Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CN HÀ GIANG

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác phân tích tài chính của Chi nhánh vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Một số hạn chế đã tồn tại t rất lâu nhưng bộ phận phân tích tài chính vẫn còn chậm trễ trong việc cải tiến, thay đổi. Những hạn chế này tập trung vào ba vấn đề tập trung ở quy trình phân tích, nội dung phân tích và thời gian phân tích:

Thứ nhất, m c d Chi nhánh đã xây dựng bộ máy nhân sự thực hiện phân tích tài chính nhưng các hoạt động phân tích báo cáo tài chính hiện tại chưa được tiến hành thường xuyên, chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Ban lãnh đạo ho c một số báo cáo phân tích, tổng hợp các chỉ số tài chính cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hà Giang.

Thứ hai, Chi nhánh chưa áp dụng phương pháp phân tích theo mô hình

Dupont để phân tích.

Thứ ba, xét về quy trình phân tích, cơ sở dữ liệu thiếu cập nhật, việc tính toán các chỉ tiêu phân tích mất nhiều thời gian. Theo những tài liệu và văn bản sẵn có tại bộ phận phân tích tài chính cùng với việc theo dõi công tác phân tích tài chính, cơ sở dữ liệu phân tích là một mắt xích yếu trong chuỗi phân tích. Cơ sở dữ liệu phân tích thường không được cập nhật đầy đủ, vẫn còn một số sai sót, số liệu sai khác giữa các nguồn thông tin khác nhau, số liệu ngành ít được cập nhật gây mất thời gian để sửa chữa và bổ sung khi có nhu cầu phân tích. Việc tiến hành lấy dữ liệu phân tích thường mất thời gian và không thuận tiện cho cán bộ phân tích. Báo cáo phân tích chủ yếu đưa ra những con số, tổng hợp vấn đề, nêu nguyên nhân nhưng chưa chỉ ra được những biện pháp tài chính cần thực hiện, ho c các giải pháp đưa ra rất chung chung nên không có hiệu quả tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo, ho c đối tượng quan tâm.

Thứ tư, xét về nội dung phân tích:

Chi nhánh chưa thực hiện phân tích tài chính một cách tổng hợp bao gồm toàn bộ các nội dung có trong BCTC. M c dù các nội dung trong BCTC đều được phân tích khá đầy đủ ở các báo cáo riêng lẻ khác nhau như báo cáo tình hình thanh khoản, báo cáo dự trữ bắt buộc, báo cáo hoạt động tín dụng, báo cáo tình hình huy động và sử dụng nguồn,… nhưng chưa c một báo cáo phân tích tổng hợp mang lại cái nhìn tổng quát về thực trạng toàn bộ hoạt động của Chi nhánh để Ban lãnh đạo có thể đưa ra định hướng tổng thể ho c đưa ra một nhóm các giải pháp cho các vấn đề mà ngân hàng đang g p phải thay vì giải quyết t ng vấn đề nhỏ và nhiều khi gây chồng chéo lên nhau.

Việc phân tích khả năng sinh lời chỉ mới d ng lại ở việc phân tích độc lập t ng chỉ tiêu ROA, ROE mà chưa xem xét n trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của ngân hàng, chưa gắn sự biến động của chi phí với thu nhập nên chưa làm rõ được tính hợp lý hay không hợp lý của việc tăng, giảm chi phí... Ví dụ, khi tính toán chỉ tiêu ROA, ROE Chi nhánh mới đơn thuần tính toán và đánh giá sự biến động tỷ lệ này qua các năm nhưng chưa phân tích theo mô hình Dupont để đánh giá

được t ng m t hoạt động có liên quan.

Trong phân tích rủi ro hoạt động, hiện tại Chi nhánh hầu như chỉ đi sâu vào phân tích rủi ro tín dụng, còn rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất chưa được phân tích.

Trong khi lãi suất là những yếu tố có thể trực tiếp dẫn đến tổn hại về tài sản ho c làm giảm thu nhập của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của bất cứ NHTM nào đều gắn với rủi ro, do đ , việc kiểm soát và phòng ng a rủi ro luôn là một nhiệm vụ cấp thiết và ưu tiên hàng đầu của các NHTM. Trên thực tế tại Chi nhánh công tác phân tích và quản lý rủi ro được tập trung tại Phòng hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên Chi nhánh cũng nên đưa nội dung phân tích rủi ro vào báo cáo phân tích để nhà quản trị có cái nhìn hệ thống và toàn diện hơn tình hình kinh doanh của ngân hàng.

Thứ năm, báo cáo phân tích thiếu tính định hướng gắn với giải pháp cho nhà quản lý. Báo cáo phân tích chủ yếu đưa ra những con số, tổng hợp vấn đề, nêu nguyên nhân nhưng chưa chỉ ra được những biện pháp tài chính cần thực hiện, ho c các giải pháp đưa ra rất chung chung nên không có hiệu quả tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo.

Thứ sáu, chưa phát triển được hoạt động dự báo một số chỉ tiêu tài chính quan trọng để cung cấp thêm thông tin quan trọng cho Ban lãnh đạo nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động trong tương lai cho ngân hàng ho c cảnh báo sớm rủi ro có thể g p phải.

