CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỏ TẠI NHTMCP Á CHÂU- CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Đông Đô
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2018 – 2020
Cũng giống như các NHTM khác, ACB Đông Đô có hai hoạt động quan trọng chủ yếu là: Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Ngoài ra còn một số hoạt động dịch vụ khác như: hoạt động thanh toán, bảo lãnh,..Cụ thể tình hình hoạt động của ACB Đông Đô được thể hiện trên bảng số liệu tổng kết qua các năm (2018-2020)
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Giai đoạn 2018-2020 kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại đặc biệt là đại dịch COVID-19. ACB Đông Đô cùng với nhiều ngân hàng khác phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong khó khăn. Tuy vậy, nhờ thực hiện các chính chính đúng đắn dựa trên chỉ đạo của Ngân hàng Á Châu và NHNN, chi nhánh đã luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
Giám đốc
Phòng Giao dịch và ngân
quỹ
Phòng Hỗ trợ nghiệp vụ
Phòng KD ( KHCN và KHDN)
Phòng Hành
chính kế toán Phòng Kiểm soát
Bộ phận Thanh toán quốc tế Bộ phận Tín
dụng
Phòng Giao dịch trực thuộc
Bảng 2. 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHTMCP Á Châu- Chi nhánh Đông Đô (2018-2020)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị
Tỷ trọng (%)
I. Theo TPKT 2136 100 2388 100 2688 100
1. Tiền gửi các
TCKT 1420 66,5 1479 61,93 1510 56,18
2. Tiền gửi dân cư 551 25,8 720 30,2 981 36,50
3. Tiền gửi các
TCTD 90 4,2 95 3,97 98 3,65
4. Tiền gửi uỷ thác
đầu tư 75 3,5 94 3,93 99 3,68
II. Theo nội tệ,
ngoại tệ 2136 100 2388 100 2688 100
1. VND 1986 93 2099 88 2320 86
2. Ngoại tệ 150 7 289 12 368 14
III. Theo kỳ hạn 2136 100 2388 100 2688 100
1. Không kỳ hạn 813 38,06 854 35,76 913 33,97
2. Kỳ hạn dưới 12
tháng 867 40,59 877 36,73 889 33,07
3. Kỳ hạn trên 12
tháng 456 21,35 657 27,51 886 32,96
Tổng nguồn vốn
huy động 2136 2388 2688
Tốc độ tăng trưởng
HĐV(%) 9,09 11,79 12,56
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh do nh gi i đoạn 2018-2020) Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu huy động vốn của ACB Đông Đô rất đa dạng theo nhiều thành phần kinh tế và các loại tiền tệ khác nhau. Qua các năm tổng
nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng nhẹ, nguồn vốn huy động được ở năm 2018 là 2136, tăng 9,09 % so với năm 2017. Năm 2019 tăng lên 11,79% so với năm 2018 tương đương với con số 252 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động được năm 2019 là 2388 tỷ đồng. Đến năm 2020, nhiều ngân hàng đã tung ra nhiều hình thức khuyến mãi, tặng kèm để thu hút người gửi tiền và cả ACB Đông Đô cũng không ngoại lệ, chính vì thế mà tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2020 đạt con số 2688 tỷ đồng, tăng 12,56% so với năm 2019.
Phân theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu tiền gửi theo thành phần kinh tế qua các năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Đông Đô 2018–2020) Qua biểu đồ ta thấy: Giai đoạn 2018–2020 đều có sự tăng lên của lượng tiền gửi trong ngân hàng cụ thể từ 2136 tỷ đồng, sau 2 năm lượng tiền huy động tăng lên là 2688 tỷ đồng.
Lượng tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng lên mạnh nhất, còn các lượng tiền như tiền gửi tổ chức kinh tế, tiền gửi TCTD, tiền gửi ủy thác đầu tư thì không có nhiều sự thay đổi, có sự tăng nhẹ về mặt con số tuyệt đối.
0 20 40 60 80 100 120
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
4. Tiền gửi ủy thác đầu tư 3.5 3.93 3.68
3. Tiền gửi các TCTD 4.2 3.97 3.65
2. Tiền gửi dân cư 25.8 30.2 36.5
1. Tiền gửi các TCKT 66.5 61.93 56.18
66.5 61.93 56.18
25.8 30.2 36.5
4.2 3.97 3.65
3.5 3.93 3.68
1. Tiền gửi các TCKT 2. Tiền gửi dân cư 3. Tiền gửi các TCTD 4. Tiền gửi ủy thác đầu tư
Năm 2020: Tiền gửi dân cư là 981 tỷ đồng, tăng mạnh thêm 261 tỷ đồng tương ứng tăng 26,6% so với năm 2019. Tiền gửi các tổ chức kinh tế gia tăng thêm 31 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2.05% trong toàn bộ cơ cấu nguồn tiền gửi theo thành phần kinh tế.
