Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về huy động vốn

Quy“mô của ngân hàng lớn tạo nên hình ảnh vững chắc, ổn định đối với khách hàng. Quy mô lớn cũng đồng nghĩa với việc mạng lưới hoạt động rộng

26

lớn, làm tăng khả năng thu hút vốn từ đông đảo các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Một ngân hàng thương mại có uy tín, thương hiệu và bề dày lịch s với danh tiếng, cơ sở vật chất hiện đại, trình độ nhân viên vững vàng, chuyên nghiệp… sẽ tạo hình ảnh tốt, thu hút đông đảo khách hàng đến giao dịch, thuận lợi cho việc huy động vốn. Chất lượng phục vụ khách hàng, sự an toàn, thuận tiện trong giao dịch, đơn giản trong thủ tục giao dịch… sẽ nâng cao vị thế, uy tín của ngân hàng. ếu tố này giúp các NHTM gây ấn tượng tốt với khách hàng khi lần đầu đến ngân hàng, đồng thời, duy trì lượng khách hàng dồi dào, truyền thống, gắn bó với ngân hàng, từ đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều thuận lợi (Hoàng Thị Kim Anh, 2020).

Mỗi“ngân hàng thương mại có một chiến lược kinh doanh riêng phù hợp với định hướng phát triển dựa trên vị thế, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng, hoạt động huy động cũng mang những n t đặc thù của ngân hàng đó. Các yếu tố liên quan đến chính sách huy động vốn bao gồm: chính sách lãi suất, chính sách k hạn, các sản phẩm huy động vốn, chiến lược khách hàng… được xây dựng trong từng thời k và phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Những chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng về quy mô và cơ cấu vốn huy động.

1.3.1.2. Uy tín của ngân hàng

Trong“nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các NHTM phải có uy tín trên thị trường. Uy tín thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng của ngân hàng, thể hiện ở chất lượng hoạt động có hiệu quả của ngân hàng. Chính vì vậy mà các NHTM phải không ngừng nâng cao và đảm bảo uy tín của mình trên thương trường, từ đó có điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư. Ngoài ra một ngân hàng có bề dày lịch s hoạt động sẽ được nhiều

27

khách hàng lựa chọn hơn các ngân hàng ít kinh nghiệm và không có uy tín trên thị trường. Mặc dù không phải lúc nào ngân hàng có lâu năm cũng luôn là một lợi thế so với ngân hàng mới thành lập. Nhưng đối với một khách hàng khi cần giao dịch với ngân hàng nào đó họ cũng tin tưởng vào ngân hàng có thâm niên hơn. Bởi vì họ nghĩ r ng ngân hàng hoạt động lâu thì có thế lực, uy tín trên thị trường, có kinh nghiệm trong thực hiện các nghiệp vụ, nguồn vốn và có khả năng thanh toán cao.

1.3.1.3. ạo đ c nghề nghiệp và trình độ chuy n môn của cán bộ, nhân viên ngân hàng

Đội ngũ“nhân viên, nhất là các giao dịch viên được coi là bộ mặt của một ngân hàng. Vai trò của giao dịch viên càng trở nên quan trọng khi các ngân hàng triển khai hình thức giao dịch “một c a . Thái độ thân thiện, vui vẻ, phong cách chuyên nghiệp của giao dịch viên giúp tạo tâm lý thoải mái, an tâm cho khách hàng, góp phần tạo nên n t đặc trưng cho chất lượng dịch vụ của một ngân hàng. Trong điều kiện lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển, chất lượng dịch vụ là nhân tố quyết định sự thắng lợi của một ngân hàng trong cạnh tranh.

Tiền g i và vốn từ phát hành công cụ nợ là bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn của Ngân hàng. Khách hàng không thể g i tiền vào nơi họ không tin tưởng hay không cảm thấy mình được coi trọng và phục vụ tốt. Trái lại, khi khách hàng cảm thấy thoả mãn với những gì họ nhận được, họ có thể mở rộng giao dịch với ngân hàng, không chỉ g i tiền mà còn mua k phiếu, chứng chỉ tiền g i, đi vay và thanh toán qua ngân hàng.

