CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.2. Một số khuyến nghị
4.2.1 Khuyến nghị với các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng
Tổ chức tài chính là tổ chức có chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng hoặc các thành viên. Có lẽ dịch vụ tài chính quan trọng nhất mà
63
các tổ chức tài chính cung cấp là hoạt động như các trung gian tài chính. Phần lớn các tổ chức tài chính được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.
Theo Turko (1999), những nhân tố kinh tế có thể gây ra phá sản có thể kể đến gồm: giảm hoặc tăng đột ngột lãi suất, sự thay đổi không mong đợi trong tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi bất thường trong tỷ giá hối đoái, sự thay đổi trong chế độ xuất và nhập khẩu và chính sách tiền tệ. Chính vì vậy đề hạn chế rủi ro phá sản cần có sự phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, tiền tệ với các doanh nghiệp.
Do thị trường kinh doanh hiện nay phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng nên rủi ro chéo giữa hai khu vực này rất lớn. Đề vay vốn, các doanh nghiệp thường cầm cố bằng chính tài sản của mình, do vậy khi hàng tồn kho không được tiêu thụ đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp không thu được tiền và như thế sẽ không thanh toán được các khoản nợ vay đến hạn trả. Còn ngân hàng và các tổ chức tín dụng mặc dù nắm giữ tài sản nhưng cũng không dễ dàng để phát mãi nên nợ xấu khó mà xử lý được. Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp thuộc một ngành gặp khó khăn cũng sẽ làm liên lụy đến các ngành liên quan, điều này làm cho khoản nợ xấu của ngân hàng càng ngày càng gia tăng. Do vậy, chỉ khi giải quyết được hàng tồn kho mới giải quyết được vấn đề nợ xấu.
Một trong những giải pháp mà ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể xem xét đó là cho các doanh nghiệp cơ cấu lại các khoản nợ vay cũ đang chịu lãi suất rất cao để chuyển sang mức lãi suất theo chính sách hiện nay. Ngoài ra, các ngân hàng có thể cân nhắc tới việc áp những mức lãi suất khác nhau cho những ngành kinh doanh khác nhau, hay thay đổi biên độ cho phù hợp với từng thời kỳ làm gia tăng tính linh hoạt cho các món vay, một phần doanh nghiệp dễ tiếp cận với đồng vốn, phần khác giúp cho ngân hàng cũng giảm thiểu các khoản nợ xấu.
Bên cạnh việc điều chỉnh lãi suất cho vay, để tránh thiệt hại cho cả 2 bên thì trước khi cho vay cần thẩm định rõ hơn về khả năng trả nợ cũng như số lượng và giá trị tài sản thế chấp. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, nhiều ngân hàng và
64
tổ chức tín dụng vẫn tồn đọng những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp . Một phần là do ở ngân hàng chưa xác đáng trong quy trình cho vay, dẫn tới việc lãi cao, doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả. Mặt khác, tồn tại trong hệ thống tín dụng của chúng ta vẫn có những bộ phận cho vay trái quy định. Do vậy mà những doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn vẫn có quyền được vay, và bị phụ thuộc nguồn vốn vào các khoản vay, dẫn tới việc bị động trong công tác quản lý, thiếu thanh khoản, cộng với việc gánh nặng chi phí ngày một lớn hơn, và cuối cùng dẫn tới phá sản. Từ nhiều bài học trước đây, hệ thống tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, nên cần có những tiêu chuẩn khắt khe đối với việc cấp các khoản vay, thẩm định tài sản, minh bạch trong quy trình duyệt khoản vay đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung, các nhà đầu tư cũng cần có sự am hiểu về các mô hình đánh giá, dự báo để có thể sử dụng mô hình vào việc đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như định giá công ty trước khi cấp khoản vay. Khi có được những thông tin và dự báo về một công ty nào đó, ngân hàng có thể biết được khoản vay mình cung cấp có an toàn hay không, rủi ro rơi vào các khoản nợ xấu là bao nhiêu, qua đó, đảm bảo an toàn cho kênh tín dụng và hạn chế được tối đa các khoản vay dưới chuẩn.
