Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb) (Trang 41 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI Việt Nam (MSB)

2.2. Khái quát các hoạt động của NHTMCP Hàng hải Việt Nam (MSB)

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động tác động trực tiếp đến quy mô hoạt động và quy mô tín dụng cũng như khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế.

MSB cần tạo dựng ,củng cố sự tin tưởng và uy tín , gây ấn tượng tốt với khách hàng bằng nhiều những chính sách và các chương tr nh ưu đãi mang tính vượt trội , phù hợp với các KH trong tình hình cạnh tranh lãi suất huy động giữa các NHTM hiện nay. Ngân hàng đã nắm bắt được vấn đề đó và đã triển khai kế hoạch theo từng thời kỳ, có hướng đi phù hợp về chính sách để đạt được quy mô nguồn vốn tăng trưởng như sau:

Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của MSB

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%) Các khoản nợ

Chính phủ và NHNN

9.708 8,14 24 0,02 21 0,01

Tiền gửi và vay các TCTD khác

37.671 31,57 47.018 34,35 56.026 36,09

-Tiền gửi của các TCTD khác

21.871 18,33 19.212 14,03 22.447 14,46

-Vay các TCTD khác

15.800 13,24 27.806 20,31 33.579 21,63

Tiền gửi của KH 63.528 53,24 80.872 59,08 87.510 56,36 Phát hành GTCG 8.415 7,05 8.973 6,55 11.711 7,54

Tổng cộng 119.322 100 136.887 100 155.268 100 Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB

Trong giai đoạn từ năm 2018-2020, tổng nguồn vốn huy động của MSB có xu hướng biến động cụ thể như sau: năm 2019 đạt 136.887 tỷ đồng tăng 14,72% so với năm 2018, năm 2020 giá trị được ghi nhận là 155.268 tỷ đồng tăng 13,43% so với năm 2019. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn NH trong việc cố gắng đưa đến đa dạng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của KH , triển khai các chương tr nh huy động vốn thuận tiện và hấp dẫn tới khách hàng.

-Huy đồng vốn thị trường 1, gồm tiền gửi khách hàng và phát hành GTCG đến cuối năm 2019 đạt 89.846 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chính đạt 80.973 tỷ đồng, chiếm 59,08% tổng huy động. Phát hành chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu thường là 8.973 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn luôn được rà soát cấu trúc lại để tối ưu hóa chi phí vốn, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng cũng như đảm bảo được nguồn vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu phục vụ tăng trưởng của ngân hàng. Năm 2020, tỷ trọng huy động vốn thị trường 1 này tiếp tục đóng góp 99.221 tỷ đồng trong cơ cấu huy động vốn , với sự tăng trưởng mạnh của nhóm TGKH.

-Tiền gửi và vay các TCTD có xu hướng tăng liên tục cả về giá trị lẫn tỷ trọng qua các năm cụ thể năm 2018 là 37.671 tỷ đồng, năm 2019 đạt 47.018 tỷ đồng và năm 2020 được ghi nhận là 56.026 tỷ đồng . Nguồn vốn này đem lại lợi nhuận và đóng góp tích cực vào kết quả HĐKD chung của MSB.

-Vốn vay Chính phủ và NHNN có sự giảm liên tục qua 3 năm, giá trị cụ thể qua các năm lần lượt là 9.708 tỷ đồng, 24 tỷ đồng, 21 tỷ đồng .Nguồn huy động này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn huy động và cũng giảm trong giai đoạn 2018- 2020 với lần lượt là 8,14% , 0,02% , 0,01%.

Công tác huy động vốn của MSB được chú trọng nhằm đảm bảo cơ cấu vốn hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tổng tài sản và an toàn hoạt dộng. Trong đó tiền gửi của KH chiếm tỷ trọng cao nhất .

Biểu đồ 2.1: Vốn huy động tiền gửi giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB Từ biểu đồ 2.1, ta có thể thấy được t nh h nh huy động vốn tại MSB có xu hướng tăng trưởng liên tục ở mức ổn định trong giai đoạn 2018-2020, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của ngân hàng. Quy mô vốn huy động đến cuối năm 2018 là 63.528 tỷ đồng .Tận dụng lợi thế của mình và chính sách mở rộng năm 2019, MSB đã tăng trưởng mức huy động vốn lên 80.872 tỷ đồng tăng 27,3% so với 2018, một mức vô cùng ấn tượng. MSB đã tập trung vào các phân khúc khách hàng và các sản phẩm huy động tiền gửi để tăng thị phần, số lượng lẫn chất lượng. Không dừng lại đó , vốn huy động năm 2020 tiếp tục tăng 6.638 tỷ đồng ( tương ứng 8,21 %) so với 2019. Sự tăng trưởng này là kết quả của sự nỗ lực của MSB trong việc nỗ lực cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, triển khai các chương tr nh huy động vốn thuận tiện và hấp dẫn đối với khách hàng.

Bảng 2.2 Vốn huy động từ tiền gửi giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%) Tiền gửi không kỳ hạn 13.273 20,89 15.892 19,65 23.327 26,66

Tiền gửi có kỳ hạn 49.752 78,32 64.160 79,34 61.882 70,71

Tiền gửi ký quỹ 443 0,7 782 0,97 2.250 2,57

Tiền gửi vốn chuyên dùng

60 0,09 38 0,05 51 0,06

Vốn huy động tiền gửi 63.528 100 80.872 100 87.510 100 Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB Bảng 2.1 thể hiện t nh h nh huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn trong giai đoạn 2018-2020. Công tác huy động vốn của MSB luôn được chú trọng nhằm đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng tổng tài sản và an toàn hoạt động. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, MSB cũng như các ngân hàng thương mại khác đều tuân thủ các quy định và yêu cầu của Chính phủ trong việc giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn.