Tổng nguồn vốn huy động có nhiều biến động như vậy bởi giai đoạn này Ngân hàng Á Châu ACB-Chi nhánh Đông Đô cũng như các Ngân hàng khác chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đại dịch diễn ra, khả năng tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng như xuất khẩu, khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng của doanh nghiệp giảm đáng kể. Cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh là ít ỏi, nền kinh tế chứa đựng nhiều rủi ro, các doanh nghiệp không có nhu cầu vay ngân hàng. Ngược lại, một bộ phận các doanh nghiệp sẽ đem nguồn tiền của doanh nghiệp gửi vào ngân hàng, tỷ lệ gửi tiền của các TCKT do đó vẫn có sự gia tăng trong năm 2019, 2020. Do lãi suất huy động của ngân hàng, tiền gửi dân cư có dấu hiệu tăng không nhiều qua các tháng nhưng lũy kế lại vẫn đạt mức tăng trưởng ấn tượng hơn so với tín dụng.
Phân theo thời gian
Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu tiền gửi phân theo thời gian qua các năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Đông Đô 2018–2020)
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
38.06 35.76 33.97
40.59
36.73
33.07
21.35 27.51 32.96
Kỳ hạn trên 12th Kỳ hạn dưới 12th Không kỳ hạn
Xét theo thời hạn của tiền gửi thì có sự chênh lệch giữa tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn. Xu hướng người dân ưa thích các sản phẩm truyền thống và gửi tiền có thời hạn nhằm nhận được tiền lãi cao hơn. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm trung bình khoảng 35% so với tổng nguồn vốn qua 3 năm và tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm trên mức 60% trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng lớn nhất vào năm 2018 chiếm 40,59% tổng nguồn vốn huy động. Cùng với đó tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng qua các năm có sự tăng nhẹ năm 2019 tăng 30,5% so với năm 2018, tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 201 tỷ đồng, đến năm 2020 sự tăng trưởng này vận tiếp tục được phát huy, lượng tiền gửi năm 2020 là 886 tỷ đồng, tăng 229 tỷ đồng so với năm 2019.
TGKKH gia tăng do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do định hướng phát triển chung của ACB trong huy động TGKKH. Với đặc thù nguồn vốn TGKKH có sự biến động liên tục ACB đã phát triển thêm các gói sản phẩm ưu đãi để duy trì sự ổn định của nguồn vốn này. Mặt khác chi phí sử dụng nguồn vốn này rẻ đáng kể so với các loại huy động khác nên ACB và chi nhánh đã triển khai đầy đủ, đa dạng các sản phẩm, thực hiện kịp thời các đợt huy động nguồn vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó một phần do tình hình dịch bệnh, các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt có sự tăng vượt lên.
Huy động vốn có vai trò hết sức quan trọng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động được nhiều thì cho vay càng nhiều, từ đó thu về lợi nhuận cao cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng luôn đề ra các chính sách quản lý nguồn vốn, cân bằng nguồn vốn nhằm phát triển lớn mạnh ở hiện tại và không ảnh hưởng xấu tới tương lai của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Đông Đô được đánh giá là tăng trưởng ổn định và đạt được kỳ vọng đặt ra , là một trong những Chi nhánh mang về lợi nhuận cao trong toàn hệ thống Ngân hàng ACB.
2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn Hoạt động tín dụng
Bảng 2. 2: Cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh Đông Đô
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng
(%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Theo thời hạn
vay 1850 100 1860 100 1920 100
1. Dư nợ NH 1589 86 1593 85,64 1694 88,3
2. Dư nợ TDH 261 14 267 14,36 226 11,7
II. Theo loại tiền 1850 100 1860 100 1920 100
1. Dư nợ nội tệ 1765 95 1789 96,18 1828 95,2
2. Dư nợ ngoại tệ 85 5 71 3,82 92 4,8
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh do nh năm 2018-2020) Theo bảng 2.2, tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh Đông Đô đang có xu hướng tăng. Tổng dư nợ ở năm 2018 là 1850 tỷ đồng nhưng sang đến năm 2020 đã tăng lên ở mức 1920 tỷ đồng. Xét theo thời hạn có thể thấy rằng cơ cấu dư nợ ngắn hạn có sự chênh lệch lớn gấp 6 lần so với cơ cấu dư nợ trung dài hạn vào năm 2018 dư nợ ngắn hạn chiếm 86% đạt 1589 tỷ đồng và dư nợ trung và dài hạn chiếm 14% đạt 261 tỷ đồng. Nhưng cơ cấu này có sự thay đổi nhẹ, chuyển dần sang dư nợ trung và dài hạn vào năm 2019 và lại giảm vào năm 2020. Năm 2019 dư nợ ngắn hạn tăng 4 tỷ đồng tương đương với mức tăng 0,25% sang năm 2020 dư nợ ngắn hạn lại tăng lên với con số là 1694 tỷ đồng, tăng 101 tỷ đồng và đạt mức tăng 5,9%.