CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Khái quát về Agribank chi nhánh huyện Lương Tài
2.1.3. Tình hình hoạt động của Agribank chi nhánh huyện Lương Tài
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, huy động vốn được xem là một trong những khâu trọng yếu. Ngân hàng nào có tiềm lực về vốn lớn thì khả năng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh càng lớn, là tiền đề để đa dạng các loại hình dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, Chi nhánh đã có
40
nhiều hình thức huy động vốn từ tiền g i thanh toán, g i tiết kiệm của cá nhân, tổ chức với nhiều sản phẩm đa dạng kết quả, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. T nh h nh huy động vốn của Agribank – Chi nhánh huyện Lương Tài giai đoạn 2018 đến 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021
T ng nguồn vốn huy động tại CN 1.232 1.365 1.442 1.546 + Theo nguồn huy động 1.232 1.365 1.442 1.546
Từ dân cư 618 851 891 804
Từ tổ chức 614 514 551 741
+ Theo k hạn 1.232 1.365 1.442 1.546
< 12 tháng 838 983 999 850
12 tháng 394 382 443 695
+ Theo loại tiền tệ 1.232 1.365 1.442 1.546
VND 886 1,092 996 943
Ngoại tệ quy đổi 347 273 447 603
+ Theo hình thức huy động 1.232 1.365 1.442 1.546
Tiết kiệm 591 376 491 634
K phiếu Trái phiếu
Chứng chỉ tiền g i
Tiền g i thanh toán 197 941 545 773
Tiền g i có k hạn của TCKT 444 48 407 139
( Nguồn: Báo cáo k t quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm) Qua bảng số liệu thống kê cho thấy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng Agribank – Chi nhánh huyện Lương Tài có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2018, tổng huy động vốn là 1.232 tỷ đồng. Năm 2019, huy động vốn tăng 133 tỷ đồng, đạt 1.365 tỷ đồng. Năm 2020 huy động đạt 1.442 tỷ
41
đồng; năm 2021, số huy động vốn tiếp tục được gia tăng và đạt mức 1.546 tỷ đồng.
Trong cơ cấu huy động vốn, huy động vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn so với huy động từ các tổ chức kinh tế, bình quân giai đoạn 2018-2021 chiếm tỷ trọng 58%. Nguồn huy động có k hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nguồn huy động, bình quân giai đoạn 2018-2021 chiếm 65%. Các hình thức huy động vốn tập trung ở một số sản phẩm theo đối tượng khách hàng, gồm tiền g i tiết kiệm dân cư, tiền g i thanh toán và tiền g i có k hạn của các tổ chức kinh tế
Sự tăng trưởng ổn định về huy động vốn trong thời gian qua là kết quả tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức hoạt động kinh doanh và sự năng động, nỗ lực, kỷ luật của đội ngũ cán bộ nhân viên chi nhánh. Các sản phẩm huy động được thiết kế linh hoạt, đa dạng và phong phú, cụ thể như:
- Các sản phẩm huy động vốn dân cư: Tiền g i thanh toán (Combo tiết kiệm thanh toán, thanh toán không k hạn ….). Tiền g i tiết kiệm (G i tiền càng dài, lãi suất càng cao lên đến 7%/năm; Khuyến mại lớn cùng Agribank;
Tiền g i tiết kiệm có k hạn; Tiết kiệm Agribank VIP; Tiết kiệm Online...) - Các sản phẩm huy động vốn từ các TCKT: Tiền g i thanh toán, tiền g i lãi suất ưu đãi, tiền g i có k hạn, tiền g i qua đêm, tiền g i tích lũy, tiền g i k hạn tự chọn, tiền g i thanh toán lãi suất bậc thang ...
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay giữ một vai trò hết sức quan trọng và đem lại nguồn thu nhập lớn cho các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đây là cũng hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tổn thất đối với các Ngân hàng. Tình hình hoạt động cho vay của Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Lương Tài giai đoạn 2018- 2021, như sau:
42
Bảng 2.2. T nh h nh cho vay của Agribank – Chi nhánh huyện Lương Tài giai đoạn 2018 - 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021
Dƣ nợ tại Chi nhánh 798 997,2 938,4 906
+ Ngắn hạn 494,760 670,344 638,112 661,380
VND 217,692 412,032 355,884 380,520
Ngoại tệ quy đổi 277,068 258,300 282,228 280,860 + Trung dài hạn 303,240 326,856 300,288 244,620
VND 169,812 192,516 195,240 199,320
Ngoại tệ quy đổi 133,428 134,340 105,048 45,300
Phân loại theo thành phần kinh tế 798,000 997,200 938,400 906,000
Tổ chức kinh tế 359,100 468,684 487,968 489,240
Cá nhân, hộ gia đình 438,900 528,516 450,432 416,760
Nợ quá hạn 36,648 46,896 62,664 35,244
0-10 ngày 16,764 14,964 17,640 18,216
10-90 ngày 13,572 18,144 18,864 9,060
90-180 ngày 6,324 13,788 26,160 7,968
180-360 ngày
>360 ngày
Phân nhóm theo TT02 (*) 798 997,2 938,4 906
Nhóm 1 502,8 713,964 705,516 688,560
Nhóm 2 275,316 251,292 204,552 198,420
Nhóm 3 13,572 18,144 18,864 17,028
Nhóm 4 6,324 13,788 9,480 1,992
Nhóm 5
(Nguồn: Báo cáo k t quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm) Tổng dư nợ của Chi nhánh các năm qua duy trì ổn định, chiếm tỷ trọng
43
bình quân 63% so với tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên hoạt động cho vay vẫn tiềm ẩn những rủi ro tín dụng, thể hiện trong cơ cấu Nhóm nợ và Nợ quá hạn.
