Mô tả tổng quan dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn hose (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Mô tả tổng quan dữ liệu

Từ những số liệu thu thập đã qua xử lý, tác giả tiến hành chạy phần mềm Stata 13, theo đó ta sẽ có cái nhìn tổng quát về 210 mẫu quan sát. Mô hình có tổng cộng 9 biến, trong đó có 2 biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); biến độc lập bao gồm 7 biến là tốc độ tăng trưởng (GROWTH), đầu tư tài sản cố định (TANG), đòn bẩy tài chính (TDTA), quy mô doanh nghiệp (SIZE), chỉ số thanh khoản (TKHOAN), khả năng thanh toán tổng quát (TTTQ) và thời gian hoạt động của DN (AGE). Sau khi tổng hợp dữ liệu của những chỉ tiêu trên, bài nghiên cứu xây dựng được giả thuyết và mô hình nghiên cứu, sau đó tiến hành chạy xử lý dữ liệu, thu được kết quả của từng biến như sau:

Bảng 4. Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu Số quan sát Giá trị

trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

ROA 210 0.0464 0.06163 -0.4918 0.2991

ROE 210 0.0885 0.1380 -1.1764 0.4706

GROWTH 210 0.5136 2.0994 -0.9615 24.6754

TANG 210 0.1013 0.1479 0.0001 0.67635

TDTA 210 1.4362 0.9412 0.04763 5.3432

SIZE 210 12.6809 0.5964 11.1574 14.3049

TKHOAN 210 2.1983 1.4714 0.3957 10.1647

TTTQ 210 2.3707 2.3146 1.1871 21.9935

AGE 210 13.9333 4.3917 7 29

Nguồn: Kết quả từ chạy dữ liệu qua Stata

37

Qua bảng kết quả thống kê đã tính toán ở trên, ta có thể biết được mẫu quan sát, giá trị trung bình giữa các dữ liệu, độ lệch chuẩn, các giá trị lớn nhất và bé nhất của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 7 năm từ năm 2015 đến năm 2021.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Đầu tiên ta có giá trị trung bình ROA theo bảng kết quả nghiên cứu là 0,0464. Điều này cho ta biết trung bình trong 7 năm từ 2015 – 2021, ngành BĐS bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu về được 0,0464 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong đó CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (NVT) có tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thấp nhất bằng -0,4918 vào năm 2020, tức là trong năm 2020 NVT bỏ ra 1 đồng tổng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì bị lỗ 0,4918 đồng. Có thể thấy trong năm 2020, báo cáo tài chính hợp nhất của công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 455.953.311.805 đồng trong khi khối lượng tổng tài sản lớn, điều này dẫn đến chỉ số ROA của doanh nghiệp thấp. Nguyên nhân là do đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã gây ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam, đi cùng với đó là những yếu tố rủi ro kinh tế và rủi ro đặc thù ngành dẫn đến doanh thu và lợi nhuận công ty chưa đạt được mức kỳ vọng. Bên cạnh đó, cùng năm 2020, CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (NTL) đạt giá trị ROA lớn nhất bằng 0,2991, tức là NTL bỏ ra 1 đồng tài sản trong năm 2020 thì thu được lãi 0,2991 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2020, mặc dù thị trường BĐS có bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tuy nhiên tình hình kinh doanh của NTL vẫn tích cực. Theo báo cáo, lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm đạt 295.404.574.253 đồng, cao nhất trong vòng 7 năm (2015 – 2021), theo đó chỉ số ROA của công ty trong năm 2020 cũng đạt mức cao nhất.

Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE): Bên cạnh việc sử dụng chỉ tiêu ROA để đánh giá lợi nhuận doanh nghiệp, ta có thể dùng tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE) để đo lường yếu tố này. Trong 7 năm từ 2015 đến 2021, giá trị trung bình tỷ suất lợi nhuận trên VCSH của ngành BĐS đạt 0,0885, cho biết trung bình trong 7 năm, ngành BĐS sử dụng 1 đồng VCSH để đầu tư hoạt động kinh doanh để sinh lời thì thu về được 0,0885 đồng lợi nhuận sau thuế. Giống với bên chỉ tiêu ROA, NVT có chỉ số ROE nhỏ nhất so

38

với các doanh nghiệp ngành BĐS khác trong năm 2017, đạt -1,1764. Như đã phân tích trong phần chỉ tiêu ROA, ta có thể thấy đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chỉ số ROE của NVT thấp. Bên cạnh đó, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG) là công ty có tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) cao nhất vào năm 2019, hay có thể nói cứ 1 đồng VCSH mà HDG bỏ ra để đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì thu lại được 0,47 đồng. HDG được đánh giá là một công ty có tiềm năng phát triển tốt khi doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ROE của công ty cao hơn các doanh nghiệp khác.

