CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA
2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Bảo Khánh Việt
2.3.1. Cơ cấu tài sản- nguồn vốn
- Cơ cấu tài sản
Tài sản là một trong những nhân tố không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động.
Theo thời gian thì tài sản biến động liên tục phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Dưới đây là bảng khái quát về tài sản dựa trên BCTC của CTCP Bảo Khánh Việt Nam giai đoạn 2019 đến 2021
38
Bảng 3. Cơ cấu tài sản của CTCP Bảo Khánh
Đơn vị tính : triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Chênh lệch 2020-2019
Chênh lệch 2021-2020 Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) (%) (+/-) (%) A.Tài sản ngắn
hạn 28.151 44.595 43.374 16.443 58,41 -1.221 -2,74
Tiền & tương
đương tiền 1.380 1.023 1.324 -358 -25,89 301 29,44
Các khoản phải
thu ngắn hạn 7.196 12.906 31.420 5.710 79,35 18.514 143,46 Hàng tồn kho 19.481 29.956 10.558 10.475 53,77 -19.398 -64,76 Tài sản ngắn hạn
khác 95 710 72 615 648,74 -637 -89,82
B. Tài sản dài
hạn 236 80 0 -156 -66,08 -80 -100
Tài sản cố định 237 80.280.210 0 -156 -66,08 -80 -100 Tổng tài sản 28.388 44.675 43.374 16.287 57,37 -1.301 -2,91 Nguồn : Tổng hợp từ BCTC của công ty Biểu đồ 3. Cơ cấu tài sản của CTCP Bảo Khánh
Đơn vị : Phần trăm (%)
99%
99%
99%
99%
99%
100%
100%
100%
2019 2020 2021
99.17
99.82 100
0.83
0.18 0
TSNH TSDH
39
Nguồn : Từ bảng tổng hợp 3 Dựa vào những thống kê trên có thể nhìn ra tài sản tăng lên trong hai năm từ2019 đến 2020 và có sự giảm nhẹ từ 2020 đến 2021, tuy nhiên cơ cấu TSNH vẫn chiếm phần lớn. Năm 2020 tổng tài sản đạt 44.675 triệu VNĐ tương đương với tỷ trọng là 57,37% so với cuối năm 2019, mặc dù vậy thì TSDH của công ty lại giảm 66,08% vào năm 2020 tiếp tục giảm mạnh về 0 vào năm 2021.
Như vậy, dù tổng tài sản có tăng, tuy nhiên quy mô của công ty thì không mở rộng, chủ yếu doanh nghiệp đang chuyển dần từ cơ cấu dài hạn sang ngắn hạn. Và để doanh nghiệp tránh tồn đọng vốn thì việc giữ một mức cơ cấu tài sản thiên về ngắn hạn là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên công ty cũng nên có một tỷ trọng tài sản dài hạn tối thiểu để duy trì hoạt động hiệu quả.
Qua các năm tài sản ngắn hạn của công ty tăng về tỷ trọng và giá trị cụ thể trong năm 2019 chiếm tỷ trọng 99,17% , năm 2020 là 99,82% và 2021 chiếm 100%
tỷ trọng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh chủ yếu là do sự biến động của các chỉ tiêu sau.
Đầu tiêu là sự tăng lên của các KPT khách hàng, nếu như giai đoạn năm 2019- 2020 tăng từ 7.196 triệu VNĐ lên 12.906 triệu VNĐ thì trong năm 2021 đạt đến mức 31.420 triệu VNĐ tương ứng với tỷ trọng 143,46%. Lý giải cho đà tăng liên tiếp là do doanh nghiệp đã thực hiện cho khách hành thanh toán dưới hình thức trả góp để kích thích tiêu dùng sau đại dịch Covid-19. Việc doanh nghiệp gia tăng bán chịu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu đã cho thấy sự nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy tăng doanh thu, tuy nhiên công ty cần giữ tỷ số này ở mức an toàn để có thể chắc chắn rằng nguồn vốn của công ty được quay vòng liên tục tránh rơi vào tình trạng chiếm dụng vốn. Không chỉ vậy mà doanh nghiệp cũng nên thẩm định khách hàng dể tránh rơi vào tình trạng không thu hồi được vốn dẫn tới việc phải trích lập các khoản dự phòng.Đặc biệt việc tăng doanh thu bán chịu chỉ nên được thực hiện trong ngắn hạn, dài hạn thì doanh nghiệp nên có những giải pháp tác động vào chất lượng và giá thành sản phẩm.
