Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb) (Trang 58 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI Việt Nam (MSB)

2.3. Thực trạng hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng tại MSB giai đoạn 2018-2020

2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng

 Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ

Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của MSB với dư nợ tín dụng được duy trì ở mức hài hòa góp phần mang lại tốc độ tăng trưởng bền vững trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng tài sản tốt.

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng và kết cấu dư nợ từ 2018-2020 tại MSB

Đơn vị: Tỷ đồng Dư nợ TD 2018 (tỷ

đồng)

2019 (tỷ đồng)

2020 (tỷ đồng)

2019/2018 (%)

2020/2019 (%) Cho vay TCKT,

cá nhân

44.439 60.553 79.151 136,26 130,71

Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng

và GTCG

4.323 3.041 190 70,34 6,25

Tổng 48.762 63.594 79.341 130,42 124,76 Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB Qua số liệu từ bảng 2.5, ta thấy dư nợ cho vay TCKT,cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, chiếm đến hơn 90% và có xu hướng tăng qua các năm, giá trị ghi nhận lần lượt với 44.439 tỷ đồng, 60.553 tỷ đồng, 79.151 tỷ đồng.

Trong khi đó cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và GTCG thì liên tục giảm mạnh, đặc biệt trong năm 2020, chỉ tiêu này so với 2019 chỉ chiếm 6,25% .Đối mặt với nhiều thách thức do tác động bệnh dịch COVID-19 đầu năm 2020, Ngân hàng đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cung cấp tín dụng, linh động hỗ trợ khách hàng bằng các sản phẩm thích hợp.

 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn:

Bảng 2.6:Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%) Nợ ngắn hạn 24.947 51,16 32.302 50,79 36.623 46,16 Nợ trung hạn 11.864 24,33 13.563 21,33 19.677 24,8

Nợ dài hạn 11.951 24,51 17.729 27,88 23.041 29,04

Tổng cộng 48.762 100 63.594 100 79.341 100

Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB Trong giai đoạn từ năm 2018-2020, nợ ngắn hạn của MSB có chiều hướng tăng lên , cụ thể năm 2018 đạt 24.947 tỷ đồng, năm 2019 đạt 32.302 tỷ đồng và năm 2020 là 36.623 tỷ đồng. Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên tuy nhiên tỷ trọng lại có xu hướng giảm đi qua mỗi năm,các khoản vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 51,16% trên tổng dư nợ cho vay vào năm 2018, và đạt 50,79% vào năm 2019, chiếm 46,16% vào năm 2020.

Đối với các khoản nợ trung và dài hạn th cũng đều có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn này cả về giá trị cũng như tỷ trọng. Cụ thể trong năm 2019 th các khoản nợ trung hạn và dài hạn chiếm lần lượt là 21,33% và 27,88% ; năm 2020 các chỉ tiêu này cũng tăng chiếm tỷ trọng lần lượt là 24,8% và 29,04%.

Cơ cấu cho vay của ngân hàng chuyển dịch theo hướng tăng các hoạt động cho vay trung và dài hạn, giảm các hoạt động cho vay ngắn hạn. Việc thay đổi này góp phần nâng cao hơn mối quan hệ lâu dài của ngân hàng với KH, hỗ trợ họ tích cực trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản cố định, đầu tư dự án mới, các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN cũng như hộ kinh doanh cá thể mà vẫn đảm bảo tốt cân đối thanh khoản dài hạn. Khách hàng chủ yếu của MSB là các KHCN và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh của các tổ chức là vay ngắn hạn. "MSB với tỷ trọng vốn ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì việc gia tăng các khoản vay

trung và dài hạn có thể đem đến nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đây là thách thức lớn đối với MSB trong tương lai để có những biện pháp tăng nguồn vốn huy động dài hạn, hạn chế rủi ro cho vay trung, dài hạn".

 Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng:

Bảng 2.7 : Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng

Đơn vị :Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%) Cho vay các

TCKT

36.320 74,48 44.535 70,04 57.152 72,03 Doanh nghiệp Nhà

nước

1.486 3,05 1.945 3,06 1.931 2,43 Công ty TNHH Nhà

nước

971 1,99 1.220 1,92 1.864 2,35

Công ty TNHH tư nhân

10.276 21,07 13.312 20,93 18.073 22,78 Công ty cổ phần

nhà nước

108 0,22 89 0,14 26 0,03

Công ty cổ phần khác

23.013 47,19 27.338 42,99 34.695 43,72

DN tư nhân 164 0,34 170 0,27 61 0,08

DN có vốn đầu tư nước ngoài

302 0,62 431 0,68 488 0,62

Hợp tác xã và liên doanh hợp tác xã

- 0 15 0,02 13 0,02

Khác - 0 16 0,03 - 0

Cho vay cá nhân 12.442 25,51 19.059 29,96 22.189 27,97 Tổng dư nợ cho

vay KH

48.762 100 63.594 100 79.341 100 Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB"

Nhìn vào bảng 2.7, ta dễ dàng nhận ta thấy dư nợ cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào đối tượng là các tổ chức kinh tế với giá trị tăng lên qua các năm.

Năm 2018 dư nợ cho đối tượng này là 36.320 tỷ đồng, năm 2019 là 44.535 tỷ đồng và năm 2020 là 57.152 tỷ đồng. Trong đó, phân khúc khách hàng là các các công ty cổ phần khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong đối tượng là các TCKT với tỷ trọng lần lượt là 47,19 % năm 2018, 42,99% năm 2019 và 43,72% năm 2020. Ngân hàng đẩy mạnh cho vay các công ty cổ phần do đây là đối tượng an toàn nhất cũng như mang

lại lợi nhuận cao khi quyết định cho vay. Với các KH là các DN tư nhân ngân hàng hạn chế cho vay khi trong giai đoạn này dư nợ cho vay rất thấp với 164 tỷ đồng( chiếm 0,34%) vào năm 2018, 170 tỷ đồng (chiếm 0,27%) năm 2019, chỉ chiếm 0,08% tương ứng 61 tỷ đồng năm 2020. Việc hạn chế cho vay đối với các DN tư nhân là điều dễ hiểu v đây là đối tượng dễ gây ra rủi ro cho NH.

Đối tượng khách hàng là cá nhân của ngân hàng có xu hướng tăng khi giá trị dư nợ cho vay lần lượt ghi nhận trong giai đoạn này là 12.442 tỷ đồng, 19.059 tỷ đồng, 22.189 tỷ đồng.

Cơ cấu danh mục tín dụng được tiếp tục chuyển dịch theo định hướng ưu tiên cho vay KHDN vừa và nhỏ, KHDN siêu nhỏ (SSE), KHCN có TSBĐ với biên lãi thuần ở mức khá nhỏ, KHDN siêu nhỏ (SSE), KHCN có TSBĐ với biên lãi thuần ở mức khá, trong đó chủ yếu là công ty cổ phần quy mô vừa và nhỏ và các công ty TNHH tư nhân. Các phân khúc khách hàng mục tiêu được định vị rõ ràng theo chiến lược, định hướng chung của MSB và xây dựng các sản phẩm phù hợp đáp ứng nhu cầu của KH.

 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay theo ngành nghề của MSB giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%) Kinh doanh BĐS,

cơ sở hạ tầng

16.107 33,03 15.040 23,65 9.021 11,36

Nông, lâm, thủy sản 295 0,61 412 0,65 274 0,35

Sản xuất và phân phối điện, năng lượng

1.282 2,63 2.575 4,05 4.707 5,92

Xây dựng 1.638 3,36 3.358 5,28 7.279 9,17

Thương mại, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng

3.485 7,15 5.563 8,75 7.450 9,39

Hoạt động tài chính chứng khoán

794 1,62 2.167 3,42 4.186 5,28

Cá nhân 12.441 25,52 19.059 29,96 22.189 27,97

Khác 12.720 26,08 15.420 24,24 24.235 30,56

Tổng dư nợ 48.762 100 63.594 100 79.341 100

Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB

MSB cho vay vốn với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau , MSB sẽ có lợi thế trong việc hạn chế được RRTD do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau phụ thuộc vào năng lực, ngành nghề, quy mô…tuy nhiên sẽ đặt ra khó khăn cho NH trong công tác quản lý với nhiều danh mục như vậy. Nhìn vào những số liệu trên BCTC, ta thấy được hầu hết dư nợ đang tập trung vào lĩnh vực cá nhân.

