CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Lương Tài
2.2.1. Quy mô nguồn vốn huy động
Bảng 2.4. Huy động vốn tại Agribank – Chi nhánh huyện Lương Tài giai đoạn từ 2018 đến 2021
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021
Vốn huy động 1.232 1.365 1.442 1.546
Tốc độ tăng trưởng (%) 11 6 7
+ Theo nguồn huy động 1.232 1.365 1.442 1.546
Từ dân cư 618 851 891 804
Từ tổ chức 614 514 551 741
+ Theo kỳ hạn 1.232 1.365 1.442 1.546
< 12 tháng 997 884 986 1.087
12 tháng 235 481 456 459
+ Theo loại tiền tệ 1.232 1.320 1.442 1.546
VND 1.096 956 977 1.172
Ngoại tệ quy đổi 136 364 465 374
+ Theo sản ph m huy động 1.232 1.365 1.442 1.546
Tiền g i thanh toán không k hạn 149 136 144 150
Tiền g i tiết kiệm có k hạn 776 647 712 954
Tiết kiệm 50+ 42 18 20 47
Tiết kiệm Agribank VIP 72 67 73 102
Tiết kiệm 18 21 27 36
Tiết kiệm cho con yêu 33 32 39 63
Tiết kiệm tích lũy tiền lương 55 51 43 53
Các sản phẩm huy động khác 88 393 385 142
(Nguồn: Báo cáo k t quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh các năm)
47
Qua bảng tổng hợp 2.4 trên cho thấy, huy động vốn qua các năm đều có sự tăng nhẹ. Năm 2018, tổng huy động vốn đạt 1.232 tỷ đồng, năm 2019 tăng 11% so với năm 2018 đạt 1.365 tỷ đồng. Năm 2020, huy động vốn tiếp tục được gia tăng so với năm 2019, đạt 1.442 tỷ đồng tăng 6%, năm 2021 tốc độ tăng đạt 7%.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động bán lẻ, k hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn, bình quân trong thời gian nghiên cứu là 71% tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn VND cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với huy động b ng ngoại tệ (USD, EUR).
Các sản phẩm huy động vốn được cung cấp đa dạng và đồng bộ với các kết quả đạt được thể hiện trong bảng số liệu trên. Tuy nhiên, sản phẩm huy động truyền thống là tiết kiệm có k hạn (với các mức k hạn từ 1 tháng đến 60 tháng với đa dạng các hình thức lĩnh lãi) vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động.
Mặc dù, hoạt động huy động vốn phải đối mặt với nhiều thách thức do sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng khác trên địa bàn, đặc biệt Chi nhánh được đặt tại huyện Lương Tài là trung tâm hành chính của huyện có nhiều ngân hàng. Trước di n biến phức tạp của thị trường, nhất là trong điều kiện Agribank bị tác động truyền thông bởi một số vụ án kinh tế liên quan đến tiền g i. Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh huyện Lương Tài tiếp tục xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Chính sự điều hành, tổ chức kinh doanh linh hoạt trong công tác huy động vốn đã góp phần tiếp tục duy trì lượng khách hàng truyền thống và thu hút thêm khách hàng mới, góp phần vào kết quả huy động vốn của chi nhánh. Trong thời gian qua, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên Agribank Chi nhánh huyện Lương Tài vẫn luôn tuân thủ đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, bên cạnh đó đã linh hoạt đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn như tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm huy động…..Đồng thời, Agribank Chi
48
nhánh huyện Lương Tài đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt, phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau như sản phẩm tiết kiệm, tiết kiệm tích lũy tiền lương, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm có k hạn trả lãi định k , tiết kiệm có k hạn trả lãi cuối k , tiền g i có k hạn.
Trong 4 năm từ 2018 - 2021, Agribank huyện Lương Tài tăng trưởng vốn ổn định và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch huy động, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình tái cơ cấu ngân hàng theo chủ trương của Chính phủ đã đạt được những kết quả tích cực, đồng thời dự án Agribank với những chiến lược cụ thể, lấy khách hàng làm trọng tâm tạo tâm lý ổn định đối với khách hàng, đồng thời chất lượng phục vụ khách hàng đã được cải thiện đáng kể, giúp cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh đạt hiệu quả tốt hơn.
