CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3. Ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Khasawneh và Staytieh (2017) sử dụng giá trị thị trường của tỷ lệ nợ khi xem xét ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đối với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết ở Jordan. Phương pháp Driscoll-Kraay được sử dụng để điều chỉnh kết quả hồi quy EM, cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và cấu trúc vốn được đo lường theo ba cỏch. Muủoz — Mendoza và cộng sự (2019) đó nghiờn cứu tỏc động của sở hữu nước ngoài đến kỳ hạn nợ của các công ty Chile bằng mô hình phản hồi phân đoạn ( ractional esponse Model) cho 20,586 công ty. Kết quả chỉ ra rằng sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực và ảnh hưởng đến thời gian đáo hạn nợ của công ty. Các tác giả cho rằng sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp Chile là một phương pháp kiểm soát thay thế liên quan đến nợ dài hạn. Gupta và cộng sự (2020), sử dụng kỹ thuật GMM, đã xác nhận mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và cấu trúc vốn của các công ty niêm yết Ấn Độ từ năm 2007 đến năm 2018. Gupta và cộng sự (2020) sử dụng giá trị sổ sách của hệ số nợ để tính toán cấu trúc vốn trong
nghiên cứu này. Theo Arlita và Surjandari (2019), cổ đông tổ chức bao gồm các tổ chức nước ngoài có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn của 48 doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Indonesia giai đoạn 2013-2017. Tương tự đối với nghiên cứu của Shhadeh và Al Mwalla (2015), tác giả kết luận sau khi phân tích dữ liệu bảng của 65 doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman rằng: các cổ đông tổ chức có mối quan hệ âm với cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Li và cộng sự (2009) phát hiện ra rằng sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng ngược chiều với các biện pháp đòn bẩy tổng hợp (đòn bẩy sổ sách, nợ dài hạn và nợ ngắn hạn) do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài phải chịu thuế suất doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp không có vốn góp nước ngoài. Thuế suất của nước trong nước so với thuế suất của nước sở tại của công ty càng cao thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính của công ty con càng cao. Mặc dù cả hai mức thuế suất (trong nước và của nước sở tại) đều rất lớn, nhưng tác động lên đòn bẩy là khá nhỏ. Gurunlu và Gursoy (2010) nhận thấy rằng sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng lớn và ngược chiều đến nợ dài hạn.
Hơn nữa, Aroob (2011) xem xét tác động của sở hữu nước ngoài đối với cấu trúc vốn trong bối cảnh các nền kinh tế thị trường mới nổi và phát hiện ra rằng sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực đáng kể đến tổng đòn bẩy dựa trên giá trị sổ sách của tài sản và đòn bẩy ngắn hạn dựa trên giá trị sổ sách của từng tài sản và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ rằng các công ty vốn cổ phần nước ngoài ngày càng ít phụ thuộc vào nguồn tiền huy động bên ngoài.
Ngược lại, có quan điểm cho rằng sở hữu nước ngoài có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực đến việc vay nợ (Hussain và Nivorozhkin, 1997). Tuy nhiên, điều này có thể dễ dàng giải thích là do khả năng tiếp cận nợ vay của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tốt hơn so với các doanh nghiệp trong nước vào thời điểm đó tại Ba Lan. Trong bối cảnh này, Hussain và Nivorozhkin (1997) khẳng định rằng trung bình các công ty có chủ sở hữu nước ngoài có tỷ lệ nợ cao hơn đáng kể so với các công ty có chủ sở hữu tại nước sở tại. Trong nghiên cứu của Sivathaasan và cộng sự (2013), dựa trên dữ liệu từ 36 doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại Sri Lanka trong giai đoạn 2009-2011, sở hữu nước ngoài có tác động lớn và tích cực đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Tương
tự, đối với các doanh nghiệp tại Ai Cập, sở hữu nước ngoài làm tăng khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ vay của doanh nghiệp do khả năng tiếp cận nợ vay tốt hơn (Azzam và cộng sự, 2013). Harymawan và cộng sự (2020) đã kiểm tra mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và cấu trúc vốn tại 524 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia trong ba năm, từ 2014 đến 2016. Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản được sử dụng để tính toán cấu trúc vốn trong nghiên cứu này. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy OLS, họ đã chứng minh rằng sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng cùng chiều đến cấu trúc vốn. Harymawan và cộng sự (2020) nhận thấy rằng các chủ nợ ở Indonesia thích các công ty có sở hữu nước ngoài hơn.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu về sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp cho kết quả không tác động. Huang và cộng sự (2011) đã sử dụng mô hình KMV (Kealhofer Merton Vasicek model) để xem xét ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết Trung Quốc từ năm 2002 đến 2005 và phát hiện ra rằng cấu trúc sở hữu không có tác động đáng kể đến các lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Pereira (2020) nghiên cứu tác động của sở hữu nước ngoài đối với cấu trúc vốn đối với một mẫu doanh nghiệp Bồ Đào Nha từ năm 2008 đến năm 2018. Tác giả đo lường cấu trúc vốn bằng cách chia nợ dài hạn cho tổng tài sản. Kết quả phân tích của EM cho thấy sở hữu nước ngoài không ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty Bồ Đào Nha. Trong nghiên cứu của Iswarini và Ardiansari (2018), cổ đông là tổ chức bao gồm các doanh nghiệp nước ngoài không có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 38 doanh nghiệp sản xuất niêm yết tại Indonesia giai đoạn 2012- 2016. Yaseen & Amarneh (2013) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và đòn bẩy đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Jordan trong (2005-2011). Biến phụ thuộc bao gồm đòn bẩy được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và các biến độc lập là quản trị công ty. Kết quả cho thấy cổ đông lớn có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy trong khi cổ đông nước ngoài không có tác động đến đòn bẩy.