Dư nợ cho vay cao do NH tập trung cho vay vào nhóm ngành này. Dư nợ cho vay cao thứ hai là cho vay BĐS, cơ sở hạ tầng là một ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín: “Với áp lực vừa xử lý nợ xấu, vừa bị siết room tăng trưởng tín dụng, vừa theo chuẩn mực Basel II thì bằng mọi giá các ngân hàng sẽ phải giảm các hoạt động cho vay có nhiều rủi ro. Trong đó, ba hoạt động cho vay nhiều rủi ro nhất là cho vay bất động sản, cho vay thị trường chứng khoán và cho vay của các công ty tài chính”. Ngoài ra, thương mại, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng tập trung dư nợ cho vay cao thứ ba.

Về tổng thể cơ cấu dư nợ của MSB theo nghành nghề được cơ cấu khá đa dạng nhưng ở một số ngành thì chiếm tỷ trọng rất cao trong khi đó ở một vài ngành khác thì có tỷ trọng rất nhỏ dẫn đến cơ cấu thiếu sự đồng đều. Giá trị dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực như nông, lâm nghiệp thủy sản; sản xuất điện tử, thiết bị điện, máy vi tính, viễn thông tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ nhưng đã đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ trong thời gian qua. Việc này đang đi đúng với yêu cầu của NHNN là “Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên gồm: Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao”.

2.3.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay

Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng vốn vay

Đơn vị: Tỷ đồng

"Chỉ tiêu" Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng dư nợ cho vay 48.762 63.594 79.341

Tổng nguồn vốn huy động

119.322 136.887 155.268

Hiệu suất sử dụng vốn 40,87% 46,46% 51,1%

Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB

Qua bảng số liệu , ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của MSB có sự tăng lên qua 3 năm, tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn vẫn còn thấp, cụ thể chỉ tiêu này đạt 40,87%

vào năm 2018, năm 2019 là 46,46% và năm 2020 là 51,1% , nguyên nhân là tốc độ tăng trưởng của vốn tín dụng chậm hơn so với sự tăng trưởng của dư nợ cho vay.

Kết quả này thể hiện tình hình sử dụng vốn của NH vẫn chưa thực sự tốt, tổng vốn huy động được của NH cao trong khi nhu cần sử dụng vốn thấp làm phát sinh hiện tượng dư thừa vốn, ứ đọng vốn. Năm 2020, MSB đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. Do diễn biến dịch bệnh hiện nay và sự biến động của diễn biến kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp phá sản hàng loạt làm ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Qua đánh giá, nhờ hiệu quả của các chính sách huy động và lãi suất tương đối hợp lý , MSB về cơ bản có nguồn vốn đủ đáp ứng cho HĐTD của mình. Tuy nhiên, MSB cũng cần nâng cao hơn nữa dư nợ tín dụng cho vay đảm bảo đạt ngưỡng an toàn và khả năng thanh khoản của các khoản vay, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu tình trạng ứ đọng vốn.

2.3.2.3. Nợ quá hạn, nợ xấu:

 Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%) Nhóm 1(Nợ đủ tiêu

chuẩn)

46.365 95,08 61.221 96,27 76.801 96,8 Nhóm 2(Nợ cần chú ý) 931 1,91 1.073 1,69 982 1,24 Nhóm 3(Nợ dưới tiêu

chuẩn)

185 0,38 151 0,24 296 0,37

Nhóm 4(Nợ nghi ngờ) 38 0,08 168 0,26 394 0,5

Nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn )

1.243 2,55 981 1,54 868 1,09

Nợ quá hạn( tính từ nợ nhóm 2 đến nhóm 5)

2.397 4,92 2.373 3,73 2.540 3,2

Nợ xấu ( Nhóm 3,4,5) 1.466 3,01 1.300 2,04 1.558 1,96 Tỷ lệ nợ nhóm 5/nợ

xấu

84,79 56,77 55,71

Tổng dư nợ 48.762 100 63.594 100 79.341 100

Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB

Bảng 2.10, thể hiện tình hình nợ tại MSB giai đoạn 2018-2020 có một số sự biến động như sau:

Tỷ trọng nợ nhóm 1 hàng năm đều rất cao với hơn 95% và duy tr ổn định, an toàn. Nợ nhóm 1(nợ đủ tiêu chuẩn) chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trong ba năm gần đây. Năm 2018, dư nợ nhóm 1 tại MSB ghi nhận 95,08%. Năm 2019, chiếm 96,27% và năm 2020, chiếm 96,8%. Dư nợ nhóm 1 tăng mạnh qua mỗi năm. Năm 2018, dư nợ nhóm 1 là 46.365 tỷ đồng. Năm 2019, dư nợ nhóm này tăng lên 61.221 tỷ đồng và năm 2020 được ghi nhận là 76.801 tỷ đồng.

