Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối đến tình hình tổ chức, quản lý, sử dụng vốn kinh doanh ở công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần may thanh hóa (Trang 32 - 33)

Thanh Hóa.

1 Những đặc điểm kinh tế chủ yếu chi phối đến tình hình tổ chức, quản lý, sửdụng vốn kinh doanh ở công ty. dụng vốn kinh doanh ở công ty.

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước.Nhìn chung là tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn.

Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của kinh tế thế giới, 2012 được xem là một năm khó khăn với kinh tế Việt Nam, nhưng nó cũng đánh dấu một số thành công nhất định trong chính sách điều tiết vĩ mô. Trước hết là lạm phát được đánh giá là khống chế hiệu quả, mặc dù, trong năm sắp tới mục tiêu ưu tiên của Chính phủ vẫn tiếp tục là kiềm chế lạm phát. Lĩnh vực thứ hai là thặng dư thương mại, Việt Nam đã có cán cân thương mại dương 284 triệu đô la và đây là con số dương Việt Nam

đạt được sau đúng 20 năm. Ngoài ra, các chỉ tiêu như dự trữ ngoại hối cũng được cải thiện đáng kể và tiền đồng Việt Nam cũng từng bước ổn định.

Ngành dệt may Việt Nam cũng không nằm ngoài guồng quay đó, khủng hoảng khu vực EU khiến đồng Euro biến động và mất giá liên tục mà hàng dệt may của Việt Nam xuất đi EU giao dịch bằng Euro nhưng đa số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... phải thanh toán bằng USD. Chính sự chênh lệch từ phương thức thanh toán tỷ giá khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sụt giảm lợi nhuận. Khó khăn từ thị trường thế giới đã khiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của toàn ngành chững lại và chỉ đạt ở mức một con số, chưa đạt so với kế hoạch tăng 10 - 12% đặt ra hồi đầu năm và thấp xa so với mức hơn 30% của năm 2011. Nếu như năm trước, xuất khẩu dệt may thắng lợi trên cả 3 mặt, đó là phát triển thị trường, đơn giá và sản lượng đều tăng, thì năm nay, đơn giá và sản lượng giảm, cho dù các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì được đơn hàng các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... đều giảm nhập khẩu do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, mức tăng này là chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm.

Tất cả những yếu tố đó đã tác động mạnh tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung, đặc biệt là tình hình tổ chức, quản lý và sử dụng VKD nói riêng của công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần may thanh hóa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w