4.2.2 Khuyến nghị với các nhà quản lý doanh nghiệp Ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phá sản rủi ro phá sản
“Phòng hơn chữa” luôn là câu nói có giá trị trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng và trong mọi lĩnh vực.Trong quá trình tiến tới hội nhập sâu rộng, doanh nghiệp nước ta đang bị vây bủa bởi hàng loạt những khó khăn khi đối mặt với những thách thức đến từ áp lực cạnh tranh làm cho không ít các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính và có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy, để không bị đẩy vào trạng thái “mất bò mới lo làm chuồng” thì cần thiết các công ty cần tập trung vào các giải pháp quan trọng có tính định hướng nhằm giúp cho
65
công ty vượt qua giai đoạn khủng khoảng, sớm đi vào ổn định và phát triển bền vững. Dựa vào kết quả hồi quy từ những nghiên cứu đã thực nghiệm từ trước như đã nêu, cho thấy rủi ro phá sản của các doanh nghiệp chịu tác động của các chỉ tiêu liên quan đến đòn bẩy tài chính (tổng nợ phải trả trên tổng tài sản), chỉ tiêu về khả năng thanh toán (dòng tiền/ tổng nợ phải trả bình quân, vốn hoạt động thuần/ tổng tài sản), về khả năng sinh lợi (lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân). Trên cơ sở các yếu tố tác động này, chúng tôi đề xuất một số các giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phá sản cho các doanh nghiệp niêm yết như sau:
Thứ nhất, sử dụng hợp lý đòn bẩy tài chính
Hệ số tổng nợ phải trả/ tổng tài sản là chỉ tiêu đại diện cho nhóm đòn bẩy tài chính và chỉ tiêu này có quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản, nghĩa là khi hệ số này tăng lên thì rủi ro phá sản cũng sẽ tăng lên và ngược lại. Đồng thời, đây cũng là chỉ tiêu có tác động mạnh nhất đến rủi ro phá sản. Do vậy, điều quan tâm đầu tiên trong bộ giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phá sản đó là quan tâm đến việc sử dụng sao cho hợp lý đòn bẩy tài chính nhằm giúp cho các doanh nghiệp hạn chế nguy cơ phá sản, ổn định và tăng trưởng tốt hơn.
Đòn bẩy tài chính như liều thuốc kích thích và các doanh nghiệp thường sử dụng khi họ kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.
Nếu doanh nghiệp sử dụng hợp lý nguồn vốn vay và thành công, lợi nhuận đem lại sẽ rất cao. Tuy nhiên, dùng đòn bẩy tài chính như con dao hai lưỡi bởi lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro lớn. Công ty càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng thanh toán các khoản nợ, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới rủi ro phá sản càng cao. Về phía tích cực, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá chắn thuế cho doanh nghiệp do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và miễn thuế.
66
Tuy đòn bẩy tài chính là một công cụ “lợi hại” giúp các doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc dùng đòn bẩy tài chính quá mức và không kiểm soát được rủi ro đã trở thành một gánh nặng thật sự đối với các doanh nghiệp. Chi phí lãi vay, áp lực trả nợ cùng với việc thiếu tiền giải ngân cho các dự án khiến nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực có nguy cơ phá sản.
Với đặc thù ngành kinh tế đang phát triên nhanh mạnh, tốc độ đổi mới kỹ thuật công nghệ cao đòi hỏi chi phí tái đầu tư lớn. Tuy nhiên đa phần các công ty hiện nay lại không thể có đủ vốn tự có để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, các công ty phải đi vay và huy động vốn từ các nguồn khác nhau để thực hiện dự án là điều không thể tránh khỏi. Như vậy, với khoản nợ phải trả nhiều kèm theo đó là chi phí tài chính đang là gánh nặng lớn đè lên vai nhiều doanh nghiệp khi hàng làm ra không bán được, mà tiền lại là đi vay, lãi chồng lãi khiến cho các doanh nghiệp sẽ chết dần trong các khoản nợ và đi đến phá sản. Doanh nghiệp càng to, lượng hàng càng nhiều, nợ càng lớn, chi phí tài chính càng tăng cao thì việc trượt dốc của doanh nghiệp càng diễn ra mau chóng khi lãi suất và sức mua bất động sản tỷ lệ nghịch với nhau.