Trong giai đoạn từ 2018 đến 2021, tăng trưởng dư nợ không ổn định.
Năm 2018, dư nợ tại thời điểm cuối năm là 798 tỷ đồng, năm 2019 tăng 199 tỷ so với 2018 đạt 997,2 tỷ, nhưng dư nợ năm 2020, 2021 suy giảm so với năm 2019 (năm 2021 giảm 91 tỷ so với năm 2019). Trong cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung dài hạn.
Đối với cơ cấu theo thành phần kinh tế, dư nợ cho vay tương đối đồng đều giữa cá nhân hộ gia đình và các tổ chức kinh tế.
Biểu đồ 2.1. Nợ quá hạn tại Ngân hàng Agribank – Chi nhánh huyện Lương Tài giai đoạn từ 2018 đến 2021
( Nguồn: Báo cáo k t quả kinh doanh của Chi nhánh hàng năm) Đối với nợ quá hạn, trong thời gian qua tại Chi nhánh vẫn thường xuyên phát sinh các khoản vay quá hạn. Năm 2018, tổng dư nợ quá hạn là 36,648 tỷ đồng, chiếm 4.6% tổng dư nợ. Năm 2019, nợ quá hạn là 46,896 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 4.7% trên tổng dư nợ (tăng 11 tỷ đồng so với cùng k năm
36.648
46.896
62.664
35.244
0 10 20 30 40 50 60 70
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn
44
trước), năm 2020 nợ quá hạn tăng đột biến ở mức 62,664 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 6.7% tổng dư nợ). Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực trong việc đôn đốc thu hồi nợ và tìm kiếm khách hàng mới, đến năm 2021, nợ quá hạn giảm còn 35,244 tỷ đồng (tỷ lệ chiếm 3.7% tổng dự nợ cho vay). Tuy nhiên, so với cả ngân hàng và toàn hệ thống, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh còn khá cao. Do đó, trong hoạt động cho vay của chi nhánh trong năm 2019 cũng cần được chú trọng để giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%.
2.1.3.3. Hoạt động d ch v
Bên cạnh hai mảng hoạt động truyền thống mang lại nguồn thu chính là huy động vốn và cấp tín dụng, từ nhiều năm nay, các Ngân hàng thương mại cũng như Agribank chi nhánh huyện Lương Tài luôn đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ bán lẻ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua.
Những sản phẩm dịch vụ đang được Chi nhánh đẩy mạnh cung cấp và đem lại những đóng góp quan trọng về mặt lợi nhuận như: dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại tệ, thẻ, bảo lãnh, ngân hàng điện t ….
Bảng 2.3. Thu dịch vụ của Agribank – Chi nhánh huyện Lương Tài giai đoạn 2018-2021
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021
Thu dịch vụ ròng 682 700 721 740
Dịch vụ thanh toán quốc tế 161 194 191 194
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 91 158 151 162
Dịch vụ bảo lãnh 295 271 303 305
Dịch vụ thanh toán trong nước và các dịch vụ khác (Ebanking, dịch vụ thu hộ, chi hộ lương, nghiệp vụ
ngân quỹ) 135 77 76 79
(Nguồn: Báo cáo k t quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh hàng năm)
45
Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác của Chi nhánh được duy trì ổn định qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nguồn thu thấp. Năm 2018, tổng thu phí từ các hoạt động dịch vụ ròng là 682 triệu đồng, năm 2019: 700 triệu đồng, năm 2020 tăng nhẹ 21 triệu đồng, đạt 721 triệu đồng. Năm 2021, tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh huyện Lương Tài đạt 740 triệu đồng.
Trong cơ cấu các khoản thu trên, các lĩnh vực mang lại nguồn thu chủ yếu gồm: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Các dịch vụ gia tăng được Chi nhánh cung cấp khá phong phú đa dạng. Dịch vụ bảo lãnh bao gồm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng, bảo lãnh thanh toán… Các dịch vụ khác được cung cấp dưới nhiều hình thức cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế bao gồm: Dịch vụ thanh toán theo phương thức C.A.D - giao chứng từ nhận tiền ngay, Sản phẩm UPAS-Usance Payable At Sight nh m đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp Nhập khẩu thông qua việc chuyển L/C thanh toán tiền hàng từ trả ngay thành trả chậm ; Bao thanh toán (mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên xuất khẩu và bên nhập khẩu thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương); Thanh toán xuất khẩu; Thanh toán nhập khẩu; Giao dịch hối đoái (Spot, Forward, Swap, Option); dịch vụ chuyển tiền nội địa và nước ngoài, dịch vụ quản lý tiền g i tập trung, dịch vụ thu hộ ….
46