CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu
2.3.1.1. Sở hữu nhà nước
Sở hữu nhà nước được đo lường bằng tỷ lệ vốn điều lệ nắm giữ bởi nhà nước hoặc người đại diện cho nhà nước trên tổng số cổ phần được phát hành. Tỷ lệ sở hữu nhà nước còn thể hiện vai trò của nhà nước trong vấn đề quản lý và kiểm soát doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn và cộng sự (2012) từ 116 doanh nghiệp niêm yết trong 4 năm (2007 - 2010), các doanh nghiệp nhà nước có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng hơn các doanh nghiệp khác. Okuda và Nhung (2012) qua nghiên cứu về 299 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 4 năm, chỉ ra rằng tỷ lệ nợ trung bình của các DN được nhà nước kiểm soát cao hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Nguyên nhân là do dưới áp lực chính trị, các ngân hàng thường ưu tiên cho vay đối với các công ty có vốn nhà nước, bất kể hoạt động của công ty đó như thế nào. Lê và cộng sự (2015) nghiên cứu số liệu của các DN niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2008- 2011 và kết luận rằng: sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Vũ và cộng sự (2020) sử dụng số liệu từ 336 DN niêm yết trên HOSE, sở hữu nhà nước được chứng minh là có ảnh hưởng thuận chiều đến CTV của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước cao có thể tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn do có mối quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng. Vậy nên, giả thuyết được đặt ra như sau:
H1: “Sở hữu nhà nước” có ảnh hưởng cùng chiều với “Cấu trúc vốn”
2.3.1.2. Sở hữu nước ngoài
Sở hữu nước ngoài được đo lường bằng tỷ lệ vốn góp của NĐT nước ngoài trong các DN. Nghiên cứu của tác giả An Thái (2017) về sở hữu nước ngoài trong CTV cho thấy tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy ngắn hạn, đòn bẩy tổng hợp. Nghiên cứu trên được lấy dữ liệu từ 261 DN niêm yết trên HOSE từ 2007 đến 2014. Theo 2 tác giả Thái và Sơn (2021), dựa trên mẫu số liệu thu thập từ 209 doanh nghiệp niêm yết phi tài chính từ 2014 đến 2018, sở hữu nước ngoài có tác
động lớn và tiêu cực đến CTV. Tác giả Nguyễn và Dương (2022) đã cũng đưa ra kết quả tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và đòn bẩy của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn 2015-2019. Tương tự, nghiên cứu của Lê và Tannous (2016) chứng minh rằng sở hữu nước ngoài có tác động tiêu cực đến đòn bẩy tài chính của các DN Việt Nam niêm yết từ năm 2007 đến 2012. Trái lại, trong nghiên cứu của Vũ và cộng sự (2020) với bộ số liệu từ 336 công ty niêm yết trên HOSE, mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và CTV của các doanh nghiệp là cùng chiều qua kết quả các mô hình hồi quy OLS, EM và EM. Tại thị trường Việt Nam, việc sử dụng nợ sẽ làm gia tăng chi phí kiệt quệ tài chính, nghiên cứu kỳ vọng khi các doanh nghiệp dưới sở hữu của NĐT nước ngoài sẽ được định hướng hạ thấp tỷ lệ nợ và chú trọng sử dụng nguồn vốn CSH. Vậy nên, giả thuyết được đặt ra như sau:
H2: “Sở hữu nước ngoài” có ảnh hưởng ngược chiều với “Cấu trúc vốn”
2.3.1.3. Quy mô doanh nghiệp