Rõ ràng không thể phủ nhận vai trò tích cực của đòn bẩy tài chính trong sự phát triển của doanh nghiệp dưới bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi nguồn vốn lớn và chậm thu hồi thậm chí phải chấp nhận lỗ để mở rộng thị phần, đặc biệt là ở đất nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp hiện nay phần nhiều lâm vào tình trạng lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu quá nhiều, đặt các doanh nghiệp vào tình thế vừa là chủ nợ, vừa là con nợ. Chính vì lẽ đó, song hành cùng với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam luôn tiềm ẩn mất khả năng thanh toán. Do đó để duy trì sự phát triển bền vững trong thời gian tới, cần áp dụng đồng bộ các giải pháp.
Với riêng bản thân các doanh nghiệp cần phải xác định rõ việc sử dụng đòn bẩy tài chính sao cho hợp lý.Cần thiết phải giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn
67
của doanh nghiệp, tìm cách đầu tư các khoản đi vay có hiệu quả bằng cách cần tìm hiểu nhu cầu thực sự của thị trường từ đó đưa ra những chính sách, quyết định có tính khả thi và có khả năng thanh toán cao, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro phá sản từ việc vay nợ quá nhiều thì điều cần thiết là các doanh nghiệp cần phải theo dõi và quản lí tốt tổng nợ của mình, tránh việc quá lạm dụng đòn bẩy tài chính.
Mặt khác, khi có những dấu hiệu cảnh báo về tình hình sức khỏe của công ty thì việc quản lý, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ có thể giúp cho người quản lý có những quyết định phù hợp để cải thiện tình hình.
Ngoài việc quản lí chặt chẽ các khoản nợ, công ty cũng cần phải chú ý trong việc sử dụng các loại nợ trong việc tài trợ, đầu tư vào tài sản. Hạn chế việc sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư vào các loại tài sản dài hạn. Việc tăng tổng tài sản công ty nên ưu tiên từ nguồn vốn chủ sỡ hữu vì sẽ làm giảm rủi ro về mặt tài chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt việc công bố thông tin, đảm bảo các thông tin tích cực đến được với các nhà đầu tư một cách chính xác, tránh và xử lí các thông tin nhiễu không tốt về doanh nghiệp. Bởi vì, khi được nhà đầu tư đánh giá tốt (phản ánh qua giá cổ phiếu cao) thì doanh nghiệp có thể huy động vốn từ thị trường dễ dàng hơn khi gặp khó khăn về tài chính, giúp cải thiện tình hình sức khỏe cho doanh nghiệp.
Đối với các bên có liên quan, để "cứu" những cú rơi có thể diễn ra theo chiều hướng domino, trong dài hạn, không thể không khơi thông đầu ra cho hàng hóa của các doanh nghiệp. Một cơ chế lãi suất dành cho hàng mua chịu giúp giảm tải lãi vay và bắc nhịp cầu liên thông giữa cung và cầu sẽ là tối ưu cho cả doanh nghiệp lẫn thị trường. Quan sát cách điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua, có thể nhìn thấy trước rằng, điều này là khó khả thi, ít nhất là trong thời gian trước mắt bởi lý do đơn giản là: nền kinh tế vẫn còn phải cố gắng "cách ly" với virus lạm phát khứ hồi.
68
Ngoài ra cần thiết triển khai mạnh mẽ Nghị quyết về xử lý nợ xấu của Quốc Hội, từ đó sẽ giúp tác động mạnh lên nền kinh tế nói chung, giúp giảm chi phí xã hội và hỗ trợ giảm lãi suất ngân hàng. Do đó, cả doanh nghiệp, người đi vay và ngân hàng sẽ cùng được lợi, sẽ tạo ra sản phẩm nhiều hơn và qua đó giảm bớt nguồn cung dư thừa.
