng cường vốn bằng tiền

- Ta thấy rằng khả năng thanh toán tức thời của công ty thời điểm cuối năm 2012 là thấp do vốn bằng tiền ít, điều đó rất nguy hiểm cho công ty. Do đó trong năm 2012 công ty cần khắc phục tình trạng này bằng cách lập kế hoạch dự trữ vốn bằng tiền hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời trong nhiều trường hợp cần thiết nhưng không bị rơi vào tình trạng ứ đọng vốn.

- Với kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong năm tới thì nhu cầu vốn bằng tiền của công ty sẽ tăng lên nhiều, công tác tổ chức, quản lý vốn bằng tiền sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy công ty cần lập kế hoạch, đề ra các giải pháp cụ thể để có các biện pháp quản lý và sử dụng vốn bằng tiền phù hợp nhất với tình

hình hoạt đông SXKD của công ty. Giải pháp đề ra là: công ty cần dự báo nhu cầu vốn bằng tiền theo tháng, quý trên cơ sở lập báo cáo thu chi bằng tiền.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần may thanh hóa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w