Tính cả giai đoạn 2018 - 2021 hoạt động huy động đạt hiệu quả cao, mức tăng trưởng huy động ổn định qua các năm, tạo điều kiện cho chi nhánh trong việc đáp ứng đủ nguồn vốn cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh.
So sánh quy mô huy động của Agribank Bank với một số ngân hàng thương mại có quy mô vốn điều lệ tương đương ta có:
Bảng 2.5: Quy mô huy động vốn của một số ngân hàng trong cùng hệ thống
Đơn vị: Tỷ đồng
Ngân hàng 2018 2019 2020 2021
TPBank 1.003 1.177 1.286 1.412
SEABank 1.615 1.517 1.476 1.459
ABBank 1.201 1.289 1.376 1.568
VIB 1.725 1.759 1.802 1.956
Agribank Bank 1.232 1.365 1.442 1.546
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh huyện Lương Tài, 2021)
49
TPBank là ngân hàng có quy mô vốn huy động thấp nhất nhưng tốc độ tăng trưởng rất mạnh qua các năm. Chỉ từ 1.003 tỷ đồng vốn huy động trong năm 2018, sang năm 2021, vốn huy động của TPBank đã đạt 1.412 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên dưới 40%. Với tốc độ tăng trưởng mạnh và đều đặn qua các năm như vậy, trong giai đoạn tới, quy mô vốn huy động của TPBank vượt qua các ngân hàng có quy mô vốn điều lệ tương đương là điều d hiểu. VIB là NHTM có quy mô vốn huy động lớn nhất trong giai đoạn 2018- 2021, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng thấp hoặc bị giảm dẫn đến quy mô huy động vốn có chiều hướng giảm sút dù đến thời điểm hiện tại, VIB vẫn dẫn đầu trong nhóm so sánh về quy mô huy động. SEABank là ngân hàng có quy mô huy động giảm sút mạnh, từ hơn 1.615 tỷ đồng vốn huy động và đứng thứ hai trong nhóm so sánh năm 2018 đã giảm chỉ còn 1.459 tỷ đồng, đứng 4/5 về quy mô vốn huy động trong năm 2021. ABBank tăng trưởng huy động liên tục đứng 2/5 về quy mô huy động trong nhóm so sánh. Agribank Bank có mức tăng trưởng không ổn định nhưng đã vươn lên từ vị trí 3/5 trong nhóm các NHTM so sánh năm 2018 và giữ vững vị trí 3/5 từ năm 2018 cho đến nay về quy mô huy động vốn.
2.2.2. Cơ c u nguồn vốn huy động
Bảng 2.6. Cơ c u nguồn vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng Đơn vị tính: tỷ đồng, (%)
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Số
tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng T ng huy động 1.232 100 1.365 100 1.442 100 1.546 100
Tiền g i cá nhân 618 50 851 62 891 62 804 52
Tiền g i TCKT 614 50 514 38 551 38 741 48
(Nguồn: Báo cáo k t quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh các năm) Trong tổng nguồn tiền g i huy động của Agribank Chi nhánh huyện Lương Tài ngân hàng thì tỷ trọng huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân có
50
sự cân b ng trong năm 2018, các năm tiếp theo mức huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn hơn (từ 4-14%) nguyên nhân là do chi nhánh ngân hàng n m trong khu dân cư khá đông đúc, lượng khách hàng chủ yếu là cá nhân.
