CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
1.3.3. Các tỷ số đánh giá hiêu quả sử dụng vốn
Các tỷ số tài chính cung cấp những thông tin cơ bản về tính chất kinh tế và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc sử dụng các tỷ lệ tài chính giúp ta có thể so sánh được mối qua hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Dưới đây là một số tỷ số tài chính phổ biến mà doanh nghiệp thường sử dụng.
a) Các tỷ số đánh giá vốn cố định - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết mỗi một đồng tài sản cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tỷ lệ thuận với doanh thu thuần nghĩa là tỷ số này càng cao, chứng tỏ hiểu quả sử dụng vốn cố định
19
của doanh nghiệp càng cao ta có thể nhận xét rằng việc sử dụng vốn của doanh nghiệp là hợp lý.
Hiệu suất sủ dụng tài sản cố định ký hiệu : AU Công thức xác định như sau : AU= Doanh thu thuần
TSCĐbq
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho ta biết mỗi một đồng tài sản mà doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.
Công thức xác định như sau :
Tỷ suất sinh lời trên tài sản cố định= Lợi nhuân sau thuế TSCĐbq
- Suất hao phí tài sản cố định
Suất hao phí tổng tài sản là một chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tuy nhiên trong quá trình xem xét thực trạng sử dụng vốn cố định chúng ta không được gộp 2 chỉ tiêu này là một. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao thì càng không tốt, vì việc sử dụng nhiều đồng tài sản chỉ để tạo ra một đồng doanh thu cho thấy doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Vì vậy chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao.
- Công thức xác định như sau :
Suất hao phí tài sản cố định = TSCĐ bq
Doanh thu thuần
b) Các tỷ số đánh giá vốn lưu động
Khả năng thanh toán ngắn hạn: đây là nhóm các tỷ số được rất nhiều người quan tâm bao gồm ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp. Nó gồm ba tỷ số:
- Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tỷ số này hàm ý cứ mỗi một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hóa thành tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nó thể hiện mối quan hệ giữa tài sản lưu động và khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Hệ số này càng cao thì chi biết khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng
20
lớn,hệ số này được các chuyên gia kinh tế khuyến nghị là nên ở mức 2. Tuy nhiên hệ số này cao quá cũng không tốt vì lúc này cho thấy vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng lớn và không vận dụng được đòn bẩy tài chính.
Công thức xác định như sau :
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng TSNH
Nợ ngắn hạn
- Khả năng thanh toán nhanh
Nhìn chung trong tài sản ngắn hạn có rất nhiều loại như tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho,… tuy cùng là tài sản ngắn hạn tuy nhiên mức độ thanh khoản của nó không giống nhau vì vậy mà tỷ số thanh toán ngắn hạn cũng chưa thể phản ánh chính xác được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Lúc này chúng ta cần sử dụng tỷ số khả năng thanh toán nhanh.
Đây là tỷ số thể hiện khả năng mà doanh nghiệp sử dụng tiền hoặc tài sản ngắn hạn khác không bao gồm hàng tồn kho để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Hệ số thanh toán nhanh là thước đo về khả năng thánh toán nhanh của doanh nghiệp. Tỷ số này được duy trì ở mức lớn hơn 1 và nhỏ hơn 2 là hợp lý.
Công thức xác định như sau :
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tiền+ĐTTC ngắn hạn+Phải thu ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngay
Đây là tỷ số phản ánh chính xác nhất khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp bởi nó đã loại bỏ những tài sản có khả năng thanh khoản kém như hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng. Nó thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có ở doanh nghiệp. Hệ số này được duy trì ở mức 0,5 là hợp lý.
Công thức xác định như sau :
Khả năng thanh toán ngay = Tiền+ĐTTC ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Nhóm tỷ số thành phần
- Số vòng quay các khoản phải thu
Tỷ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì doanh thu bán hàng cần thiết của doanh nghiệp. Nó cho biết tốc độ biến đổi thành tiền mặt của các khoản phải thu và dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng thu hồi nợ
21
của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn càng tốt bởi nó cho ta biết rằng tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn vốn lưu động.