Thứ hai, chú trọng đến quản lý tốt dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng như một cá nhân, một gia đình, bất cứ hoạt động nào như mua sắm tài sản, hàng hóa, máy móc, trả lương cho cán bộ, nhân viên... đều liên quan đến “tiền”. Dòng tiền là “dòng máu” duy trì tất cả các hoạt động sản xuất - kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Không có tiền trả nợ khi đến hạn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể bị chủ nợ yêu cầu làm thủ tục phá sản. Việc thiếu tiền dẫn đến doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mình. Một thực tế không phải chứng minh đó là tiền đóng vai trò tối thượng trong sự sống còn của bất kể doanh nghiệp lớn nhỏ nào.
Và trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt như hiện nay, người ta còn nói rằng doanh nghiệp nào có tiền thì doanh nghiệp đó là vua. Điều này quả không sai vì nhìn vào thực tế có không ít doanh nghiệp từ đỉnh cao rơi xuống bờ vực vì thiếu tiền, hay nhìn vào các ông lớn như VinGroup chấp nhận lỗ để mở rộng thị phần trong thị trường bán lẻ đã cho thấy sự cần thiết của một cơ sở tài chính mạnh mẽ của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ gần như bị tê liệt, các đối tác liên tục tạo sức ép để đòi nợ, người lao động hoang mang lo lắng là hậu quả mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi rơi vào tình cảnh thiếu tiền. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những giải pháp thích hợp để từng bước vượt mọi thách thức. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần có biện pháp để quản trị dòng tiền một cách chủ động và bài bản, không chỉ giúp dòng tiền của DN hoạt động một cách trơn tru, cân đối, hiệu quả mà còn đáp ứng được sự phát triển của DN trong mọi hoàn cảnh. Ngược lại thì doanh nghiệp sẽ luôn phải chạy theo dòng tiền, sản xuất và kinh doanh luôn phải trong tình trạng thấp thỏm lo âu vì tiền có
69
thể hết bất kỳ lúc nào. Và đó cũng là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp luôn đi sau, luôn bị thua thiệt thậm chí bị đào thải khỏi thị trường, và có lẽ là không một doanh nghiệp nào muốn điều đó xảy đến với mình.
Với doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh có lợi nhuận luôn là một trong những ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, hoàn thành vượt kế hoạch luôn mang tính tích cực và tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp nếu bỏ qua yếu tố dòng tiền - một tiêu chí ít được doanh nghiệp đề cập ngay cả khi lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh. Không ít các doanh nghiệp có dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm đến cả trăm tỷ đồng trong nhiều quý, nhiều năm liên tục mặc dù lợi nhuận sau thuế của các năm tương ứng ghi nhận mức lãi không hề nhỏ. Có thể kể đến như: Công ty cổ phần công nghiệp Tân Tạo (mã ITA) có mức lợi nhuận sau thuế là 136 tỷ đồng năm 2015, năm 2014 là 145 tỷ đồng, năm 2013 là 90 tỷ đồng và 33 tỷ đồng năm 2012. Tuy nhiên dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lại âm liên tục với mức tăng năm sau cao hơn năm trước cụ thể là - 213,3 tỷ đồng năm 2012, - 266,9 tỷ đồng năm 2013, - 857,5 tỷ đồng năm 2014 và đặc biệt âm nặng vào năm 2015 là – 1.057 tỷ đồng. Có thể do biến động hàng tồn kho và các khoản phải trả cũng là nguyên nhân chính khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh của ITA âm nhiều như vậy và gần như toàn bộ sự thiếu hụt trong dòng tiền hoạt động kinh doanh của ITA được tài trợ bằng nguồn tiền từ hoạt động tài chính (thu tạm ứng, nhận chi viện), trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm. Hoặc như công ty cổ phần thương mại dịch vụ bất động sản Hoàng Quân (mã HQC) năm 2015 có lợi nhuận sau thuế gia tăng một cách ngoạn mục là 641 tỷ đồng tăng hơn 20 lần so với năm 2014 là 30 tỷ đồng, và gần 30 lần so với năm 2013 là 23 tỷ đồng. Và mặc dù báo lãi “khủng” song điều bất thường trong hoạt động kinh doanh của công ty này là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thu lại đáng suy ngẫm. Cụ thể năm 2015 là -808,3 tỷ đồng, năm 2014 là – 754,6 tỷ đồng, năm 2013 là – 81,3 tỷ đồng, nguyên nhân là do hàng tồn kho năm 2015 là 917 tỷ đồng