Thứ bảy, các báo cáo phân tích được yêu cầu đột xuất thường bị chậm trễ ho c không đầy đủ. Các chỉ tiêu phân tích đôi khi được tính toán chưa chính xác, không đồng nhất với nhau nên việc đánh giá, nhận xét có thể chệch hướng, đưa đến những kết quả trái chiều so với mong muốn. Ngoại tr các báo cáo định k và các báo cáo cung cấp cho NHNN mang tính bắt buộc, Bộ phận phân tích tài chính chưa chủ động lập kế hoạch phân tích tài chính nên khi có nhu cầu đột xuất mới phân công người thực hiện dẫn đến việc chậm trễ nếu g p vướng mắc ở bất kì khâu nào trong quá trình phân tích.

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong phân tích tài chính tại Chi nhánh và những thiếu sót, yếu kém thể hiện trên những báo cáo phân tích của Chi nhánh. Tuy nhiên, các nguyên nhân này đều xuất phát t bản thân ngân hàng và các yếu tố bên ngoài. T đ hình thành nên hai nh m nguyên nhân chủ quan và

nguyên nhân khách quan:

Xét nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, Bộ phận phân tích tài chính chưa thực hiện nghiêm quy trình phân tích tài chính một cách có tổ chức và khoa học. M c d ban lãnh đạo đã c quan tâm đến công tác phân tích tài chính. Tuy nhiên, hiện tại Chi nhánh đã có quy trình phân tích tài chính nhưng chưa thực hiện nghiêm túc quy trình này. Chi nhánh chưa c các văn bản hướng dẫn phân tích tài chính. Nhưng một số văn bản đã c thì chỉ mang tính hình thức nên còn nhiều thiếu s t, hướng dẫn còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng, khó áp dụng trong thực tế. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ, sai sót, thiếu tính nhất quán trong các báo cáo phân tích đột xuất do sự lộn xộn, chồng chéo, thiếu quy củ trong quá trình phân tích nên việc nhầm lẫn hay chậm trễ là điều không tránh khỏi.

Thứ hai, Bộ phận phân tích tài chính chưa phân công bộ phận kiểm soát dữ liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của quá trình phân tích nên công tác thu thập và xử lý dữ liệu không đảm bảo tính chính xác và báo cáo phân tích không bắt buộc phải được kiểm tra trước khi cung cấp cho Ban lãnh đạo nên không tránh khỏi các sai sót trong quá trình phân tích làm ảnh hưởng đến kết quả của báo cáo phân tích.

Thứ ba, sự phối kết hợp trong hoạt động phân tích giữa các phòng nghiệp vụ và bộ phận liên quan còn thiếu. Do đ , việc cung cấp số liệu cho bộ phận phân tích t các Phòng nghiệp vụ có liên quan trong nội bộ ngân hàng là chưa đầy đủ và kịp thời. Do hệ thống thông tin trình bày trên BCTC còn thiếu sót nên cán bộ phân tích phải lấy thêm thông tin chi tiết t các phòng ban, bộ phận phụ trách chuyên môn để phục vụ cho báo cáo phân tích của mình. Vì vậy có một số thời điểm cán bộ phân tích không chủ động do sự chậm trễ và không phối hợp của các Phòng ban khác.

Thứ tư, Bộ phận phân tích tài chính chưa tổng hợp được các chỉ tiêu phân tích thành một bộ chỉ tiêu đầy đủ. Điều này dẫn đến việc phân tích có thể bị bỏ sót trong trường hợp có nhiều chỉ tiêu cần phân tích, trong điều kiện thời gian giới hạn.

Ngược lại, khi đã c bộ chỉ tiêu, người phân tích có thể tập trung phân tích theo các chỉ tiêu đã được liệt kê, người kiểm soát cũng dễ dàng kiểm tra nội dung phân tích

theo các đề mục đã c .

Thứ năm, Bộ phận phân tích tài chính chưa xây dựng những tiêu chuẩn cần thiết khi phân tích tài chính. Do đ , các báo cáo phân tích thường chỉ đảm bảo yếu tố cung cấp, tổng hợp thông tin mà chưa đưa ra được giải pháp cụ thể cho người sử dụng. Ho c chất lượng các báo cáo phân tích không đồng đều. Có báo cáo phân tích rất chi tiết nhưng cũng c những báo cáo lại khá sơ sài và thiếu tính ứng dụng.

Thứ sáu, nguồn nhân lực phục vụ công tác phân tích thường bị thiếu hụt tạm thời. Số lượng cán bộ còn thiếu (chỉ có 16 người thực hiện công tác phân tích và các nhiệm vụ khác) trong số đ lại chủ yếu là cán bộ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên phòng thường xuyên c người nghỉ sinh 1-2 năm trở lại đây. Do đ , ph ng thường rơi vào tình trạng thiếu người dẫn đến công việc bị quá tải thường xuyên. Đồng thời, tại thời điểm hiện tại, số lượng nhân sự tại bộ phận phân tích tài chính còn khá trẻ, ít kinh nghiệm trong phân tích tài chính, khả năng đọc kết quả phân tích còn hạn chế.

