Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014, phá sản được định nghĩa như sau:
Phá sản là tình trạng của DN, hợp tác xã (HTX) mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014:
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Như vậy, doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp: Trường hợp một là doanh nghiệp, hợp tác xã không có tài sản để thanh toán các khoản nợ ; trường hợp hai là doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Phá sản của một công ty hay trở nên phá sản có thể được xác định như sự mất khả năng của công ty khi trả các khoản nợ . Phá sản là bằng chứng theo pháp luật về sự mất khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn của một công ty, vậy nên, mục đích của quy trình phá sản nhằm để ngăn ngừa sự lừa gạt gian lận của công ty giúp bảo vệ quyền của người cho vay, và tạo một cơ hội hình thành nên công việc kinh doanh mới sau khi đáp ứng được tất cả khoản nợ phải trả.
20
Nếu một công ty đi đến phá sản, công ty đó sẽ phải thỏa thuận dàn xếp với chủ nợ hoặc tín dụng ngân hàng, hoặc nộp đơn phá sản lên toà án. Nếu quyết định phá sản được đưa ra, công ty sẽ thực hiện theo 2 cách: Công ty có thể tiên hành quy trình tổ chức cải tổ lại hoặc đi đến quyết định phát mại (đóng cửa công ty). Cả hai cách trên đều yêu cầu công ty nộp đơn phá sản lên toà án. Thủ tục cần thiết sau đơn phá sản được vận dụng bởi Uỷ ban được ấn định của toà. Ở Việt Nam, thanh lý tài sản là sự lựa chọn duy nhất do việc phá sản. Trong quá trình thanh lý, tài sản của công ty được bán đi và số tiền được sử dụng để trả nợ. Chủ nợ chịu rủi ro ít nhất vì khoản tiền thanh lý tài sản được trả đầu tiên cho họ, những cổ đông là những người cuối cùng được trả.
Rủi ro dẫn đến nguy cơ phá sản:
Các doanh nghiệp hiện nay lâm vào tình trạng phá sản chủ yếu là do gặp phải những rủi ro trong kinh doanh và không biết giải quyết vấn đề liên quan đến những rủi ro gặp phải dẫn tới phá sản. Rủi ro trong kinh doanh mà các doanh nghiệp gặp phải bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro hệ thống bao gồm:
Những thay đổi kinh tế vĩ mô: Tùy từng thời kỳ mà Nhà nước có những chính sách kinh tế hoặc những quy định thông tư khác nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng nhanh, sáng tạo đổi mới cách làm việc để đạt hiệu quả. Ngược lại, nếu cứ tiếp tục đi theo những lối kinh doanh cũ, không còn hợp thời, doanh nghiệp rất dễ tụt hậu lại phía sau, hiệu quả công việc giảm dần và cuối cùng là rơi vào tình trạng phá sản. Điển hình như trong lĩnh vực tài chính, một số thay đổi của Chính phủ về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thu nhập sẽ ảnh hưởng tới mối tương quan giữa cung cầu vốn trên thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia. Một sự nới lỏng hay thắt chặt lượng tiền cung ứng, hoặc những thay đổi trong chi tiêu ngân sách chính phủ, chính sách thuế,…sẽ dẫn tới những thay đổi mang tính chất toàn hệ thống. Và nếu không đủ
21
linh hoạt để thích ứng, doanh nghiệp rất dễ bị bỏ lại phía sau, thua lỗ, và phá sản.
Mức lạm phát: Lạm phát là một trong những nhân tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát là sự gia tăng về giá cả các hàng hóa nguyên vật liệu. Lạm phát cao, giá cả các yếu tố đầu vào tăng, chi phí kinh doanh tăng lên, trong khi nếu tăng giá thì hàng bị ứ đọng khó bán, nếu giữ nguyên giá thì doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ lỗ kéo dài và có thể rơi vào tình trạng phá sản.
Rủi ro phi hệ thống bao gồm:
Rủi ro kinh doanh: Gắn liền với đặc điểm ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Ở mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau, ở từng thời kỳ khác nhau, rủi ro là khác nhau. Ví dụ như một doanh nghiệp kinh doanh hàng ăn uống sẽ có luồng thu nhập ổn định hơn so với doanh nghiệp sản xuất ô tô, dẫn tới rủi ro thấp hơn và nguy cơ phá sản cũng theo đó mà nhỏ hơn.