Mặc dù, có sự dịch chuyển khách hàng giữa các ngân hàng trong giai đoạn này do những thông tin không tích cực. Tuy nhiên do địa bàn đông dân cư, có nhiều doanh nghiệp, tiểu thương hoạt động nên lượng khách hàng khai thác mới vẫn tăng trưởng ổn định và bù đắp được nguồn huy động của các khách hàng chuyển đi. Nếu x t về tính ổn định từ nguồn huy động của tổ chức kinh tế, ngân hàng tiếp tục dành sự quan tâm để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Sức tăng trưởng của nguồn vốn từ tổ chức kinh tế tương đối ổn định qua các năm (tốc độ tăng bình quân 44%), mặc dù năm 2019 tốc độ và giá trị tuyệt đối có sự giảm nhẹ so với năm trước đó (giảm 100 tỷ đồng so với năm 2018), tuy nhiên huy động đã lấy lại được đà tăng trưởng từ năm 2019 và các năm tiếp theo (năm 2020 tăng 37 tỷ so với 2019, năm 2021 tăng 190 tỷ so với 2020). Việc duy trì tốc độ tăng trưởng huy động của khách hàng tổ chức và cá nhân thể hiện khả năng tổ chức huy động vốn của Agribank chi nhánh huyện Lương Tài khá tích cực, đồng thời khẳng định tiềm năng trên địa bàn rất lớn.
Nếu tiếp tục duy trì và phát huy, lĩnh vực này sẽ là lợi thế quan trọng của ngân hàng trong những năm tiếp theo.
Với đối tượng khách hàng cá nhân, lượng tiền g i đều tăng qua các năm và có sự giảm nhẹ vào năm 2021. Năm 2018 đạt 618 tỷ đồng, chiếm 50%/tổng vốn huy động của chi nhánh. Tiếp tục năm 2019 tăng lên 851 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018. Năm 2020, quy mô này là 891 tỷ đồng tăng 5% và giảm 9% trong năm 2021 đạt mức 804 tỷ đồng. Trong đó, sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ nguồn tiền g i có k hạn (tiền g i tiết kiệm) của dân cư. Duy trì được sự tăng trưởng huy động từ dân cư là do chi nhánh mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch ở các địa bàn đông dân cư, uy tín và sự
51
nỗ lực của nhân viên làm công tác huy động vốn. Vốn huy động dân cư vẫn luôn là nguồn vốn mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tính ổn định của nguồn huy động từ dân cư thể hiện ở một số khía cạnh như: luồng tiền chu chuyển thấp, ít chịu tác động bởi yếu tố thời vụ.
Sự tăng giảm của thị trường vốn dân cư bị chi phối bởi hai yếu tố là yếu tố thu nhập và yếu tố tâm lý. ếu tố thu nhập quyết định khối lượng vốn tiềm năng mà ngân hàng có thể thu hút được, yếu tố này chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách lãi suất. ếu tố tâm lý chính là thị hiếu của người dân, ảnh hưởng đến biến động ra vào của nguồn vốn cũng như cơ cấu vốn của ngân hàng (cơ cấu ngắn hạn – dài hạn, cơ cấu theo chủ thể dân cư – tổ chức, cơ cấu nội tệ - ngoại tệ). Như vậy, để thu hút được nhiều vốn dân cư, ngoài việc giữ được lãi suất cạnh tranh, ngân hàng cần phải chú trọng vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và xây dựng được thương hiệu vững mạnh.
Với đặc điểm địa bàn dân cư đông, Agribank chi nhánh huyện Lương Tài có lợi thế lớn trong việc huy động khách hàng g i tiết kiệm để đáp ứng yêu cầu tích luỹ, vừa đáp ứng yêu cầu an ninh, an toàn. Ch nh vì lẽ đó, mặc dù lãi suất liên tục giảm do nhà nước điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô cộng với những thông tin tiêu cực liên quan đến Agribank, việc duy trì lượng khách hàng cá nhân g i tiết kiệm vẫn cơ bản đáp ứng được mục tiêu kinh doanh.
t trên giác độ ngân hàng, việc gia tăng tiền g i của khách hàng tổ chức về cả quy mô và tỷ trọng đều đem lại lơị ích lớn hơn khách hàng cá nhân bởi tiền g i loại này thường có số lượng lớn x t trên từng món tiền g i, trong khi khách hàng cá nhân x t trên từng món tiền g i thường thấp hơn nên mặc dù việc tăng trưởng của lượng tiền g i này là tốt nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với lượng tài khoản tiền g i của tổ chức. Điều này làm ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý phát sinh kèm theo, do đó việc gia tăng tỷ trọng tiền g i tổ chức chứng tỏ hoạt động huy
52
động vốn hiệu quả.