Theo Warner (1977), chi phí phá sản của một doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trị thị trường của nó, ngụ ý rằng các công ty lớn có thể không gặp nhiều trở ngại trong việc huy động vốn vay bên ngoài. Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp và CTV. Giả thuyết này được đặt ra dựa trên kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm rằng CTV của công ty sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng của tổng tài sản của công ty ( lannery và angan, 2006; Bhaird và Lucey, 2010;
Muzir, 2011; Kouki và Said, 2012). Một công ty có tổng tài sản lớn sẽ có khả năng dễ dàng tiếp cận với các khoản nợ dài hạn. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Nguyen và Ramachandran (2006), An Thái (2017) cũng xác nhận quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến CTV. Vậy nên, giả thuyết được đặt ra như sau:
H3: “Quy mô doanh nghiệp” có ảnh hưởng cùng chiều với “Cấu trúc vốn”
2.3.1.4. Tỷ suất sinh lời
Lý thuyết đánh đổi cho rằng khả năng sinh lời có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy vì các công ty có lợi nhuận cao có chi phí kiệt quệ tài chính thấp hơn và có lợi
ích cao hơn từ lá chắn thuế. Bên cạnh đó, lý thuyết trật tự phân hạng chỉ ra rằng các DN có lợi nhuận cao sẽ hạn chế sử dụng nợ hơn vì họ thường sử dụng lợi nhuận giữ lại (Titman & Wessels, 1988). Đa số các nghiên cứu trước đây đều ủng hộ lý thuyết trật tự phân hạng, bao gồm ajan và Zingales (1995), Wald (1999), và ama và rench (2002). Nghiên cứu của tác giả Lê Đạt Chí (2013), Anh và Yến (2014), Vũ và cộng sự (2020), Nguyễn và Dương (2022) đều chỉ ra tỷ suất sinh lời có tác động tiêu cực đến CTV của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Vậy nên, giả thuyết được đặt ra như sau:
H4: “Tỷ suất sinh lời” có ảnh hưởng ngược chiều với “Cấu trúc vốn”
2.3.1.5. Tính thanh khoản
Theo Antoniou và cộng sự (2002), tài trợ nội bộ là ưu tiên trong lý thuyết trật tự phân hạng. Các tài sản có tính thanh khoản cao giúp công ty có thể huy động vốn bền vững mà không phụ thuộc đáng kể vào các nguồn tài chính bên ngoài. Do đó, tính thanh khoản sẽ có ảnh hưởng âm đến đòn bẩy của doanh nghiệp. Các công ty có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao có thể sử dụng các tài sản này để tài trợ cho các dự án của mình. Theo nghiên cứu của Khoa và Thái (2020), Nguyễn và Dương (2022), tính thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực đến CTV của các DN niêm yết trên HOSE và HNX. Vậy nên, giả thuyết được đặt ra như sau:
H5: “Tính thanh khoản” có ảnh hưởng ngược chiều với “Cấu trúc vốn”
2.3.1.6. Cơ hội tăng trưởng
Cơ hội tăng trưởng được tính toán bằng cách so sánh tổng tài sản năm hiện tại với năm trước. Các DN trong thời kỳ tăng trưởng sẽ có ưu thế hơn khi tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài, vì các NĐT sẽ đặt nhiều kỳ vọng và niềm tin vào doanh nghiệp. Mối liên hệ giữa cơ hội tăng trưởng và tỷ lệ đòn bẩy tài chính trong các nghiên cứu thực nghiệm còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Trong nghiên cứu của Huang và Song (2006), cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính được đánh giá là có ảnh hưởng cùng chiều. Bên cạnh đó, Gurcharan (2010), Ilyukhin (2017) và Ariyani và cộng sự (2018) chứng minh rằng cơ hội tăng trưởng tác động tiêu cực đến tỷ lệ nợ. Tại Việt Nam, cơ
hội tăng trưởng được đánh giá là có tác động dương đến CTV của các DN niêm yết qua các nghiên cứu của Nguyễn và amachandran (2006), Nguyễn và Dương (2022), An Thái (2017). Vậy nên, giả thuyết được đặt ra như sau:
H6: “Cơ hội tăng trưởng” có ảnh hưởng cùng chiều với “Cấu trúc vốn”