Tỷ trọng nợ nhóm 2 có biến động lớn và không ổn định. Năm 2018, tỷ trọng nhóm này chiếm tỷ trọng 1,91% , ứng với 931 tỷ đồng. Năm 2019, tỷ trọng dư nợ nhóm 2 có xu hướng tăng so với 2018, đạt 1.073 tỷ đồng tương ứng 1,69%. Đến năm 2020, dư nợ nhóm 2 giảm còn 982 tỷ đồng , tương ứng 1,24%. Sự giảm đi của nhóm nợ cần chú ý đã làm tăng khoản nợ xấu trong năm 2020 lên 1.558 tỷ đồng.

Năm 2019, dư nợ nhóm 3 có xu hướng biến đổi thành nợ nhóm 4. Cụ thể, năm 2019, dư nợ nhóm 3 giảm từ 185 tỷ đồng xuống còn 151 tỷ đồng. Trong khi đó dư nợ nhóm 4 tăng từ 38 tỷ đồng lên 168 tỷ đồng. Sang đến năm 2020, th dư nợ nhóm 3,4 đều có xu hướng gia tăng và chiếm tỷ trọng cũng lớn hơn nhưng không đáng kể, cụ thể dư nợ nhóm 3 là 296 tỷ đồng tương ứng 0,37%; dư nợ nhóm 4 là 394 tỷ đồng ứng với 0,5%. Điều này là do việc phân loại nhóm nợ của MSB, khi tiếp tục được giữ nợ, khoanh nợ, chưa nhảy nợ theo sự cho phép của Thông tư 01/2020/TT- NHNN và tác động từ hình hình dịch bệnh covid 19. Điều này cho thấy được rủi ro tiềm ẩn trong chất lượng nợ vay.

"Dư nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn năm 2018 là 1.243 tỷ đồng, đến năm 2019 nhóm nợ này giảm xuống còn 981 tỷ đồng, giảm so với 2018 và sang 2020 dư nợ nhóm 5 của MSB lại tiếp tục giảm còn là 868 tỷ đồng. Tỷ trọng nợ nhóm 5 trong nợ xấu chiếm tỷ trọng cao , chiếm 84,79% (năm 2018), chiếm 56,77%(năm 2019), chiếm 55,71% (năm 2020). Nguyên nhân nợ nhóm 5 có tỷ trọng cao vì nợ nhóm này là nợ có thời hạn thu hồi lâu, từ biện pháp thanh lý tài sản hoặc khởi kiện đều tốn khá nhiều thời gian và công sức. Tỷ lệ nợ nhóm 5 cao là cho thấy yếu điểm trong quy trình tín dụng, những hạn chế tồn tại trong công tác phòng ngừa rủi ro

TD , đặt ra yếu cầu đối với ban lãnh đạo MSB cần tiến hành kiểm soát và xây dựng phương hướng thu hồi nợ để giảm tỷ lệ nợ nhóm 5 trong tương lai".

 Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn trong giai đoạn 2018-2020 có sự biến động không nhiều : Năm 2018, nợ quá hạn chiếm 2.397 tỷ đồng, năm 2019 đạt 2.373 tỷ đồng và năm 2020 tăng lên 2.540 tỷ đồng. Năm 2020, do t nh h nh phức tạp của dịch bệnh, MSB là một trong những NH tích cực đồng hành cùng chủ trương của Chính phủ cũng như NHNN với mục đích hỗ trợ KH chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19. MSB đã triển khai các chính sách hỗ trợ tối ưu cho khách hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng bởi dich bệnh theo đúng quy định của NHNN và khả năng của NH. Mức giảm tùy thuộc mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao năm 2018 là 4,92% nhưng sang đến năm 2019,2020 lại giảm xuống lần lượt là 3,73% và 3,2% cho thấy được dấu hiệu tích cực và hiệu quả của việc quản lý nợ ở MSB.