Như vậy qua phân tích trên có thể thấy Agribank chi nhánh huyện Lương Tài luôn đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có tính chất ổn định và duy trì được mức độ tăng trưởng cả đối với nhóm khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế. Trong giai đoạn từ 2018 – 2021, bình quân tỷ trọng tăng trưởng của cả 2 nhóm khách hàng đều duy trì cân b ng xoay quanh mức 50%.
Mặc dù, nguồn tiền g i từ dân cư chủ yếu là nguồn tiền nhàn rỗi và phần lớn lượng tiền g i này được huy động thông qua kênh g i tiết kiệm của người dân và thường có k hạn dài. Vì vậy, nguồn huy động này sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động hơn trong việc s dụng nguồn vốn huy động để cho vay và đầu tư. Tuy nhiên, việc gia tăng tỷ trọng tiền g i của các TCKT thường đem lại nhiều lợi ích hơn cho NHTM. Chính vì thế trong thời gian tới, Agribank chi nhánh huyện Lương Tài tiếp tục có biện pháp thu hút tiền g i của các TCKT để gia tăng hiệu quả hoạt động.
Bảng 2.7: Phân loại huy động vốn theo loại tiền tại Agribank chi nhánh huyện Lương Tài giai đoạn 2018 – 2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 T ng nguồn vốn huy động 1.232 1.320 1.442 1.546
1. VND 1.096 956 977 1.172
Tỷ trọng 89 72 68 76
Mức tăng giảm -140 21 195
Tốc độ tăng trưởng -13 2 20
2. Ngoại tệ quy đổi 136 364 465 374
Tỷ trọng 11 28 32 24
Mức tăng giảm 228 101 -91
Tốc độ tăng trưởng 1.232 1.320 1.442 1.546
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Lương Tài hàng năm từ 2018 – 2021)
53
Với mục tiêu đa dạng hoá nguồn vốn huy động cho nên bên cạnh huy động b ng VNĐ, Agribank Lương Tài còn nhận huy động b ng ngoại tệ.
Nguồn huy động chủ yếu từ nguồn doanh thu của các doanh nghiệp có hàng xuất nhập khẩu và nhận tiền kiều hối từ nước ngoài. Nhìn vào bảng 2.6 có thể thấy trong tổng nguồn vốn huy động, tiền g i b ng VNĐ chiếm chủ yếu.
Trong giai đoạn 2018 – 2021, bình quân tỷ trọng tiền g i VNĐ chiếm 76% trong tổng nguồn vốn huy động và nguồn vốn huy động b ng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ chỉ chiếm 24% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân chủ yếu là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là khách hàng cá nhân s dụng các sản phẩm tiền g i tiết kiệm của chi nhánh.
Ngoài ra, do lãi suất huy động ngoại tệ rất thấp và ở mức b ng 0 nên tâm lý của khách hàng thường không muốn g i b ng ngoại tệ mà thường g i b ng VNĐ để hưởng lãi suất cao. Nguồn vốn b ng ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu là tiền g i chi nhánh huy động được thông qua hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng nguồn ngoại tệ ký quỹ và hoạt động chi trả kiều hối, từ nước ngoài chuyển về. Tuy nhiên trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh huyện Lương Tài có khá nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, do đó Chi nhánh cần có những chính sách thu hút để gia tăng đối tượng khách hàng này.
Bảng 2.8: Cơ c u vốn huy động theo kỳ hạn tại Agribank chi nhánh huyện Lương Tài giai đoạn 2018 – 2021
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng T ng huy động 1.232 100 1.365 100 1.442 100 1.546 100
- Không k hạn 149 12 136 10 144 10 150 10
- Ngắn hạn 848 69 748 55 842 58 937 60
- Trung, dài hạn 235 19 481 35 456 32 459 30
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank Lương Tài hàng năm từ 2018 – 2021)
54
Qua bảng tổng hợp 2.8 có thể thấy, tỷ trọng tiền g i các k hạn ngắn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng huy động (trung bình 61%). Vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 30%/tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.
