Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu và xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.3. Ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp

1.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của tác giả An Thái (2017) về sở hữu nước ngoài trong cấu trúc vốn cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng ngược chiều đến đòn bẩy ngắn hạn, đòn bẩy tổng hợp. Nghiên cứu trên được lấy dữ liệu từ 261 doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) từ 2007 đến 2014. Theo 2 tác giả Thái và Sơn (2021), dựa trên mẫu số liệu thu thập từ 209 doanh nghiệp niêm yết phi tài chính từ 2014 đến 2018, sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng lớn và ngược chiều đến cấu trúc vốn. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng các doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài càng cao thì sẽ có nhiều nguồn vốn khả dụng hơn để thay thế các khoản nợ và có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn là vay nợ. Tác giả Nguyễn và Dương (2022) đã sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes thông qua phương pháp Markov chain Monte Carlo (MCMC) kết hợp với chiến lược lấy mẫu Gibbs để phân tích mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với cấu trúc vốn. Họ kết luận rằng sở hữu nước ngoài có tác động lớn và ngược chiều đến đòn bẩy của doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE và HNX từ năm 2015 đến năm 2019. Tương tự, nghiên cứu của Lê và Tannous (2016) về ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn được đo bằng giá trị sổ sách của tỷ lệ nợ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy (OLS), mô hình tác động cố định ( EM) và mô hình tác động ngẫu nhiên ( EM) để đưa ra kết quả sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng ngược chiều đến đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết từ năm 2007 đến 2012.

Ngược lại, nghiên cứu của Phùng và Lê (2013) về tác động của sở hữu nước ngoài đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008-2011 cho kết quả cùng chiều. Nghiên cứu sử dụng mô hình EM và SEM với cấu trúc vốn được đo lường theo giá trị thị trường của tỷ lệ nợ. Kết quả phân tích thực nghiệm của Phùng và Lê (2013) cho thấy sở hữu nước ngoài tác động cùng chiều đến đòn bẩy của các công ty niêm yết của Việt Nam. Kết quả được giải thích như sau: tại một thị trường mới nổi như Việt Nam, sở hữu nước ngoài không thể đóng vai trò giám sát trong cơ chế quản trị phi tập trung. Kết quả cũng cho thấy các nhà đầu tư nước

ngoài bị ảnh hưởng bởi thông tin bất cân xứng, và sau đó có xu hướng tăng tỷ lệ nợ vay để giảm thiểu các vấn đề đại diện.

Nhìn chung, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và sở hữu nước ngoài chưa thực sự hoàn chỉnh và được giải thích cặn kẽ. Từ nghiên cứu được đề cập ở trên, rõ ràng là không có mối quan hệ thống nhất giữa cấu trúc vốn và sở hữu nước ngoài ở tất cả các quốc gia, càng không có lời giải thích nhất quán rằng tại sao cần có mối liên hệ giữa sở hữu nước ngoài và cấu trúc vốn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương này tập trung vào việc khái quát những lý luận cơ bản về cấu trúc vốn và sở hữu nước ngoài, các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn. Trong đó nhấn mạnh đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn: Quy mô doanh nghiệp, Tỷ suất sinh lời, Tốc độ tăng trưởng, Tài sản cố định, Tính thanh khoản, Cấu trúc sở hữu, Quy mô hội đồng quản trị và các nhân tố khác bên ngoài doanh nghiệp. Phần quan trọng tiếp theo được nhấn mạnh đó là ảnh hưởng của nhân tố sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Qua kết quả từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và sở hữu nước ngoài còn tồn tại các kết quả trái chiều và không thống nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng lớn được đánh giá là sử dụng càng ít nợ vay. Qua các cơ sở lý thuyết, các khái niệm và tổng quan các nghiên cứu được đề cập tại Chương I, ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu và xây dựng là chủ đề cần được nghiên cứu chuyên sâu và đưa ra các khuyến nghị phù hợp để giúp các doanh nghiệp và các cơ quan liên quan có thể đưa các quyết định về quản trị nguồn vốn dựa trên đặc thù của hai ngành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành nguyên vật liệu và xây dựng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)