1.3.1.4. Cơ s vật ch t của ngân hàng

Mạng lưới huy động của các ngân hàng thường được biểu hiện qua việc tổ chức các phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm. Mạng lưới huy động rộng rãi sẽ tạo điều kiện cho khách hàng d dàng tìm đến với ngân hàng để thỏa mãn cầu

28

tiết kiệm hay thanh toán của bản thân. Mạng lưới hẹp làm giảm hình ảnh của ngân hàng, gây khó khăn cho khách hàng trong việc s dụng các sản phẩm của ngân hàng. Mạng lưới huy động không chỉ mở rộng ở vùng đông dân cư mà còn cần được mở ở những nơi cách xa trung tâm như nông thôn, vùng sâu, vùng xa để dân cư nơi đây được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng.

Không“chỉ mạng lưới huy động mà ngân hàng cũng cần chú ý tới mạng lưới thanh toán, ví dụ như địa điểm đặt máy ATM, máy POS. Khách hàng có thể thuận lợi s dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng, nhận được các tiện ích vượt trội thì sẽ ngày càng ưa thích s dụng sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt là tài khoản tiền g i thanh toán. Như vậy, ngân hàng có thể gia tăng được nguồn vốn huy động, hơn nữa là nguồn có chi phí phải trả thấp nhất vì tài khoản thanh toán thường không được trả lãi hoặc trả lãi rất thấp.

1.3.1.5. Các hình th c huy động vốn và sự tích hợp các tiện ích.

Ngân“hàng muốn d dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Ngân hàng có thể đưa ra nhiều hình thức huy động khác nhau như: phát hành k phiếu, trái phiếu, huy động tiền g i, tiền tiết kiệm với nhiều k hạn và lãi suất khác nhau. Các hình thức huy động vốn được đưa ra phải dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường và tâm lý khách hàng một cách kỹ lưỡng đồng thời có chiến lược triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống.

1.3.2. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Môi trường kinh t - xã hội

Đây“là yếu tố đầu tiền mà bất kể nhà đầu tư, doanh nghiệp và các tổ chức quan tâm phân tích đánh giá để đảm bảo mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh tại các quốc gia, các khu vực nơi mà các doanh nghiệp, tổ chức có quan hệ mua bán, đầu tư. Hoạt động của ngân hàng thường xuyên bị tác động bởi những chính sách như: quy định về quy mô vốn tự có, cho vay, dự phòng

29

rủi ro tín dụng, các chính sách về cạnh tranh, sáp nhập hay phá sản..., nhà nước, bộ tài chính, ngân hàng trung ương cũng có những quy định về thuế, tín dụng, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính...Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được điều chỉnh và quản lý chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Những hành lang pháp lý đưa lại cho ngân hàng nhiều cơ hội và thách thức mới.

ếu“tố kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiêu đên khả năng thu nhập, chi tiêu và nhu câu về vốn, tiền g i của dân cư, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.Sự thay đổi của yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người hay như các chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ đều ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM nói chung.

Mỗi quốc“gia có nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý... Đối với Ngân hàng, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen g i tiền vào Ngân hàng để hưởng những tiện ích thanh toán, hưởng lãi, trong tiềm thức họ, Ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tể. Do vậy, Ngân hàng không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, huy động vốn của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen s dụng các dịch vụ Ngân hàng.

Quy“mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà còn là yểu tố quan trọng để xây dựng, điều chỉnh hoạt động huy động vổn của Ngân hàng.

30

1.3.2.2. Tâm lý dân cư

Với những nền kinh tế chịu tình trạng “Đô la hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ gặp khó khăn khi huy động nguồn vốn b ng nội tệ. Khi mức thu nhập người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong việc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư.

Ở các“nước phát triển thì tỷ lệ s dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiếm khoảng 2% đến 3%, thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua Ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ đều được Ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó NHTM có thể tăng khả năng huy động vốn để đầu tư, s dụng... Nhưng với những nước đang phát triển như Việt Nam vẫn còn thói quen s dụng tiền mặt trong thanh toán (chiếm tới 14%

trong tổng phương tiện thanh toán) thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn (Nguy n Ngọc Diên, 2018).

1.3.2.3. Sự cạnh tranh từ các đối thủ

Bao gồm“những đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ tín dụng...hiện đang cạnh tranh và xâm chiếm thị phần lẫn nhau trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể là các định chế tài chính và phi tài chính khác có khả năng xâm nhập vào thị trường trong tương lai, chẳng hạn như bưu điện, công ty bảo hiểm...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)