Nguồn vốn trung dài hạn của chi nhánh đều duy trì ổn định qua các năm, bình quân khoảng 450 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động có k hạn hàng năm luôn ổn định giữ ở mức 90% tổng vốn huy động. Đây là kết quả hết sức tích cực thể hiện hiệu quả các mặt hoạt động kinh doanh. Khẳng định tính ổn định vốn kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng chủ động kế hoạch hoá được nguồn vốn của mình. Ngoài ra, đặc điểm của loại tiền g i này là nguồn tiền nhàn rỗi, ổn định. Việc đầu tư nh m mục tiêu sinh lợi vì thế chịu ảnh hưởng lớn của lãi suất và uy tín của ngân hàng. Những năm gần đây lãi suất tiết kiệm k hạn dài có xu hướng ổn định, lãi suất giảm đặc biệt đối với k hạn ngắn, đầu tư chứng khoán và vàng bấp bênh, khách hàng chuyển sang g i tiền ở những k hạn dài để hưởng lãi suất cao hơn vì tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư hợp lý hiện nay. Bên cạnh đó, bám sát với chủ trương của NHNN về ưu tiên nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, Agribank cũng đưa ra những sản phẩm tiết kiệm trung dài hạn phù hợp với nhu cầu của người g i, đó là các sản phẩm: tiết kiệm tích lũy tiền lương; tiết kiệm linh hoạt; tiết kiệm dự thưởng; tiết kiệm có k hạn trả lãi định k …
Việc huy động tiền g i không k hạn và ngắn hạn với tỷ trọng cao có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro lãi suất trong ngắn hạn. Tuy nhiên, có thể làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong ngắn hạn bởi nguồn tiền g i này k m ổn định hơn so với nguồn vốn trung và dài hạn.
Tiền g i không k hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá thấp chỉ đạt khoảng dưới 10% tổng vốn huy động của chi nhánh và ổn định qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Tiền g i không k hạn là nguồn vốn chủ yếu đến
55
từ tiền g i thanh toán trong thẻ ATM, tài khoản thanh toán dùng để giao dịch thanh toán và phát hành s c của tổ chức, và một phần tiền g i tiết kiệm không k hạn. Số liệu bảng 2.7 cho thấy, tiền g i không k hạn chủ yếu của chi nhánh là tiền g i của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Tỷ trọng tiền g i này mặc dù có tăng trưởng qua các năm, nhưng vẫn còn khá khiêm tốn trong tổng huy động của chi nhánh. Đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp.
Mặc dù, đối tượng khách hàng g i tiền không k hạn thường biến động, nhưng do địa bàn đông dân cư và nhiều tổ chức kinh tế nên thường xuyên có khách hàng mới và tổng huy động luôn có xu hướng tăng. Đồng thời, do tỷ trọng thấp nên việc khách hàng rút tiền không có nhiều tác động về khả năng thanh khoản. Mặt khác, thông qua việc khách hàng giao dịch mở tài khoản Agribank Lương Tài có thể bán ch o các sản phẩm, tiện ích khác của ngân hàng như dịch vụ ngân hàng điện t , ngân hàng trực tuyến… và mang lại nguồn doanh thu phí đáng kể.
2.2.3. Chi phí huy động vốn
Bảng 2.9: Chi ph huy động vốn của Agribank Chi nhánh Lương Tài Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2018 2019 2020 2021
Lãi suất huy động bình quân (%năm) 5,9 5,5 4,8 4,7
Chi phí khác (%năm) 0,13 0,12 0,12 0,12
Chi phí huy động vốn bình quân (%năm) 6,22 5,62 4,92 4,82 (Nguồn: Báo cáo hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Lương Tài)