NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Công tác thu thập tài liệu và xử lý số liệu: Chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu thu thập được. BCTC là cơ sở dữ liệu chủ yếu để tiến hành phân tích BCTC, các thông tin đầu vào chủ yếu là BCTC có tính chính xác cao thì sản phẩm đầu ra là các báo cáo phân tích cũng sẽ đảm bảo độ chính xác cao hơn.

Các BCTC của các NHTM hiện nay đều đảm bảo được kiểm toán đầy đủ nên nội

dung BCTC cũng c độ tin cậy cao hơn. Bên cạnh đ , các thông tin liên quan như các thông tin chung về giá cả thị trường, tiền tệ, các tài liệu trên báo cáo quản trị cũng cần được thu thập nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích [5], [7].

Quy trình phân tích BCTC của ngân hàng: công tác phân tích BCTC của ngân hàng không phải là công việc đơn giản, quy trình phân tích được xây dựng một cách khoa học, tỉ mỉ và chi tiết sẽ đảm bảo kết quả phân tích có chất lượng.

Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát báo cáo phân tích của ngân hàng là bộ lọc cuối c ng để các báo cáo phân tích được gửi tới các đối tượng sử dụng đảm bảo tính chính xác.

Trình độ của cán bộ phân tích: Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả cũng như chất lượng của công tác phân tích BCTC ngân hàng về tính xác thực, toàn diện của báo cáo phân tích, đến việc tổ chức phân tích có khoa học và hợp lý hay không. Ngân hàng có thể xác định được tầm quan trọng của công tác phân tích BCTC nhưng nếu không c được nguồn nhân lực chất lượng thì đ chỉ là mong muốn và d ng lại ở kế hoạch phát triển công tác phân tích BCTC ngân hàng. Do đ , để triển khai được công tác phân tích BCTC tại ngân hàng thì phải c được nguồn nhân lực có trình độ và năng lực. Ngân hàng phải tuyển dụng được những con người có kinh nghiệm, có trình độ để xây dựng và đưa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích có hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng phải có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực để họ có thể phát triển hơn nữa trình độ của mình [5], [8].

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác phân tích: Các giải pháp kỹ thuật công nghệ được lựa chọn phù hợp (các phần mềm phân tích BCTC, hệ thống Corebanking giúp tổng hợp số liệu nhanh ch ng, chính xác,… là xúc tác cho sự phát triển công nghệ tin học ngân hàng đúng hướng, là nhân tố giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, tăng cường công tác phân tích BCTC, các báo cáo phân tích được cung cấp v a nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác [5], [8].

Chính sách của Ban quản trị Ngân hàng: T y theo định hướng và nhu cầu của Ban quản trị, nếu lãnh đạo ngân hàng nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phân tích BCTC thì công tác phân tích BCTC sẽ được quan tâm và phát triển

một cách đúng đắn, giúp thúc đẩy nhanh chóng việc tăng cường phát triển hệ thống công nghệ thông tin hay bồi dưỡng cán bộ phân tích.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Quy định của Nhà nước: cùng với sự phát triển của ngân hàng và nền kinh tế, các quy định của NHNN liên quan đến BCTC ngày càng ch t chẽ, chế độ quy định bắt buộc của Nhà nước về việc lập báo cáo thuyết minh tài chính, thực hiện các BCTC tiến dần đến chuẩn mực quốc tế, yêu cầu bắt buộc các BCTC của Ngân hàng đều phải được tiến hành kiểm toán độc lập giúp cho nội dung các BCTC chính xác hơn. Đây là cơ sở để đã g p phần làm tăng tính chính xác của các thông tin được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào cho việc phân tích tài chính, do đ g p phần làm cho kết quả phân tích tài chính trở nên hữu ích hơn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, một vấn đề có thể xảy ra là khi thay đổi các quy định về việc lập BCTC dẫn đến số liệu trên BCTC có thể không thống nhất vì sử dụng những chuẩn mực khác nhau để thực hiện. T đ , số liệu theo thời gian sẽ thiếu tính chính xác và ảnh hưởng đến việc phân tích, đ c biệt là dự báo [6], [14].

M c dù theo các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau đều có những chỉ tiêu giới hạn các chỉ số tài chính bắt buộc theo Quy định của NHNN như: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Giới hạn về tỷ lệ cho vay/huy động, tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng, Tỷ lệ góp vốn và đầu tư, Tỷ lệ về khả năng chi trả,… Tuy nhiên, các chỉ số tài chính của ngân hàng trong thực tế còn rất nhiều và trong điều kiện ngành ngân hàng phải đối m t với rất nhiều rủi ro thì việc có thêm các giới hạn tham chiếu (không bắt buộc) có thể giúp ích nhiều cho ngân hàng trong hoạt động phân tích BCTC.

Mức độ phổ biến của các thông tin và số liệu ngành: hoạt động phân tích BCTC không chỉ gói gọn trong việc xem xét các số liệu tài chính, chỉ số tài chính của bản thân ngân hàng mà còn phải kết hợp phân tích ngành, so sánh với số liệu ngành nói chung. Tuy nhiên, ngoại tr các ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán cung cấp toàn bộ số liệu BCTC thì đa phần các ngân hàng còn lại chỉ cung cấp một số chỉ tiêu chính. NHNN cũng c những báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhưng rất hiếm có các

báo cáo riêng của t ng nh m ngân hàng khác nhau trong khi đ việc so sánh phân tích ngành để chính xác nhất thì cần phối hợp so sánh chung toàn hệ thống và so sánh riêng với các ngân hàng c quy mô tương đương [6], [14].

Sự phát triển của khoa học phân tích tài chính: Khoa học phân tích tài chính phát triển ảnh hưởng lớn đến nội dung phân tích tài chính NHTM. Phân tích tài hính NHTM không chỉ d ng lại ở so sánh đánh giá để phân tích khái quát mà còn phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng, mối quan hệ giữa các nội dung có liên quan. Khi có phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính sẽ giúp các nhà phân tích tiết kiệm công sức, đ c biệt khi phân tích tài chính được coi là một nghề, một loại hình dịch vụ tài chính thì tính chuyên nghiệp càng cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 tác giả đã rõ những nội dung sau:

Một là, tổng quan về phân tích tài chính của NHTM gồm các nội dung: khái quát chung về NHTM; Đ c điểm hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến phân tích tài chính; Hệ thống báo cáo tài chính của NHTM; khái niệm, phương pháp và vai tr phân tích tài chính ngân hàng.

Hai là, làm rõ 4 nội dung trong phân tích tài chính ngân hàng gồm: Phân tích cấu trúc tài chính; phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn; phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời; phân tích rủi ro trong hoạt động của NHTM.

Ba là, trình bày những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính của NHTM.

Đây là những cơ sở lý luận quan trọng để tác giả vận dụng phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Công Thương CN Hà Giang ở Chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Chi nhánh ở Chương 3.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)