Trong thời gian chỉ có 3 năm nhưng hàng tồn kho của doanh nghiệp lại biến động một cách mạnh mẽ. Nếu như giai đoạn 2019-2020 hàng tồn kho tăng mạnh thì giai đoạn năm 2020-2021 lại là sự giảm đột ngột. Năm 2019 HTK chiếm 68,62% tỉ
40
trọng, năm 2020 con số này đã tăng lên chiếm 67,05% tỉ trọng và năm 2021 là 24,34%. Nguyên nhân dẫn tới hàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2020 là một năm đầy khó khăn của nền kinh tế nói chung và công ty Bảo Khánh nói riêng. Mặc dù năm 2020 doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động theo chỉ thị của chính phủ về phòng chống dịch nhưng đến năm 2021 nhờ việc tìm ra phương pháp bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp đã giảm được 19.398 triệu VNĐ hàng tồn kho tương ứng với mức giảm 64,76%.
- Cơ cấu nguồn vốn
Giống như các doanh nghiệp khác nguồn vốn của CTCP Bảo Khánh được tạo nên bởi vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Chính vì vậy mà ngoài việc chúng ta xem xét, đánh giá tài sản thì việc đánh giá nguồn vốn cũng hết sức quan trọng. Ta cần xem xét các tỷ số tài chính để có thể thấy được sự biến động của chúng và từ đó đánh giá xem công ty Bảo Khánh liệu đã dùng hiệu quả nguồn vốn hay chưa.
Bảng 4. Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Bảo Khánh
Đơn vị tính : triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Chênh lệch (%)
Gía trị
Tỷ
trọng Gía trị
Tỷ
trọng Gía trị
Tỷ trọng
2020- 2019
2021- 2020 Nợ phải trả 12.483 43,97 28.501 63,8 23.191 53,47 128,32 -18,63 Nợ ngắn hạn 12.483 43,97 28.501 63,8 23.191 53,47 128,32 -18,63
Nợ dài hạn - - - -
Vốn chủ sở hữu 15.905 56,03 16.175 36,2 20.183 46,53 1,69 24,78 Vốn chủ sở hữu 15.905 56,03 16.175 36,2 20.183 46,53 1,69 24,78 Tổng cộng
nguồn vốn 28.388 100 44.675 100 43.374 100 57,37 -2,91 Nguồn : Từ BCTC của công ty
41
Biểu đồ 4. Tỷ trọng nguồn vốn của CTCP Bảo Khánh
Đơn vị tính : (%)
Nguồn : Từ bảng tổng hợp 4 Trong giai đoạn từ 2019 đến 2021 nguồn vốn của Bảo Khánh biến động không theo một chiều hướng rõ ràng tuy nhiên nếu ta nhìn vào giai đoạn 5 năm thì thấy cơ cấu vốn đang có xu hướng chuyển dịch về cơ cấu ngắn hạn và giảm tỉ trọng nguồn vốn dài hạn. Qua bảng 4 và biểu đồ 4 ta thấy rằng năm 2020 tổng nguồn vốn là 44.675 triệu VNĐ tăng 16.287 triệu VNĐ so với năm 2019 tương đương tăng 57,37%. Sự thay đổi của các khoản nợ phải là nguyên nhân chính dẫn tới sự biến này. Năm 2019 NPT là 12.483 triệu VNĐ chiếm 43,97% và tỷ lệ này đã tăng lên 63,8% và tương đương 28.501 triệu VNĐ trong năm 2020. Mặc dù vậy thì đến năm 2021, thì khoản nơ phải trả này giảm xuống còn 23.191VNĐ chiếm 53,47%.So với trung bình ngành bán lẻ và dịch vụ thì trong cả ba năm chỉ số này của doanh nghiệp đang khá cao cụ thể năm 2021 chỉ số nợ phải trả của trung bình ngành bán lẻ và dịch vụ xấp xỉ 49,7%.