Rủi ro tài chính: Liên quan tới đặc điểm cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ rủi ro tài chính sẽ tăng lên cùng với tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vay nợ càng nhiều, chứng tỏ không có đủ khả năng thanh toán nợ và không đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường niên. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Nếu để tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp tục kinh doanh và dẫn tới tình trạng phá sản.
Rủi ro tỷ giá: Rủi ro này thường gặp đối với những công ty chuyên về xuất nhập khẩu. Rủi ro tỷ giá xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thu nhập hoặc chi phí từ ngoại tệ sang nội tệ hoặc ngược lại. Nếu tỷ giá tăng hoặc giảm trong một khoảng thời gian dài, chi phí doanh nghiệp bỏ ra sẽ liên tục tăng, hoặc thu nhập sẽ liên tục giảm, đẩy doanh nghiệp vào trạng thái khó khăn. Mặt khác, khi tỷ giá biến động liên tục, doanh nghiệp sẽ không thể nào nắm bắt tình hình,
22
dẫn tới việc không đưa ra những kế hoạch hay phương án giải quyết triệt để. Đây cũng là một nguyên nhân gây nên phá sản tại doanh nghiệp, và đặc biệt là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Rủi ro quốc gia: Trong xu hướng toàn cầu hóa và dòng vốn được di chuyển tự do, các công ty đa quốc gia được thành lập ngày càng nhiều. Trong trường hợp này các rủi ro liên quan đến những biến động chính trị và kinh tế của từng quốc gia phải kể đến. Một quốc gia có tình hình kinh tế khó khăn hoặc chính trị bất ổn định, doanh nghiệp có kinh doanh tại quốc gia đó sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm việc. Và nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào khủng hoảng và phá sản.
2.1.2. Chi phí phá sản
Một doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng kiệt quệ dẫn đến phá sản thường kéo theo chi phí kinh tế cho việc phá sản doanh nghiệp lớn. Do đó, người cung cấp vốn, nhà đầu tư, cho vay cũng như bộ phận nhân viên và ban quản lý đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc phá sản doanh nghiệp. Không những vậy, kiểm toán cũng đối diện với những vụ kiện cáo tiềm ẩn nếu như đưa ra ý kiến kiểm toán không chính xác cho tình trạng của một công ty sắp phá sản.
Chi phí phá sản có thể được phân chi thành hai loại là chi phí trực tiếp và chi phi gián tiếp.
Chi phí trực tiếp:
Chi phí phá sản trực tiếp là những chi phí phá sản hành chính và theo luật định, ví dụ như chi phí kiểm toán, hành chính, tòa án,…Một công ty kiệt quệ tài chính sẽ cần sự hỗ trợ kế toán và luật pháp chuyên môn như việc có thể thuê chuyên gia về thẩm định giá, giám đốc ngân hàng đầu tư, chuyên viên thống kê cũng như người có kinh nghiệm trong việc thanh lý tài sản doanh nghiệp.
23 Chi phí gián tiếp:
Hầu hết chi phí phá sản của doanh nghiệp là chi phí gián tiếp. Chi phí phá sản gián tiếp là những chi phí của việc tránh nộp đơn phá sản phải gánh chịu bởi những công ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Một vài ví dụ cho chi phí phá sản gián tiếp như mất doanh thu, xao nhãng quản lý, chi phí tập trung trong ngắn hạn, mất thị phần, và mất các nhân viên tốt nhất …
2.1.3. Ảnh hưởng của phá sản lên nền kinh tế quốc gia và ngành công nghiệp.
Việc kinh doanh phá sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể, tác động đến nền kinh tế cả nước. Đầu tiên phải kể đến việc thất nghiệp của nhân viên, công nhân các doanh nghiệp phá sản. Doanh nghiệp quy mô càng lớn, số lượng công nhân viên càng đông khi phá sản sẽ càng để lại gánh nặng lớn cho nền kinh tế vĩ mô bởi sự tặng lên của tỉ lệ thất nghiệp. Đồng thời, hàng hoá và dịch vụ đã và đang được sản xuất trước đó sẽ không được sản xuất nữa, hoạt động sản xuất ngừng trệ dẫn đến tổn thất thu nhập sẽ xảy ra cùng với việc sử dụng năng lực sản xuất giảm.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, ảnh hưởng của thông báo phá sản của doanh nghiệp cạnh tranh là một vấn đề thử thách khác. Lang và Stulz (1992) cho rằng ảnh hưởng cạnh tranh và ảnh hưởng lan truyền lần lượt là những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thông báo phá sản của một công ty địch thủ trong cùng ngành.
