CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Bất động sản niêm yết trên sàn
4.1.1 Giới thiệu chung về công ty chứng khoán
Khái niệm: Công ty chứng khoán theo Quyết định số: 27/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một số hoặc toàn bộ các hoạt động như: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.
Nói cách khác, Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian ở thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian tài chính thông qua các hoạt động chủ yếu như mua bán chứng khoán, môi giới chứng khoán cho khách hàng rồi nhận nguồn doanh thu chính từ hoa hồng bán chứng khoán, phát hành và bảo lãnh chứng khoán, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Công ty chứng khoán có thể tham gia vào quá trình trao đổi cổ phiếu trong thị trường với vai trò trung gian.
4.1.2 Tổng quan các doanh nghiệp ngành Bất động sản
Hiện nay, ngành Bất động sản là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, chiếm tỷ trọng và đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ xây dựng ông Nguyễn Trần Nam trích dẫn số liệu từ Viện Tin học và Kinh tế ứng dụng, tỷ trọng BĐS trong tổng tài sản quốc gia ở các nước khác nhau nhưng thường chiếm trên 40% tổng giá trị tài sản quốc gia đó. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm 30% tổng các hoạt động của nền kinh tế.
Thực tế, ngành BĐS đã đóng góp một khối lượng tài sản lớn, có thể kể đến những công trình BĐS như khu nghỉ dưỡng, các cao ốc, trung tâm thương mại, hay các công trình kiến trúc cho doanh nghiệp và Nhà nước. Bất động sản là một ngành có những đặc thù riêng như quy mô lớn, thâm dụng vốn, nhạy cảm với chu kỳ kinh tế và xã hội. Đi
33
cùng với đó là triển vọng đối với ngành BĐS đến từ các yếu tố như chiến lược phát triển nhà ở 2021 – 2030 đang được hoàn thiện, đầu tư công được thúc đẩy, các vấn đề pháp lý đang được tháo gỡ dần, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh. Đầu tư cơ sở hạ tầng được coi là một trong những bước đột phá chiến lược thúc đẩy nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, vốn tư nhân và vốn FDI cũng đổ mạnh vào thị trường BĐS, tổng vốn ngoại đăng ký mới đã đạt gần 2 tỷ USD. Doanh nghiệp BĐS cũng xếp thứ nhất trên thị trường phát hành trái phiếu với 436.000 tỷ đồng, tính đến hết tháng 11/2021. Trong giai đoạn 2021 – 2025, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân ước tính đạt trên 90% kế hoạch Quốc hội giao, đồng thời số dự án hoàn thành trong giai đoạn được hướng đến đạt trên 80% tổng số dự án được bố trí vốn. Đi cùng với đó là thanh khoản tăng, hàng tồn kho giảm tác động tích cực đến khả năng thanh toán, chu kỳ kinh doanh. Theo đó, lợi nhuận doanh nghiệp nói riêng và hiệu quả tài chính nói chung của các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng cao và có sự phát triển tích cực trong tương lai.
Trong năm 2021, thị trường chứng khoán nói chung và thị trường BĐS nói riêng trở nên hưng phấn nhờ các dòng tiền mới đổ mạnh vào nhóm ngành này. Mặt bằng giá nhóm cổ phiếu BĐS vẫn luôn nằm trong biên độ hấp dẫn khiến dòng tiền có xu hướng tập trung mạnh vào các nhóm cổ phiếu bluechip. Những doanh nghiệp BĐS có quy mô lớn có dấu hiệu khởi sắc trên thị trường chứng khoán Việt Nam, có thể kể đến những công ty như Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG), CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG), CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) hay ông lớn BĐS (bluechip) CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) có mức tăng đáng kể trong năm 2021.
Tính đến nay, theo thống kê trên trang web cophieu68, toàn thị trường có 45 doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn HOSE. Bài khóa luận lựa chọn và thu thập dữ liệu của 30 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh nổi trội trong năm vừa qua để phân tích, bao gồm: D2D, DIG, DLG, DRH, DTA, DXG, FLC, HAG, HDC, HDG, HQC, IDI, IJC, ITA, ITC, KBC, KDH, LCG, LEC, LGL, LHG, NBB, NHA, NLG, NTL, NVL, NVT, OGC, PDR, REE.
34
Bảng 3. Danh sách 30 doanh nghiệp ngành Bất động sản trong bài nghiên cứu
STT Mã CK Tên công ty Vốn điều lệ
1 D2D CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp 303,047,580,000 2 DIG Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây
dựng 4,998,909,620,000
3 DLG CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai 2,993,097,200,000
4 DRH CTCP DRH Holdings 609,999,330,000
5 DTA CTCP Đệ Tam 180,598,320,000
6 DXG CTCP Tập đoàn Đất Xanh 6,092,768,760,000
7 FLC CTCP Tập đoàn FLC 7,099,978,070,000
8 HAG CTCP Hoàng Anh Gia Lai 9,274,679,470,000
9 HDC CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa – Vũng Tàu 864,696,640,000
10 HDG CTCP Tập đoàn Hà Đô 2,038,388,150,000
11 HQC CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc
Hoàng Quân 4,766,000,000,000
12 IDI CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia 2,276,446,080,000 13 IJC CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật 2,170,973,230,000 14 ITA CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo 9,384,636,070,000 15 ITC CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà 876,544,270,000 16 KBC Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc 5,757,111,670,000 17 KDH CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền 5,382,291,090,000
18 LCG CTCP Licogi 16 1,744,048,240,000
19 LEC CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung 261,000,000,000
35
20 LGL CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang 515,000,000,000
21 LHG CTCP Long Hậu 500,120,100,000
22 NBB CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy 1,004,756,560,000
23 NHA Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị
Nam Hà Nội 421,745,200,000
24 NLG CTCP Đầu tư Nam Long 3,829,400,130,000
25 NTL CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm 636,000,000,000 26 NVL CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va 19,304,213,190,000 27 NVT CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay 905,000,000,000
28 OGC CTCP Tập đoàn Đại dương 3,000,000,000,000
29 PDR CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt 4,927,719,160,000
30 REE CTCP Cơ Điện Lạnh 3,100,588,410,000
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty
36