CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu
3.1.6. Mô hình tổng bình phương nhỏ nhất (GLS)
Qua kết quả của các kiểm định trên, mô hình EM tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan nên phương pháp hồi quy GLS sẽ được thực hiện trong nghiên cứu để khắc phục các khuyết tật này.
Bảng 3.12: Kết quả mô hình GLS
LEV Coef. Std. Err. z P>z [95% Conf.Interval]
SO 0.0188537 0.0267682 0.70 0.481 -0.033611 0.0713184 FO -0.1121024 0.055999 -2.00 0.045 -0.221858 -0.0023463 ROA -0.3250799 0.0486843 -6.68 0 -0.420499 -0.2296604 SIZE 0.1312641 0.0116589 11.26 0 0.108413 0.1541151 LIQ -0.0628224 0.0042131 -14.91 0 -0.07108 -0.0545649 GRO -0.0360575 0.0111075 -3.25 0.001 -0.0578277 -0.0142872 _cons -0.9548881 0.1436289 -6.65 0 -1.236396 -0.6733807 Prob > chi2 = 0
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14 Mô hình GLS cho kết quả giá trị P – value của các biến giải thích đều thấp hơn 0.05 ngoại trừ biến “Sở hữu nhà nước” (SO) có P-value bằng 0,481 (lớn hơn 0,05) nên biến “Sở hữu nhà nước” (SO) không có ý nghĩa thống kê và không tác động đến CTV.
Vậy nên mô hình GLS được thực hiện lại với biến “Sở hữu nhà nước” (SO) bị loại bỏ với kết quả như sau:
Bảng 3.13: Kết quả mô hình GLS sau khi đã bỏ biến SO
LEV Coef. Std. Err. z P>z [95% Conf.Interval]
FO -0.1111063 0.0559006 -1.99 0.047 -0.2206695 -0.0015431
ROA -0.3273984 0.0489596 -6.69 0 -0.4233576 -0.2314393 SIZE 0.1299131 0.0115262 11.27 0 0.1073222 0.1525039 LIQ -0.0625805 0.0042098 -14.87 0 -0.0708315 -0.0543295 GRO -0.0370756 0.0110827 -3.35 0.001 -0.0587973 -0.0153539 _cons -0.9364029 0.1415433 -6.62 0 -1.213823 -0.6589832 Prob > chi2 = 0
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14 Mô hình GLS sau khi đã bỏ biến “Sở hữu nhà nước” (SO) cho kết quả của biến giải thích đều có giá trị P – value nhỏ hơn 5%. Biến “Quy mô doanh nghiệp” (SIZE) có tác động thuận chiều đến “Cấu trúc vốn” (LEV), trong khi đó các biến “Sở hữu nước ngoài” (FO), “Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản” (ROA), “Tính thanh khoản” (LIQ) và
“Cơ hội tăng trưởng” (G O) có tác động ngược chiều đến “Cấu trúc vốn” (LEV). Từ kết quả nghiên cứu, mô hình được tổng hợp lại như sau:
LEVit = -0,9364 - 0,1111FOit + 0,1299SIZEit - 0,3274ROAit - 0,0626LIQit - 0,0371GROit + εit
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả giữa các mô hình
Biến
FEM LEV
REM LEV
GLS LEV
SO 0.118***
(3.40)
0.0801***
(2.59)
FO -0.175***
(-2.75)
-0.180***
(-2.93)
-0.111**
(-1.99)
ROA -0.235***
(-3.02)
-0.269***
(-3.55)
-0.327***
(-6.69)
SIZE 0.151***
(8.22)
0.143***
(8.99)
0.130***
(11.27)
LIQ -0.0578***
(-12.59)
-0.0613***
(-13.78)
-0.0626***
(-14.87)
GRO -0.00499
(-0.32)
-0.00292 (-0.19)
-0.0371***
(-3.35) _cons -1.239***
(-5.52)
-1.124***
(-5.77)
-0.936***
(-6.62)
* là mức ý nghĩa 10%; ** là mức ý nghĩa 5%; *** là mức ý nghĩa 10%
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14
Kết quả mô hình EM và EM cho thấy biến “Sở hữu nhà nước” (SO) có tác động tích cực đến CTV với hệ số lần lượt là 0,118 và 0,0801 với mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên biến “Sở hữu nhà nước” (SO) trong mô hình GLS không có ảnh hưởng đến CTV, kết quả tuy trái ngược với giả thuyết H1 nhưng ủng hộ quan điểm của Anh và cộng sự (2018), Huang and Song (2006) và Muharam và Putri (2020). Do ít DN có sở hữu nhà nước được sử dụng trong dữ liệu nghiên cứu nên nhân tố này không có ảnh hưởng đến CTV của các doanh nghiệp ngành NVL và XD trong nghiên cứu.