Công thức xác định như sau :
Số vòng quay các KPT = Doanh thu thuần KPT bình quân
- Kì thu tiền trung bình
Cho ta biết số ngày trung bình kể từ khi bán chịu đến khi thu hồi được tiền là bao nhiêu ngày. Hệ số này càng thấp thì càng tốt vì nó là khoảng thời gian có thể thu hồi được nợ từ khách hàng về, doanh nghiệp đang kiểm soát tốt các khoản nợ của mình.
Công thức xác định như sau :
Kì thu tiền trung bình = Số ngày trong kì Số vòng quay các KPT
Thường thì số ngày trong kì sẽ được quy định là 360 ngày.
- Số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số này cho ta biết trong một kỳ thì hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng.
Hệ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt, cho thấy vốn của doanh nghiệp được luân chuyển liên tục và không có tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên, hệ số này cao quá cũng không tốt vì lúc này lượng hàng dự trữ trong kho của doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường sẽ làm giảm uy tín và mất đi vị thế cạnh tranh.
Công thức xác định như sau :
Số vòng quay các HTK = Giá vốn hàng bán HTK bình quân
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết cứ bao nhiêu ngày thì lượng hàng tồn kho lại quay được một vòng. Hệ số này càng thấp càng có lợi cho doanh nghiệp nó thể hiện được tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiêp nhanh chứng to doanh nghiệp bán được hàng và đang kinh doanh tốt.
Công thức xác định như sau :
Số ngày một vòng quay HTK = Số ngày trong kì Số vòng quay các HTK
22
c) Các tỷ số đánh giá chung
Đây là nhóm các tỷ số đánh giá tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm ba tỷ số chính: khả năng sinh lợi doanh thu ( ROS), khả năng sinh lợi tổng tài sản ( ROA), khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE).
- Khả năng sinh lợi doanh thu (ROS)
Đánh giá khả năng sinh lời trên doanh thu được tạo ra trong một kỳ, nó được xem xét trên mối quan hệ với lợi nhuận. Tỷ số này thể hiện trong một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng lớn và ngược lại.
Công thức xác định như sau : ROS = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛
Doanh thu 𝑥 100
- Khả năng sinh lợi tổng tài sản( ROA)
Tỷ số này phán ảnh mối quan hệ giữa tài sản và lợi nhuận của doanh nghiệp, cho biết một trăm đồng tài sản hiện có của doanh nghiệp thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tỷ số này còn tùy thuộc vào từng ngành nghề. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu vì vậy mà cả hai nguồn này đều tài trợ cho các hoạt động của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao và tăng theo thời gian cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều tiền hơn trên đồng vốn bỏ ra, việc quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả. Tỷ số này chịu ảnh hưởng bởi khả năng sinh lợi doanh thu vả hiệu suất sử dụng tài sản, nghĩa là khi ROS càng cao thì ROA càng lớn.
Công thức xác định như sau : ROA = Lợi nhuận
Tổng tài sản x 100 = ROS x Doanh thu
Tổng tài sản
- Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE)
Đây là thước đo tốt nhất về năng lực của một doanh nghiệp trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ vốn đầu tư. Tỷ số này nói lên rằng với một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem lại cho nhà đầu tư bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cũng có mỗi quan hệ giống ROS, ROA nghĩa là tỷ số này càng cao càng tốt bởi nó phản ánh được doanh nghiệp
23
đang sử dụng vốn một cách hiệu quả. Ngoài ra ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh, đây là một chỉ số mà nhà đầu tư có thể dùng để đánh giá doanh nghiệp khi đưa ra quyết định đầu tư.
Công thức xác định như sau : ROE = Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu x 100 = ROA x Đòn bẩy tài chính - Đòn bẩy tài chính
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính càng giảm do tài sản được đầu tư nhiều bởi các khoản nợ.
Công thức xác định như sau : Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu+nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu = 1+ Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
Như vậy, để giảm hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu, các nhà quản lý phải tìm mọi biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nhằm tăng cường tính tự chủ về tài chính.