Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn hose (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SÀN HOSE

2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước gần đây, chẳng hạn như nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh và Nguyễn Thị Tú (2017) về chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trên HOSE” đã phân tích chất lượng thu nhập của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 – 2016 trên sàn chứng khoán HOSE. Tỷ lệ sở hữu gia đình, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng, sở hữu nước ngoài, tỷ lệ đầu tư tài sản, quy mô doanh nghiệp, và tỉ lệ thanh khoản là bảy chỉ tiêu được đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những biến sở hữu nước ngoài, thanh khoản, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với chất lượng thu nhập, trong đó những biến còn lại có tác động cùng chiều hoặc

18

đổi dấu ở các phân vị có phần trăm khác nhau. Bài nghiên cứu đưa ra và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện và gia tăng chất lượng thu nhập, hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp.

Một bài nghiên cứu khác dựa trên bài viết trên, nghiên cứu của Lại Cao Mai Phương và các cộng sự (2021) với chủ đề “Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp ngành Thép niêm yết trên thị trường chứng khoán” đã chỉ ra rằng các biến như tốc độ tăng trưởng, quy mô doanh nghiệp và tính thanh khoản đều có tác động cùng chiều với lợi nhuận. Mặt khác, đòn bẩy tài chính có tác động ngược chiều với lợi nhuân của doanh nghiệp. Bài viết thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 26 công ty ngành Thép trong giai đoạn 2016 – 2020 kết hợp sử dụng phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng trong mô hình kinh tế lượng. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy sử dụng mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) được cho là phù hợp nhất.

Bên cạnh những bài nghiên cứu về lợi nhuận doanh nghiệp, tác giả còn tham khảo thêm một bài nghiên cứu khác về chủ đề “Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Phạm Sơn Tùng. Bài viết đã nêu tổng quan tình hình thị trường bất động sản trong giai đoạn 2010 – 2014, đồng thời đưa ra những nhân tố cơ bản tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Bất động sản. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để phân tích các biến nhân tố, trong đó biến phụ thuộc tác giả lựa chọn ba chỉ số ROA, ROE, ROS cho mô hình hồi quy tuyến tính bội và các biến độc lập gồm các chỉ số như khả năng thanh toán, quy mô công ty (SIZE), hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE), thời gian hoạt động của công ty (AGE), đòn bẩy tài chính (DFL), cùng các biến vĩ mô khác. Kết quả nghiên cứu của bài viết cho thấy quy mô công ty là có tác động cùng chiều lên cả ba biến phụ thuộc, các nhân tố khả năng thanh toán nhanh, thời gian hoạt động của công ty, tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều lên ROA, ROE cùng những biến khác có tác động khác nhau lên các biến phụ thuộc.

19

Dựa trên nghiên cứu của Phạm Sơn Tùng (2015) và Lại Cao Mai Phương (2021), những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp hay cụ thể là chỉ tiêu ROA, ROE, được phân thành hai yếu tố là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (yếu tố vĩ mô). Có nhiều bài nghiên cứu trước đây đã phân tích về sự ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô như tăng trưởng GDP hay lạm phát đối với hoạt động tài chính cũng như lợi nhuận doanh nghiệp. Do đó trong bài khóa luận này, tác giả sẽ tập trung đi sâu phân tích những nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu ở phần trên, bài viết đã cân nhắc và quyết định lựa chọn ra 7 nhân tố mà nghiên cứu cho rằng có sự ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành Bất động sản, bao gồm: Tốc độ tăng trưởng, Đầu tư tài sản cố định, Đòn bẩy tài chính, Quy mô doanh nghiệp và Chỉ số thanh khoản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả sẽ đưa ra những lý thuyết cơ bản và tổng quan chung về các nhân tố này. Đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng mô hình, kiểm định và đánh giá trong các bước tiếp theo của đề tài.

Tốc độ tăng trưởng (GROWTH):

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra yếu tố GROWTH có tác động cùng chiều với lợi nhuận, trong đó có bài viết của Tuyền (2013) nghiên cứu trên 45 công ty ngành Thực phẩm trong giai đoạn 2010 - 2012. Các nghiên cứu khác như của Kurniawan & Khafid (2016) hay nghiên cứu của Đặng & Hoàng (2018); Tùng (2016) cũng có cùng quan điểm với Tuyền (2013) về mối quan hệ đồng biến giữa tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Trang & Phương (2018) đưa ra quan điểm ngược lại, đó là yếu tố tăng trưởng doanh thu có sự ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận của công ty.