“Sở hữu nước ngoài” (FO) có tác động tiêu cực đến CTV với hệ số -0,111 tại mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu đúng với kỳ vọng của giả thuyết H2. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài trong doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp càng ít sử dụng nợ. Các nghiên cứu thực nghiệm của Lê và Tannous (2016); Vũ và cộng sự (2020); Nguyễn và Dương (2022) cũng đưa ra kết quả tương tự. Các DN thuộc 2 ngành trên đa số đều có các NĐT nước ngoài góp vốn đầu tư, vậy nên các DN này được định hướng hạ thấp tỷ lệ nợ và tập trung sử dụng vốn CSH để không làm tăng chi phí kiệt quệ tài chính khi sử dụng các khoản nợ. Kết quả trên ủng hộ cho các chính sách kinh tế của Nhà nước về giảm tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu của các NĐT quốc tế tại các DN Việt Nam.
Ở Bảng 3.14, hệ số hồi quy của “Quy mô doanh nghiệp” (SIZE) bằng 0,013 với mức ý nghĩa 1%. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô càng lớn thì mức độ sử dụng nợ càng cao, kết quả này tương đồng với giả thuyết H3 và kết quả nghiên cứu của Nguyen
và Ramachandran (2006) và An Thái (2017). Ngành NVL và XD là hai ngành thâm dụng vốn. Vì vậy, các DN thuộc hai ngành này cần nhiều vốn để phát triển thị trường, chi nhánh mới và đầu tư máy móc hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng đầu tư, tiếp cận công nghệ hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực,… vậy nên vay nợ là điều tất yếu. Hơn nữa, các công ty có tổng tài sản lớn sẽ có khả năng dễ dàng tiếp cận với các khoản nợ dài hạn.
Hệ số hồi quy “Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản” ( OA) bằng -0.327 với mức ý nghĩa thống kê 1%. Nghĩa là OA càng lớn thì CTV của doanh nghiệp càng giảm. Kết quả ủng hộ giả thuyết H4 và nghiên cứu của Vũ và cộng sự (2020), Nguyễn và Dương (2022). Đối với các DN có chỉ số OA cao, họ sẽ có xu hướng ít phụ thuộc vào nợ vay và hạn chế các nghĩa vụ tín dụng. Thay vào đó, các doanh nghiệp này thường kêu gọi vốn đầu tư hoặc phát hành vốn cổ phần thay vì phát hành nợ.
Hệ số hồi quy của biến “Tính thanh khoản” (LIQ) trong mô hình GLS là - 0,0626 với mức ý nghĩa 1%. Các công ty có tính thanh khoản cao có thể sử dụng ít nợ vay hơn vì họ có thể sử dụng các tài sản ngắn hạn này để tài trợ cho các dự án của mình. Kết quả này tương đồng với giả thuyết H5 và nghiên cứu của Khoa và Thái (2020), Nguyễn và Dương (2022). Với thực trạng tại Việt Nam, các doanh nghiệp ngành NVL và XD luôn thu hút lượng lớn vốn đầu tư các NĐT trong nước và quốc tế nên tính thanh khoản của doanh nghiệp tăng và tăng khả năng huy động vốn cho DN thay vì chỉ phụ thuộc vào nợ vay.
Hệ số hồi quy của biến “Cơ hội tăng trưởng” (GRO) trong mô hình GLS là - 0,0371 với mức ý nghĩa 1%. Kết quả này trái ngược với giả thuyết H6 và kết quả này được giải thích như sau: Do lợi nhuận lớn, số lợi nhuận giữ lại sẽ được sử dụng để mở rộng công ty cũng sẽ tăng lên. Điều này sẽ tự động tăng số lượng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. Vậy nên, nhu cầu tài trợ của công ty từ các nguồn bên ngoài hoặc các chủ nợ sẽ tương đối cố định hoặc thậm chí giảm đi, điều này sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (LEV). Nghiên cứu của Ilyukhin (2017) và Ariyani và cộng sự (2018) đã chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa Cơ hội tăng trưởng và Cấu trúc vốn của các DN.