Trình độ học vấn của nhân viên tốt nhưng chủ yếu trong số đ là sinh viên v a tốt nghiệp đã làm việc luôn tại ngân hàng nên kinh nghiệm chính là t các nhân viên cũ. Do đ , kinh nghiệm làm việc không phong phú, đôi khi khá máy m c, không đưa ra được những cải thiện cần thiết cho công việc. Hoạt động phân tích tài chính tuy không còn quá mới mẻ đối với các NHTM, tuy nhiên vẫn là một công việc tương đối kh , đ i hỏi rất cao ở người phân tích về kiến thức tổng hợp và kỹ năng phân tích. Chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phân tích chưa được chú trọng, đa phần các chương trình bồi dưỡng là chương trình ngắn ngày do các Bộ, Ban, Ngành thực hiện, ít đi sâu vào hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ. Các khóa tổ chức đào tạo về phân tích tài chính có chi phí không nhỏ, chủ yếu là mời chuyên gia phân tích t bên ngoài vào giảng dạy với số lượng người tham gia không nhiều. Tại Chi nhánh chưa c kh a đào tạo chuyên viên tài chính về phân tích báo cáo tài chính.

Do đ , việc tiếp cận các kiến thức về phân tích tài chính là tương đối khó khăn.

Cuối cùng, hệ thống công nghệ thông tin chưa hỗ trợ được nhiều cho cán bộ phân tích. M c d đã sử dụng hệ thống Core Banking mới t năm 2011 nhưng do việc phân tích tài chính chủ yếu được thực hiện tại Hội sở chính của Vietinbank nên việc tiến hành phân tích tại Chi nhánh chỉ sử dụng hệ thống dữ liệu nội bộ SBR gây mất

thời gian và không thuận tiện cho cán bộ phân tích. Ngoài ra, chưa c phần mềm hỗ trợ phân tích tài chính nên việc tính toán các chỉ tiêu phân tích chưa được thiết lập tự động hóa mà vẫn còn phải thực hiện thủ công, dẫn đến có thể xảy ra sai sót trong quá trình tính toán. Sai sót bao gồm lấy thiếu ho c th a số liệu, nhầm lẫn công thức tính...

Xét nguyên nhân khách quan:

Mức độ phổ biến và tính chính thống của các thông tin, tài liệu cần thu thập còn thiếu. Do đ c thù hoạt động không giống như các doanh nghiệp thông thường nên những tài liệu về phân tích BCTC của doanh nghiệp không thể áp dụng toàn bộ vào phân tích trong l nh vực ngân hàng. Trong khi đ , những tài liệu nghiên cứu liên quan đến phân tích BCTC trong các NHTM vẫn khá ít ỏi.

Hiện vẫn chưa c một kênh thông tin chính thống cung cấp các chỉ số tài chính trung bình ngành ngân hàng, chỉ số của t ng nhóm ngân hàng phân theo loại hình sở hữu hay quy mô tài sản. Trong khi một trong những điều kiện cần thiết để áp dụng phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh c hiệu quả là phải có các tỷ lệ tham chiếu. Thông thường khi tính toán ra các tỷ lệ tài chính, người ta phải đối chiếu chúng với các tỷ lệ tiêu chuẩn nào đ . Đối với các NHTM ở Việt Nam hiện nay việc xác lập các tỷ lệ tham chiếu là một việc tương đối kh khăn, ho c dữ liệu thu thập t các báo cáo khác nhau lại rất khác nhau nên căn cứ để so sánh cũng không chính xác. Bên cạnh đ , do tính bảo mật thông tin trước đối thủ cạnh tranh ho c do bản thân các NHTM ở Việt Nam cũng không thực hiện tính toán các tỷ lệ tài chính cho ngân hàng mình nên các số liệu tham chiếu t các ngân hàng khác không sẵn có, và việc lấy được các số liệu của các ngân hàng khác không phải là việc dễ dàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan lịch sử hình thành phát triển, tình hình tài chính của Vietinbank CN Hà Giang; tổng kết đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính tại Vietinbank CN Hà Giang, đã thấy được những kết quả đã đạt được của nội dung phân tích tài chính tại Vietinbank CN Hà Giang. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại trong nội dung phân tích tài chính tại Chi nhánh như: việc phân tích chỉ d ng lại ở mức độ đơn giản, sơ sài, chưa đi sâu vào phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng để t đ đề ra các giải pháp cần thiết giúp cho chủ thể quản lý ra quyết định, chưa sử dụng đầy đủ các phương pháp phân tích như phương pháp Dupont, sử dụng mô hình kinh tế lượng để xem xét mối quan hệ giữa các chính sách... Tác giả đã đưa ra nguyên nhân của những tồn tại trong việc vận dụng nội dung phân tích tài chính của Vietinbank CN Hà Giang. T đ làm tiền đề cho việc hoàn thiện phân tích tài chính trong Chi nhánh tại Chương 3.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh hà giang (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)