Ảnh hưởng cạnh tranh:
Phá sản của công ty địch thủ có thể được xem như một tin tốt đối với những đối thủ cạnh tranh của công ty phá sản. Sự kiện phá sản này được cho là có ảnh hưởng cạnh tranh. Theo ảnh hưởng cạnh tranh, khi công ty cùng ngành phá sản, những đối thủ cạnh tranh được tác động một cách tích cực và thị phần của họ tăng lên, giá cổ phiếu được đánh giá cao trong thị trường (Lang & Stulz 1992, Ferris và cộng sự 1997, Iqbal 2002). Iqbal (2002) trong nghiên cứu thời kì 1991-
24
1996 ở Mỹ cho thấy việc phá sản của một công ty sẽ gián tiếp giúp công ty cạnh tranh cùng ngành được ảnh hưởng tích cực lên tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
Ảnh hưởng lan truyền.
Việc một danh nghiệp phá sản thì tin tức của nó liên quan đến việc phá sản sẽ được công bố rộng rãi và lan truyền đến những công ty đối thủ. Theo ảnh hưởng lan truyền, những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi việc hình thành lối suy nghĩ bi quan về ngành công nghiệp. Có thể hiểu rằng việc công ty phá sản làm giảm sút sự tín nhiệm của các đối tượng khác về ngành đó, đồng thời cũng làm giảm sự tự tin trong kinh doanh của các doanh nghiệp cùng ngành (Ferris và cộng sự 1997, Iqbal 2002). Ferris và cộng sự (1997) cho thấy tỷ suất sinh lời của cổ phiếu của những công ty đối thủ của công ty phá sản bị sụt giảm giá trị xuống khoảng 4,68% trong 3 ngày đầu tiên. Số liệu này chính là chứng cứ của sự tác động tiêu cực, cụ thể là sự lan truyền thông tin xấu về ngành công nghiệp. Gay và cộng sự cũng công bố một nghiên cứu khác điều tra về sự ảnh hưởng lây lan của kiệt quệ tài chính. Bài nghiên cứu xem xét ảnh hưởng sự phá sản của 3 ngân hàng Hồng Kông lên giá cổ phiếu của ngành ngân hàng Hồng.
Kết quả cho thấy do sự phá sản không mong đợi của ba ngân hàng kia mà những ngân hàng khác trong ngành bị ảnh hưởng tiêu cực và giá cổ phiếu bị sụt giá trong ngành công nghiệp .
Nói chung, phá sản của các công ty có khả năng ảnh hưởng xấu lên toàn bộ xã hội. Do đó, việc thiết lập và phát triển một phương thức cảnh báo sớm cho công ty mang một tầm quan trọng lớn. Bằng cách này có thể được ngăn chặn được khả năng phá bằng cách thay đổi chiến lược kinh doanh cũng như tự tạo cơ hội cho việc tái tổ chức.
25 2.1.4. Nguyên nhân dẫn đến phá sản
Nguyên nhân khách quan
Sự cố bất khả kháng: Trong kinh doanh, có những sự cố mà đôi khi chúng ta phải chấp nhận. Chẳng hạn như kho hàng bị cháy, quá trình giao hàng bị chậm trễ,… Tuy nhiên thì xác suất để xảy ra những sự cố như vậy không nhiều, và tỷ lệ phá sản vì những nguyên nhân như thế này rất ít. Mặt khác, nếu như sự cố gây thiệt hại quá lớn mà doanh nghiệp lại không có những chính sách khắc phục phù hợp trong thời gian dài, thì sự thua lỗ sẽ kéo dài và gây ra những rủi ro lớn hơn.
