CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
1.2. Tổng quan về chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng
Chất lượng hoạt động tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của một ngân hàng, ta chia thành hai nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính
Về mặt định tính, chỉ tiêu đánh giá thể hiện trên các khía cạnh:
Một là, chất lượng hoạt động tín dụng thực hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản, cung cấp vốn nhanh chóng kịp thời, an toàn, kì hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng.
Hai là, những ngân hàng hoạt động lâu đời, cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, đồng thời ngân hàng tham gia vào nhiều hình thức huy động vốn, đa dạng hóa không ngừng các ứng dụng dịch vụ ngân hàng mới. Ngân hàng có tổng lượng vốn huy động lớn và ổn định, có lượng khách vay đông đảo thể hiện ngân hàng có uy tín lớn.
Ba là, việc chấp hành luật pháp của ngân hàng như luật NHNN, luật Tổ chức tín dụng, các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và của Ngân hàng, chấp hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tín dụng trong quy trình cho vay. Khi thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng phải tuân thủ các điều kiện, các nguyên tắc theo quy định của Nhà nước và của Thống đốc NHNN. Các nguyên tắc và điều kiện tín dụng không tách rời nhau do đó nếu coi nhẹ bất kì nguyên tắc nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng.
Bốn là, khả năng thu hút khách hàng và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ: Ngân hàng cần phải duy trì giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút thêm được khách hàng mới. Điều này cũng cho thấy phần nào về chất lượng hoạt động tín dụng.
Trong khuôn khổ khóa luận sẽ tập trung vào đánh giá về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng về sự tin cậy, tính đáp ứng, phương tiện hữu h nh, năng lực phục vụ và sự đồng cảm.
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tín dụng ngân hàng
Dư nợ tín dụng và kết cấu dư nợ
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, tr nh độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi v đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu. Chỉ tiêu tổng dư nợ phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của ngân hàng khi so sánh với thị phần tín dụng của ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của ngân hàng là cao hay thấp.
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được gân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại h nh nào để cân đối với thực lực của ngân hàng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Tốc độ tăng trưởng tín dụng = Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước x 100 Dư nợ năm trước
Chỉ tiêu trên cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. Chỉ tiêu này phần nào thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng
- Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng > 0 :Dư nợ tín dụng của ngân hàng đang có sự tăng trưởng. Điều này có nghĩa quy mô tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng.
- Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng = 0 : Dư nợ tín dụng không có sự thay đổi. Điều này chứng tỏ quy mô tín dụng ngân hàng giữ nguyên
- Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng < 0 :Dư nợ tín dụng của ngân hàng đang có sự suy giảm. Điều này có nghĩa quy mô tín dụng của ngân hàng đang bị thu hẹp.
b. Hiệu suất sử dụng vốn vay
LDR= Tổng dư nợ cho vay x100 Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết Ngân hàng cho vay được bao nhiêu trên một đồng vốn huy động. Do ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền mà ngân hàng đi vay nên ngân hàng cần tận dụng hết sức các nguồn vốn huy động để tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí và có lãi. Chỉ tiêu này rất quan trọng v nó đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng.
c. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Tỷ trọng thu nhập = Thu nhập từ HĐTD x 100 hoạt động tín dụng Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết mức độ thu nhập mà hoạt động tín dụng đóng góp vào tổng thu nhập từ các hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, tạo nên nguồn thu chính cho các ngân hàng nên tỷ lệ này so với tất cả các hoạt động của ngân hàng thường là lớn nhất. Tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động tín dụng càng hiệu quả. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này cao quá đồng nghĩa với việc ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng mà bỏ qua các hoạt động của ngân hàng, điều này dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng.
d. Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Tỷ lệ nợ quá hạn= Dư nợ quá hạn x 100 Tổng dư nợ
→ Cứ 100 đồng dư nợ th có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ tín dụng càng thấp và ngược lại.
Theo khoản 6, Điều 3, Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 21 tháng 01 năm 2013, Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn thường là biểu hiện kém về tài chính của khách hàng, là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao th ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh v sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp.
e. Tỷ lệ nợ xấu:
Hiện nay , trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về nợ xấu, tùy thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế xã hội của các quốc gia. Tiêu biểu là các định nghĩa nợ xấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và NHTW Châu Âu (ECB)
IMF trình bày nợ xấu trong khung các chỉ số lành mạnh tài chính: "Các khoản nợ ( và các tài sản khác) được phân loại là nợ xấu khi:
- Khoản thanh toán nợ gốc và lãi đã quá hạn 3 tháng (90 ngày) hoặc hơn; hoặc - Khoản thanh toán lãi đã quá hạn 3 tháng (90 ngày)hoặc hơn đã được vốn hóa( tính gộp vào nợ gốc), tái cơ cấu hoặc được đảo nợ ( hoặc các khoản thanh toán được trì hoãn theo thỏa thuận).
Tiêu chuẩn 90 ngày là khoảng thời gian mà hầu hết các quốc gia lựa chọn để xếp loại một khoản nợ vào nhóm nợ xấu"
Theo NHTW Châu Âu (ECB) định nghĩa :"Nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của một NHTM không chỉ là những khoản vay quá hạn thông thường không có khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn có các khoản nợ chưa quá hạn những tiềm ẩn rủi ro dẫn đến việc có thể không thanh toán đầy đủ gốc, lãi cho ngân hàng ".
Tại Việt Nam, NHNN quy định nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5 tương ứng với các khoản nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phong rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu= Nợ xấu x 100 Tổng dư nợ
→ Cho biết trong 100 đồng dư nợ th có bao nhiêu đồng nợ xấu. Nợ xấu phản ánh tình hình tài chính của khách hàng đang không tốt, dẫn đến khả năng cao ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi. Tỷ lệ này càng cao cho thấy mức độ rủi ro cao và nguy cơ mất vốn cao đối với ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất, có thể chấp nhận được.
Theo Ngân hàng thế giới, tỷ lệ này dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức 1-3%. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện duy trì tỷ lệ này dưới 3%.
f. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/ Dư nợ xấu
Quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có sựu khác nhau giữa các quốc gia, do quan điểm khác nhau giữa các cơ quan giám sát ngân hàng.
- Quan điểm thứ nhất: Mức dự phòng mà các ngân hàng trích lập dựa trên tổn thất từ những rủi ro tín dụng đã xảy ra hay những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai.
-Quan điểm thứ hai: Khi tính dự phòng cần trích lập, có những quốc gia sẽ cho phép khấu trừ giá trị tài sản thế chấp trong khi những quốc gia không cho phép phương pháp này
Về dự phòng chung: Một số quốc gia như Việt Nam, Hồng Kông, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha cho rằng cần có một mức dự phòng chung hoạt động như một tấm nệm cho những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai. Ngược lại, một số quốc gia khác lại cho rằng mức dự phòng cụ thể đã đủ đảm bảo dự phòng cho danh mục.
Tỷ lệ DPRR tín dụng/ Dư nợ xấu= Dự phòng rủi ro trích lập x 100 Dư nợ xấu
Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ DPRR đủ bù đắp cho các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngược lại. Ngoài ra, cùng tùy theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc quốc gia trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.