Nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang trong thời kỳ hậu khủng hoảng nên cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Việc các ngân hàng tăng lãi suất lên rất cao và thắt chặt nguồn vốn cho vay trong năm qua là nhân tố quan trọng làm tăng chi phí lãi vay và gây khó khăn cho công ty trong việc huy động vốn để kinh doanh.
Tuy quy trình công nghệ cao, trình độ quản lý lao động có kinh nghiệm nhưng có một số sản phẩm của những doang nghiệp trong và ngoài nước đang cạnh tranh và dần chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy công ty cần có những biện pháp và chiến lược hợp lý để khắc phục tình trạng trên cạnh tranh để phát huy hết khả năng của mình.
Một số lao động không được hưởng chế độ bảo hiểm nên công ty phải có sự điều chỉnh hợp lý trong vấn đề hưởng lương và BHXH cho công nhân.
2.2.1. Tình hình tổ chức nguồn vốn kinh doanh.
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế, công ty đã không ngừng nâng cao quy mô vốn và ngày càng đa dạng hóa phương thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Do đặc thù ngành sản xuất là gia công nên trong năm qua công ty vẫn duy trì cơ cấu VKD gồm: VCĐ và VLĐ trong đó VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VKD. Để hiểu rõ hơn về tình hình tổ chức nguồn vốn kinh doanh của công ty ta hãy đi xem xét về cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011 và 2012
Về vốn kinh doanh:
Ta xem bảng 2.2:
Vào 31/12/2011 tổng VKD của công ty là 10.054.244.590 đồng, tăng so với năm 2010 là 44.349.241 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,44%. Trong đó:
- Chỉ tiêu - 31/12/2010 - 31/12/2011 - 31/12/2012 - - Số tiền - T ỷ trọng - Số tiền - Tỷ trọng - Số tiền - T ỷ trọng - -