Nền kinh tế rơi vào suy thoái: Nền kinh tế đều phát triển theo chu kỳ, có tăng trưởng rồi cũng sẽ có suy thoái. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mọi khó khăn sẽ xảy đến với doanh nghiệp. Lạm phát cao, các kênh đầu tư trở nên rủi ro hơn, ngân hàng hạn chế việc cho vay, doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn, lạm phát cao, chi phí đầu vào tăng,…. Doanh nghiệp nếu không có những biện pháp kịp thời trong giai đoạn này thì rất khó để vượt qua và có thể sẽ lâm vào tình trạng phá sản.
Chính sách nhà nước thay đổi:Việc thay đổi chính sách đối với doanh nghiệp sẽ đem tới những thay đổi rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.
Chẳng hạn như khi nhà nước kết thúc đợt trợ cấp hay doanh nghiệp hết thời gian nhận những khoản ưu đãi, chi phí hoạt động sẽ tăng lên đáng kể. Hay như trong từng thời kỳ, biểu thuế suất là khác nhau, dẫn tới kế hoạch về thu chi trở nên không còn đúng nữa,… Tất cả, đều có thể khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng kéo dài và dẫn tới phá sản.
Nguyên nhân chủ quan
Không có sản phẩm mang tính cạnh tranh: Tính cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành công của 1 doanh nghiệp. Các yếu tố khác đều không thể thay thế và chỉ hỗ trợ được một phần nhỏ vào doanh thu của công ty.
Một sản phẩm có tính cạnh tranh ngoài việc hơn các sản phẩm khác về giá cả,
26
chất lượng mà còn phải đảm bảo bù đủ các chi phí và đem về lợi nhuận. Điều này áp dụng cho cả các sản phẩm hàng hoá, các sản phẩm dịch vụ, các ngành công nghệ cao cũng như cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủ công, cá thể. Doanh nghiệp vẫn sẽ thua lỗ nếu sản phẩm dù tốt hơn, rẻ hơn mà doanh thu vẫn không đảm bảo trang trải các chi phí cần thiết. Như vậy tính cạnh tranh của một sản phẩm phụ thuộc không chỉ vào việc lập ra một kế hoạch thật tốt, một đề án kinh doanh hiệu quả mà còn do thị trường quyết định. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần có tính linh hoạt trong từng thời kỳ. Rất có thể khi mới thành lập doanh nghiệp, sản phẩm có tính cạnh tranh thật nhưng sau đó không duy trì được lâu dài. Doanh nghiệp nào không có sản phẩm có tính cạnh tranh thì nên rút lui sớm khỏi thị trường để hạn chế thiệt hại về vốn.Đối với một sản phẩm mới, doanh nghiệp phải hết sức cẩn trọng trong việc đầu tư lớn bởi không biết chắc chắn có hoàn toàn thành công hay không.
Chi phí cá nhân của doanh nghiệp quá lớn: Nhiều nhà doanh nghiệp, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ lầm tưởng mình cũng có quyền hưởng một thu nhập cố định như nhân viên. Dường như nhiều người lãnh đạo họ không nhận ra rằng mình chỉ được hưởng những gì còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ mọi chi phí và đầu tư. Phần còn lại này đối với thời kỳ đầu của doanh nghiệp là không nhiều thường là rất ít, trong khi thu nhập của nhân viên ổn định. Nhiều nhà doanh nghiệp nhận biết khá muộn vì sao các ngân hàng dễ dãi chấp thuận các khoản vay của doanh nghiệp, trong đó có cả phần sử dụng cho mục đích cá nhân như cải tạo nâng cấp nhà riêng, biệt thự của nhà doanh nghiệp. Suy cho cùng điều đó càng làm tăng thêm giá trị tài sản thế chấp là bất động sản của doanh nghiệp tại ngân hàng. Tóm lại nhà doanh nghiệp sẽ không bao giờ phá sản khi chi tiêu cho nhu cầu cá nhân thấp hơn khoản lợi nhuận làm ra.
Bộ máy nhân sự cồng kềnh: Chi phí cho nhân viên ngày càng chiếm một tỉ trọng lớn và gần như cố định với các doanh nghiệp. Nếu không sử dụng và bố trí nhân viên hợp lí thì việc trả lương là một gánh nặng tương đối lớn. Trong trường