CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4 Các nghiên cứu và đo lường các biến nghiên cứu
Dựa theo những nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trước đây liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tác giả đã tìm hiểu, thu thập dữ liệu và sử dụng phương pháp định lượng để xây dựng mô hình nghiên cứu. Trong đó:
28
* Biến phụ thuộc: Có rất nhiều cách để xem xét LN của DN là tốt hay không, trong bài nghiên cứu này, tác giả đã xem xét và lựa chọn hai chỉ tiêu đại diện để làm thước đo đánh giá lợi nhuận DN ngành BĐS, bao gồm: Tỷ suất LN trên tài sản (ROA) và Tỷ suất LN trên VCSH (ROE).
* Biến độc lập: Bài nghiên cứu chọn ra 7 nhân tố được cho là có sự tác động lên LNDN ngành BĐS, gồm Tốc độ tăng tưởng doanh thu (GROWTH), Đầu tư tài sản cố định (TANG), Đòn bẩy tài chính (TDTA), Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Chỉ số thanh khoản (TKHOAN), Khả năng thanh toán tổng quát (TTTQ) và Thời gian hoạt động của DN (AGE).
Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố được sử dụng
Loại biến Tên biến Ký hiệu Công thức
Biến phụ thuộc
Tỷ suất LN trên tài sản ROA LNST/ Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất LN trên VCSH ROE LNST/ VCSH
Biến độc lập
Tốc độ tăng trưởng GROWTH Delta doanh thu thuần / Doanh thu thuần năm trước
Đầu tư tài sản cố định TANG Tài sản cố định / Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính TDTA Nợ phải trả / VCSH Quy mô doanh nghiệp SIZE Logarit tự nhiên (Tổng tài sản)
Chỉ số thanh khoản TKHOAN Tổng tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán
tổng quát TTTQ Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả Thời gian hoạt động DN AGE Năm bắt đầu hoạt động đến 2021
Nguồn: Tác giả tổng hợp
29
Dựa trên những nghiên cứu đi trước làm nền tảng kết hợp sử dụng mô hình dữ liệu bảng gồm mô hình hồi quy OLS, mô hình FEM và REM để đánh giá mức độ ảnh hưởng giữa các biến với nhau, ta thiết lập được mô hình nghiên cứu như sau:
ROAi,t = β0 + β1.1 * GROWTHi,t + β1.2 * TANGi,t + β1.3 * TDTAi,t + β1.4 * SIZEi,t + β1.5 * TKHOANi,t + β1.6 * TTTQi,t + β1.7 * AGEi,t + ε i,t
ROEi,t = β0 + β2.1 * GROWTHi,t + β2.2 * TANGi,t + β2.3 * TDTAi,t + β2.4 * SIZEi,t + β2.5 * TKHOANi,t + β2.6 * TTTQi,t + β2.7 * AGEi,t + ε i,t
Trong đó:
β0 : Hệ số chặn
β1; β2; …; βn: Các hệ số εi,t : sai số ngẫu nhiên
i, t lần lượt là tên doanh nghiệp và mốc thời gian 2015 – 2021 3.4.2 Xây dựng các biến và giả thuyết nghiên cứu
Bài khóa luận nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các công ty trong ngành BĐS được niêm yết trên sàn HOSE. Thông qua các cơ sở lý luận và nghiên cứu ở chương trước, tác giả xây dựng 7 giả thuyết tương ứng với 7 nhân tố có sự ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Biến phụ thuộc:
Biến phụ thuộc là biến được giải thích (explained variable) hay biến phản ứng, mà trong đó kết quả của nó được gây ra hoặc được tác động bởi một hoặc nhiều biến độc lập. Dựa trên những nghiên cứu đi trước kết hợp với cơ sở lý luận đã trình bày ở chương trước, cùng thông tin và dữ liệu được tổng hợp, tác giả chọn ra hai biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu, bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) của 30 công ty ngành BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE.
30
Biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu:
Biến độc lập được gọi là biến giải thích (explanatory variable) hay biến điều khiển, trong đó biến số này được cho là có sự ảnh hưởng lên biến phụ thuộc. Trong bài nghiên cứu, tác giả đề xuất 7 biến độc lập có khả năng tác động đến biến phụ thuộc, cụ thể là lợi nhuận doanh nghiệp ngành BĐS. Tất cả các giả thuyết bên dưới đều dựa trên sự dự đoán của tác giả sau khi xem xét và tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu thực nghiệm đi trước đề cập đến vấn đề nghiên cứu trong bài viết. Theo đó, tác giả xây dựng các biến cùng các giả thuyết như sau:
- Tốc độ tăng trưởng (GROWTH) Giả thuyết 1:
H0: Không có mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của DN.
H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của DN.
- Đầu tư tài sản cố định (TANG) Giả thuyết 2:
H0: Không có mối quan hệ giữa đầu tư tài sản cố định và lợi nhuận của DN.
H1: Có mối quan hệ nghịch biến giữa đầu tư tài sản cố định và lợi nhuận của DN.
- Đòn bẩy tài chính (TDTA) Giả thuyết 3:
H0: Không có mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận của DN.
H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa đòn bẩy tài chính và lợi nhuận của DN.
- Quy mô doanh nghiệp (SIZE) Giả thuyết 4:
H0: Không có mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận của DN.
H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa quy mô doanh nghiệp và lợi nhuận của DN.
- Chỉ số thanh khoản (TKHOAN) Giả thuyết 5:
H0: Không có mối quan hệ giữa chỉ số thanh khoản và lợi nhuận của DN.
H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa chỉ số thanh khoản và lợi nhuận của DN.
31
- Khả năng thanh toán tổng quát (TTTQ) Giả thuyết 6:
H0: Không có mối quan hệ giữa khả năng thanh toán tổng quát và lợi nhuận của DN.
H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa chỉ số thanh khoản và lợi nhuận của DN.
- Thời gian hoạt động của DN (AGE) Giả thuyết 7:
H0: Không có mối quan hệ giữa thời gian hoạt động của DN và lợi nhuận của DN.
H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa thời gian hoạt động của DN và lợi nhuận của DN.
Dưới đây là bảng tổng hợp các biến và giả thuyết để tiến hành nghiên cứu mối tương quan và kiểm định cũng như đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho các công ty ngành BĐS niêm yết trên sàn HOSE.
Bảng 2. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết về tác động kì vọng lên lợi nhuận DN
Kí hiệu Nhân tố Giả thuyết
GROWTH Tốc độ tăng trưởng (+) / (-)
TANG Đầu tư tài sản cố định (+) / (-)
TDTA Đòn bẩy tài chính (+) / (-)
SIZE Quy mô doanh nghiệp (+) / (-)
TKHOAN Chỉ số thanh khoản (+) / (-)
TTTQ Khả năng thanh toán tổng quát (+) / (-)
AGE Thời gian hoạt động của DN (+) / (-)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trong đó: (+) tác động cùng chiều, (-) tác động ngược chiều
32