 Tỷ lệ nợ xấu

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu của MSB

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB Tình hình nợ xấu của MSB có sự biến động nhẹ trong giai đoạn này. Năm 2018, giá trị nợ xấu của NH này là 1.466 tỷ đồng với nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất là 1.243 tỷ đồng, cao hơn mức quy định của NHNN, đạt mức cao trong toàn ngành.

Hơn nữa, tỷ lệ nợ xấu thực tế của NH còn có thể được ban lãnh đạo của MSB che

giấu nên có thể sẽ còn lớn hơn những con số được thể hiện trên BCTC . Năm 2019, tình hình nợ xấu đã được cải thiện hơn giảm xuống còn 1.300 tỷ đồng tương ứng với 2,04% trong đó nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất tuy nhiên đã có sự giảm đi chỉ còn 981 tỷ đồng. Năm 2020, có sự tăng lên về giá trị nợ xấu được ghi nhận là 1.558 tỷ đồng tuy nhiên tỷ trọng lại có sự giảm đi khi chỉ còn 1,96%. MSB đã cho thấy được điểm sáng trong việc quản trị chất lượng HĐTD và xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, nợ xấu MSB ngày càng tăng do phải giải quyết khối lượng lớn lượng nợ vay đầu tư tàu của các công ty tài chính, DN vận tải biển của các năm trước đây. Nguyên nhân khiến nợ xấu tăng mạnh cũng đến từ việc NH đẩy mạnh cho vay hỗ trợ các KH doanh nghiệp, thông qua việc hỗ trợ cơ cấu lại nhóm nợ.

Theo đó, MSB tung gói tín dụng 7.000 tỷ với lãi suất ưu đãi 6,99% hỗ trợ KH.

Thông tin về tình hình nợ xấu của MSB còn được ban lãnh đạo che giấu không được thể hiện chi tiết, đầy đủ trên BCTC. Ngoài những nợ mới, MSB đang phải xử lý các khoản vay liên quan đến tàu biển từ những năm trước.

 So sánh tình hình nợ xấu tại MSB với các NH khác -Giai đoạn 2018-2019

"Biểu đồ 2.11: Nợ xấu tại các ngân hàng giai đoạn 2018-2019"

Đơn vị: Tỷ đồng, %

(Nguồn : Fiinpro)

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy MSB có tỷ lệ nợ xấu ở mức tương đối cao, đứng vị trí thứ 4 trong tổng số 22 ngân hàng được so sánh, với tỷ lệ nợ xấu năm 2019 là 2,04%. Điểm sáng của ngân hàng là về việc ngân hàng đứng đầu giảm tỷ lệ xấu, giảm từ 3,01% xuống 2,04% trong năm 2019. Nếu xét về quy mô dư nợ cho vay tại MSB thì NH ở mức trung bình với dư nợ dưới 100.000 tỷ đồng mà tỷ lệ nợ xấu trên 2% sẽ gây ra nhiều rủi ro cho NH. So sánh với các NH có dư nợ cho vay tương đồng là BacAbank với 72.933 tỷ đồng trong năm 2019 trong đó tổng nợ xấu cũng ít nằm thuộc những ngân có tổng nợ xấu thấp nhất, tỷ lệ nợ xấu ở dưới 1%

nằm trong top 3 NH với tỷ lệ nợ xấu thấp nhất với 0,68%. Hay ngân hàng OCB với 71.091 tỷ đồng dư nợ nhưng tổng nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn MSB. Với ngân hàng có quy mô nhỏ hơn MSB là ngân hàng KienLongBank có với dư nợ cho vay chỉ đạt 33.480 tỷ đồng có tổng nợ xấu thấp nhất trong 22 ngân hàng được so sánh, và đứng thứ 4 trong số những ngân hàng về tỷ lệ nợ xấu. So sánh với VietinBank, đây là ngân hàng quốc doanh với quy mô dư nợ cho vay lớn với 935.271 tỷ đồng , nợ xấu của VietinBank cao thứ 2 với 10.813 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ xấu của NH chỉ là 1,2% đứng ở vị trí thứ 5.

MSB tuy có sự giảm đi về cả tổng giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu nhưng NH vẫn thuộc những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tương đối cao trong giai đoạn 2018-2019.

Trong giai đoạn này tăng trưởng dư nợ của MSB tăng lên mà nợ xấu giảm đi cũng là tín hiệu tích cực của ngân hàng trong chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb) (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)