Chung quan điểm, hai bài nghiên cứu của nước ngoài của Margaretha & Supartika (2016); Sivathaasan & các cộng sự (2013) cho rằng tốc độ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lợi nhuận doanh nghiệp, cụ thể là những doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết trên thị trường chứng khoán.

20

Đầu tư tài sản cố định (TANG):

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tỷ trọng tài sản cố định có tác động tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp. Tuyền (2013) cho rằng, đầu tư tài sản cố định có tác động ngược chiều với lợi nhuận của công ty. Theo nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011), tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản không có ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp hay hiệu quả kinh doanh của công ty. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đầu tư vào TSCĐ chưa hiệu quả, doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư sao cho 1 đồng đầu tư vào TSCĐ phải tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận. Theo đó tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) sẽ tăng theo.

Trái với kết quả trên, nghiên cứu của Tùng (2016) đã chỉ ra tỷ trọng đầu tư tài sản có tác động cùng chiều với lợi nhuận doanh nghiệp.

Đòn bẩy tài chính (TDTA):

Trong các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận hoặc hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, hai nghiên cứu Trang & Phương (2018) và Hiền (2019) có cùng chung quan điểm đó là, TDTA có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Pandey (2007) cho rằng đòn bẩy tài chính là tỷ lệ nợ trên VCSH trong cơ cấu vốn của một công ty, do đó chỉ tiêu này có mối quan hệ đồng biến với lợi nhuận doanh nghiệp.

Trái quan điểm với những nghiên cứu trên, nghiên cứu của Đặng & Hoàng (2018) lại cho rằng, yếu tố này có mối quan hệ tỉ lệ nghịch đối với lợi nhuận của công ty, tức là đòn bẩy tài chính được sử dụng càng nhiều thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có xu hướng giảm đi.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE):

Có nhiều những nghiên cứu trước đây tìm hiểu về mối quan hệ giữa quy mô với lợi nhuận của doanh nghiệp. Amato & Burson (2007) đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Kết quả nghiên

21

cứu cho thấy quy mô nhỏ có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Ở Việt Nam, nghiên cứu trên 192 doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2018 của Hiền (2019) đã chỉ ra chỉ số quy mô doanh nghiệp hay biến độc lập SIZE có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của Taani và Banykhaled (2011); Adekunle và Kajola (2010); Zeitun và Tian (2007) thì chỉ tiêu này lại có mối quan hệ tỉ lệ thuận với biến phụ thuộc. Theo một bài nghiên cứu nước ngoài của Flamini và các cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng một doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp với quy mô lớn hơn có thể đạt được mức lợi nhuận cao hơn.

Chỉ số thanh khoản (TKHOAN):

Hai nghiên cứu ở Việt Nam của Kurniawan & Khafid, (2016); Anh & Tú (2017) cho rằng, tính thanh khoản có tác động ngược chiều đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một bài nghiên cứu khác của Pervan & Vislé (2012) lại cho thấy tính thanh khoản không có ảnh hưởng đáng kể lên lợi nhuận doanh nghiệp.

Mặt khác, các nghiên cứu của Cerf (1961), Singhvi & Desai (1971), Hossain (2001), Belkaoui & Kahl (1978) cho thấy, khả năng thanh toán càng cao, doanh nghiệp càng tích cực công bố thông tin để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của doanh nghiệp mình, nên chất lượng thu nhập càng cao. Trong nghiên cứu của Hiền (2019) cũng chỉ ra yếu tố này có tác động cùng chiều đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán tổng quát (TTTQ):

Nghiên cứu của Phạm Sơn Tùng (2015) đã chỉ ra khả năng thanh toán tổng quát có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với tỷ suất sinh lời trên VCSH tuy nhiên sự ảnh hưởng không lớn. Nghiên cứu của Khalifa & Zurina (2013) cho biết khả năng thanh toán có tác động cùng chiều với chỉ tiêu ROA.

22

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE):

Đa số các nghiên cứu đều đồng ý rằng thời gian hoạt động sẽ tác động cùng chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp như nghiên cứu của Liargovas & Skandalis (2008), Abor (2008) hay Diamond (1991). Một nghiên cứu khác của Mutalib (2011) với mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp xi măng, kết quả của ông cũng tương đồng với các nghiên cứu trên về sự tương quan cùng chiều giữa thời gian hoạt động với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn hose (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)