Tiếp theo, ta sẽ đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến LN doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên sàn HOSE trong giai đoạn 2015 – 2021. Nhân tố đầu tiên tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp là tốc độ tăng trưởng (GROWTH). Trong giai đoạn này, giá trị trung bình của chỉ số đạt 0,5136, độ lệch chuẩn giữa các năm khoảng 2,099. Biên độ dao động của chỉ tiêu từ -0,9614 đến 24,6754.

Với nhân tố đầu tư tài sản cố định (TANG), giá trị trung bình từ năm 2015 đến 2021 của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên sàn HOSE là 0.1013, cho biết cấu trúc tổng tài sản trung bình trong giai đoạn này của ngành BĐS thì có 10,13% là tài sản cố định. Độ lệch chuẩn của biến khá thập, chỉ khoảng 14,79%. Ngoài ra, công ty có tỷ lệ TSCĐ trên tổng tài sản cao nhất là NVT năm 2018 với giá trị là 67,63%. Giá trị nhỏ nhất trong chỉ tiêu đầu tư tài sản cố định là khoảng 0,01% của PDR trong năm 2015.

Đòn bẩy tài chính (TDTA) là nhân tố tiếp theo có sự ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành BĐS, trong đó giá trị trung bình của chỉ tiêu là 1.4362. Tiếp đến, các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hệ số lần lượt là 0.04763 và 5.3432. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của TDTA cho biết sự chênh lệch về đòn bẩy tài chính giữa các công ty đạt mức 0.9412.

Về yếu tố quy mô doanh nghiệp (SIZE), có thể thấy rõ trong bảng, quy mô trung bình của các công ty BĐS đạt mức 12.6809. Trong đó, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) là doanh nghiệp BĐS có quy mô lớn nhất là 14.3049 với doanh thu thuần

39

được ghi nhận cao nhất trong vòng 7 năm (2015 – 2021) là 14.902 tỷ đồng trong năm 2021. NVL được công nhận là nhà phát triển BĐS xuất sắc nhất Việt Nam 2021, nằm trong danh mục chỉ số VN30. Bên cạnh đó, CTCP DRH Holdings (DRH) là doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhất với chỉ số đạt mức 11.1574 trong năm 2015.

Tiếp đến là chỉ số thanh khoản (TKHOAN) với giá trị trung bình ở mức 2.1983 cùng độ lệch chuẩn là 1.4714 trong giai đoạn 2015 – 2021. Biên độ dao động của chỉ số nằm trong khoảng 0.3957 đến 10.1647.

Khả năng thanh toán tổng quát (TTTQ) trung bình 7 năm của ngành BĐS là 2.3707 lần, tức là cứ 1 đồng tổng nợ phải trả sẽ được đảm bảo thanh toán bởi 2.3707 đồng tổng tài sản. Độ lệch chuẩn về chỉ tiêu giữa các công ty ngành BĐS là 2.3146 lần.

OGC là công ty có khả năng thanh toán tổng quát nhỏ nhất trong 7 năm với giá trị TTTQ bằng 1.1871 lần trong năm 2017, tuy nhiên con số này lớn hơn 1 chứng tỏ OGC vẫn có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ. Nợ phải trả của OGC trong năm 2017 khá lớn, cụ thể là 4510 tỷ đồng, dẫn đến khả năng thanh toán tổng quát của OGC thấp hơn so với những năm trước. Ngược lại, khả năng tổng quát lớn nhất trong 7 năm của ngành BĐS là 21.9935 lần của NHA năm 2017.

Cuối cùng là thời gian hoạt động của DN (AGE) với thời gian hoạt động trung bình của các doanh nghiệp ngành BĐS niêm yết trên HOSE là 13.93 năm. Trong đó NVL là công ty có thời gian hoạt động lâu đời nhất (29 năm hoạt động) và DIG là công ty thành lập muộn nhất với 7 năm hoạt động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn hose (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)