CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Phân tích các kết quả nghiên cứu
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng không có sự tác động tới ROA hay lợi nhuận doanh nghiệp. Điều này trái với kì vọng ban đầu của tác giả là khi tốc độ tăng trưởng doanh thu càng lớn thì hiệu suất lợi nhuận doanh nghiệp càng cao.
Trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đó, chưa có bài viết nào cho ra kết quả như trên, do đó ta có thể xem xét đến trường hợp dữ liệu thu thập được chưa có độ tin cậy, chính xác cao.
48
4.6.2 Đầu tư tài sản cố định (TANG)
Chỉ tiêu đầu tư tài sản cố định không ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. Nguyên có thể do doanh nghiệp chưa đầu tư tài sản cố định chưa hiệu quả, chưa tận dụng hết công suất của tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Hơn nữa, thông qua dữ liệu đã tính toán, ta thấy tỷ trọng đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp ngành BĐS có xu hướng biến thiên không đồng đều qua các năm, do đó có thể nói việc đầu tư vào tài sản cố định vẫn chưa đem lại hiệu suất lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp lúc này. Ngoài ra, việc đầu tư tài sản cố định có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ quản lý của doanh nghiệp, trình độ lao động, chi phí doanh nghiệp bỏ ra,…Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước đây của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011).
4.6.3 Đòn bẩy tài chính (TDTA)
Nhân tố đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu duy nhất có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, đồng thời có sự tác động đáng kể nhất với biến phụ thuộc là ROA. Yếu tố này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu ROA hay có sự tác động ngược chiều với lợi nhuận doanh nghiệp. Điều này cho biết khi chỉ số ROA tăng lên 1 đơn vị, đồng nghĩa với việc tỷ lệ đòn bẩy tài chính giảm 1.5672 đơn vị. Kết quả này có cùng quan điểm với nghiên cứu của Đặng & Hoàng (2018). Ta kết luận được rằng khi đòn bẩy tài chính tăng thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bị suy giảm. Có thể giải thích được khi một doanh nghiệp cho tăng vay nợ, điều này đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính tăng lên. Việc sử dụng nhiều nợ vay có thể dẫn đến tình trạng suy giảm lợi nhuận khi phải chi một phần từ VCSH để bù đắp cho khoản thâm hụt lãi vay phải trả của doanh nghiệp.
4.6.4 Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Quy mô doanh nghiệp là nhân tố có mối quan hệ nghịch biến với khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hiền (2019), tuy nhiên không giống với kì vọng ban đầu của tác giả. Điều này có thể giải thích như sau: quy mô lớn sẽ tận dụng được lợi ích kinh tế, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu, đồng nghĩa với việc lợi nhuận của công ty tăng theo. Tuy nhiên, quy mô lớn chưa phải vấn đề trọng yếu. Chúng ta cần đặt câu hỏi doanh nghiệp đã tận dụng được lợi thế nhờ quy mô hay
49
chưa, cũng như việc gia tăng doanh thu lợi nhuận của công ty là do giá bán tăng hay do số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng? Doanh thu tăng đồng nghĩa với việc lợi nhuận tăng, tuy nhiên, nếu công ty chưa tối đa hóa được chi phí sẽ có thể khiến cho lợi nhuận sụt giảm. Đây là một vấn đề quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp cần chú trọng đến.
4.6.5 Chỉ số thanh khoản (TKHOAN)
Nhân tố chỉ số thanh khoản được kì vọng là có tác động cùng chiều đối với lợi nhuận doanh nghiệp ngành BĐS. Chỉ tiêu được đo lường bằng cách lấy tổng số nợ chia cho VCSH. Tuy nhiên nghiên cứu lại thu được kết quả không đồng nhất với dự kiến ban đầu khi chỉ số thanh khoản không có sự tác động lên lợi nhuận DN. Kết quả này giống với nghiên cứu của Pervan & Vislé (2012) về việc tính thanh khoản không có ảnh hưởng đáng kể lên lợi nhuận doanh nghiệp.
4.6.6 Khả năng thanh toán tổng quát (TTTQ)
Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố khả năng thanh toán tổng quát (TTTQ) có tác động ngược chiều với lợi nhuận DN, cụ thể với hệ số hồi quy bằng -1.2118, tức là khi TTTQ tăng 1% với điều kiện các nhân tố khác không đổi thì ROA giảm 1.2118%. Ta có thể thấy nếu các công ty ngành BĐS duy trì khả năng thanh toán tổng quất thấp tức là tận dụng tổng các khoản nợ để đầu tư, do vậy chi phí tài chính thấp nên lợi nhuận thu được là cao. Kết quả này có cùng quan điểm với bài nghiên cứu của Phạm Sơn Tùng (2015).
4.6.7 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)
Chỉ tiêu thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) giống với kì vọng ban đầu là có mối quan hệ tích cực đến lợi nhuận DN, cụ thể là AGE tác động trực tiếp lên cả hai hệ số khả năng sinh lời là ROA và ROE với hệ số hồi quy lần lượt là 0.1823 và 0.5377.
Kết quả nghiên cứu thu thập của tác giả có sự tương đồng với bài viết của Liargovas &
Skandalis (2008), hai ông cho rằng các công ty có thời gian hoạt động lâu năm sẽ có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh nhiều hơn, theo đó lợi nhuận thu được của công ty cũng sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp còn non trẻ.
50