Nhìn chung trong dài hạn 5 năm tới cơ cấu của Bảo Khánh vẫn đang nghiên về cơ cấu nợ điều này giúp cho công ty có thể tận dụng tối ưu lợi ích từ đòn bẩy tài chính.
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00
2019 2020 2021
43.97
63.80
53.47 56.03
36.20
46.53
NPT VCSH
42
Trong cả ba năm thì nợ dài hạn của doanh nghiệp đều bằng không vì vậy mà khi xem xét về cơ cấu nợ và tỷ trọng của nó so với tổng nguồn vốn thì chúng ta sẽ xem xét dựa trên nợ ngắn hạn.
Sự biến động của nợ ngắn hạn chủ yếu là do các chỉ tiêu sau. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng giảm của các chỉ tiêu trong nợ ngăn hạn
Biểu đồ 5. Cơ cấu nợ ngắn hạn của CTCP Bảo Khánh
Đơn vị : triệu đồng
Nguồn : Từ bảng CĐKT Vay và thuê nợ tài chính, người mua trả tiền trước, phải trả người bán là ba nguồn chính hình thành nên nợ ngắn hạn trong đó vay và thuê nợ tài chính đây là nguồn hình thành chính chiếm trên 50% nợ ngắn hạn và tăng mạnh trong năm 2020 đạt 15.948 triệu VNĐ. Nợ phải trả người bán là nguồn vốn lớn thứ hai trong cơ cấu nợ chiếm 32,6% trong năm 2020, ta có thể được Bảo Khánh đang chiếm dụng được khá nhiều vốn từ người bán. Điều đó đã chứng tỏ được uy tín của công ty trong thị trường và chứng tỏ họ đang tận dụng tối ưu nguồn vốn ngoài vốn chủ sở hữu. Công ty nên tận dụng nguồn vốn này bởi đây là một nguồn vốn mà họ có thể chủ động và mức lãi suất thì khá là ưu đãi.
Như vậy, trong giai đoạn 3 năm ta chỉ thấy được sự biến đổi của các khoản nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn luôn bằng 0 , nó cho ta biết rằng công ty chỉ sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp để quay vòng mà không hề dùng nguồn vốn dài hạn. Đó là một lợi thế bởi đối với các khoản vay này thì các quy định vay thường khá là dễ ,
1719
9294
8243
846
3167
1931 9895
15947
11870
2019 2020 2021
PTNB Người mua trả tiền trước Vay và thuê nợ tài chính
43
chi phí vay ngắn hạn so với các khoản vay trung và dài hạn thì thường thấp hơn.Tuy nhiên, nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sẽ trở nên khó khăn nếu doanh nghiệp liên tục đến hạn, chính vì vậy mà nếu nguồn vốn không đáp ứng kịp sẽ khiến họ rất dễ rơi vào tình trạng mất thanh toán. Vì vậy mà việc sử dụng các khoản nơ ngắn hạn rất tốt nhưng doanh nghiệp vẫn nên cân dối nguồn vốn nợ phải trả là sự kết hợp của cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn một tỷ trọng tốt nhất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào.
VCSH của Bảo Khánh tăng đều trong 3 năm từ 2019 đến 2021. Năm 2019 là 15.905 triệu VNĐ là tiếp tục tăng lên 16.175 triệu VNĐ năm 2020 và kết thúc năm 2021 đạt mức 20.183 triệu VNĐ. Mặc dù tăng đều qua các năm nhưng cơ tỷ trọng nguồn vốn lại có sự biến động nhẹ cụ thể là trong năm 2020 vốn chủ sở hữu chiếm 36,2% trong khi đó nợ phải trả chiếm 63,8%.Nguyên nhân dẫn tới chênh lệch này là chủ yếu do tốc độ tăng của VCSH thấp hơn so với nợ phải trả. Hai năm 2019, 2020 lợi nhuận là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự biến động của vốn chủ sở hữu, còn vốn góp của chủ sở hữu không thay đổi giữ nguyên ở mức 16.000 triệu VNĐ. Cho đến năm 2021 thì vốn góp đã tăng thêm 4.000 triệu VNĐ và đạt mức vốn góp 20.000 triệu VNĐ.