Chiếm tỷ trọng cao nhất là tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng biến động cụ thể như sau năm 2018 đạt 49.752 tỷ đồng ( tương ứng 78,32%), năm 2019 giá trị ghi nhận được là 64.160 tỷ đồng (tương ứng 79,34%) và năm 2020 có sự giảm đi về doanh số thu được khi đạt 61.882 tỷ đồng( tương ứng 70,71%).

Tín hiệu tích cực là tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) có xu hướng tăng liên tục trong ba năm, lần lượt là 13.273 tỷ đồng, 15.892 tỷ đồng và 23.327 tỷ đồng.

Đây là nguồn vốn giúp ngân hàng giảm được chi phí vốn và tăng lợi nhuận. Nguồn huy động này có được nhờ các chiến lược sản phẩm kinh doanh linh hoạt của NH.

Bên cạnh hình thức gửi tiết kiệm thông thường, MSB cũng đang triển khai các sản phẩm huy động tiền gửi khác như: định kỳ sinh lời, trả lãi ngay, Ong Vàng, Măng Non, tiết kiệm online… nhưng chưa thực sự được nhiều KH lựa chọn.

Tiền gửi ký quỹ có xu hướng tăng với giá trị ghi nhận năm 2019 là 782 tỷ đồng (tương ứng 0,7%) tăng 339 tỷ đồng so với năm 2018 và sang năm 2020 giá trị ghi nhận là 2250 tỷ đồng (tương ứng 2,57%). Tiền gửi vốn chuyên dùng có xu hướng giảm vào năm 2019 với 38 tỷ đồng, sau đó lại tăng lên 51 tỷ đồng. Đây là hai nguồn huy động vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong tổng vốn huy động từ tiền gửi.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng KH

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB Từ biểu đồ 2.2 ta có thể thấy nguồn tiền gửi của KHCN có xu hướng biến động như sau năm 2018 đạt 40.000 tỷ đồng (tương ứng 62,96%), năm 2019 tăng lên 49.461 tỷ đồng ( tương ứng 61,16%) , năm 2020 tiền gửi của KHCN giảm xuống còn 44.574 tỷ đồng (tương ứng 50,94%).Nguồn huy động của MSB chủ yếu từ cá nhân. Từ khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, với thời hạn gửi khác nhau đã tạo thành nguồn vốn chủ yếu cho các NHTM. Trong giai đoạn 2018-2019 thì tiền gửi của KHCN có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao là do chính sách lãi suất hấp dẫn và sự tin tưởng của khách hàng cá nhân dành cho ngân hàng. Có thể thấy đến năm 2020, tiền gửi của KHCN có xu hướng giảm xuống và KH tổ chức thì lại có sự tăng lên khiến cho tỷ trọng của hai nhóm khách hàng này tương đối cân bằng, cho thấy sự tin cậy của các TCKT vào uy tín của MSB. Cụ thể , tiền gửi của nhóm đối tượng

này năm 2018 đạt 23.528 tỷ đồng, năm 2019 đạt 31.411 tỷ đồng và năm 2020 tiếp tục tăng lên 42.936 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, TCKT do yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn vị này thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanh toán. MSB đã không ngừng triển khai các tiện ích huy động cho nhóm đối tượng này.

Bảng 2.3 : Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

""Đơn vị: tỷ đồng

"Chỉ tiêu" "Năm 2018" "Năm 2019" "Năm 2020"

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%)

Giá trị Tỷ trọng(%) Nội tệ 59.542 93,73 76.008 93,99 81.262 92,86

Ngoại tệ 3.986 6,27 4.864 6,01 6.248 7,14

Vốn huy động 63.528 100 80.872 100 87.510 100 Nguồn : BCTC hợp nhất kiểm toán các năm của MSB Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể dễ dàng nhận thấy lượng tiền huy động được của MSB chủ yếu là nội tệ với tỷ trọng trên 92%. Quy mô huy động nội tệ có xu hướng tăng qua các năm. Huy động từ nội tệ trong giai đoạn từ 2018-2020 với giá trị đạt 59.542 tỷ đồng, tương ứng 93,73% (năm 2018); 76.008 tỷ đồng, tương ứng 93,99%

(năm 2019) và 81.262 tỷ đồng, tương ứng 92,86% (năm 2020). Trong khi đó quy mô của lượng tiền ngoại tệ chảy vào MSB có xu hướng tăng nhẹ, không đáng kể, giai đoạn năm 2018 đến năm 2020 được ghi nhận lần lượt là 3.986 tỷ đồng, 4.864 tỷ đồng , 6.248 tỷ đồng; điều này do NH đã nắm bắt được tâm lý của người gửi muốn hưởng tỷ giá ngoại tệ cao . So với các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay thì lãi suất tiền gửi ngoại tệ luôn ở mức cao hơn.

Sau khi phân tích vốn huy động của MSB, ta thấy nguồn vốn huy động của MSB chủ yếu là đến từ tiền gửi của khách hàng, trong đó KHCN chiếm tỷ trọng cao , chủ yếu đến từ tiền gửi có kỳ hạn tuy nhiên đang có xu hướng tăng ở CASA . MSB cần tiếp tục tăng tỷ trọng của CASA và cần có biện pháp nhằm ổn định và cân bằng hơn nữa cơ cấu tiền huy động, giúp cho cho cơ cấu vốn huy động cân bằng và an toàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp hàng hải việt nam (msb) (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)