CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI Việt Nam (MSB)
2.4. Đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2018-2020
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Ngoài những kết quả đạt được , HĐTD của ngân hàng vẫn còn có một vài hạn chế cần được khắc phục:
Thứ nhất, nợ xấu có sự tăng lên trong năm 2020, với danh mục tín dụng tập trung vào cho vay DN SME – vốn bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh, lợi nhuận của MSB sẽ chịu tác động tiêu cực khi nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng chậm trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp. Nợ quá hạn của MSB vẫn ở mức cao trên 3% mà theo quy định của NHNN hiện nay chỉ tiêu này không được vượt quá 3%. Khả năng quản lý tín dụng của MSB trong bước cho vay, đốc thúc thu hồi các khoản nợ của NH đối với các khoản vay (bao gồm cả vay mua BĐS, vay tiêu dùng, vay mua xe, hay khoản nợ từ thẻ tín dụng,...) chưa thực sự hiệu quả.
Thứ hai, với trên 20% dư nợ cho vay trong lĩnh vực BĐS và chiến lược xoay quanh hệ sinh thái của một khách hàng lớn có thể khiến cho MSB gặp phải khó khăn trong quá tr nh tăng trưởng tín dụng cũng như sẽ tác động không tốt đến chất lượng tài sản của NH nếu như có xảy ra sự gián đoạn trong hoạt động của KH lớn đó.
Thứ ba, việc tập trung quá nhiều vào nhóm đối tượng các KH là các TCKT lên tới hơn 70% sẽ làm giảm khả năng phân tán rủi ro trong HĐTD của MSB.
Thứ tư, không có sự độc lập về nhiệm vụ trong công tác thẩm định TSBĐ.
Trong hệ thống NH, tại 1 vài chi nhánh thì cán bộ làm công tác tín dụng còn tham gia vào quy tr nh định giá TSBĐ của KH. Việc định giá TSBĐ và khoản tín dụng đem lại kết quả thiếu chính xác, thiếu trung thực và mang tính chủ quan. CBTD vừa thu thập, vừa làm việc trực tiếp với KH dẫn đến những rủi ro cho NH và thiếu tính khách quan.
Thứ năm, hệ thống văn bản, quy định, hướng dẫn nội bộ đã được rà soát, tinh giảm nhưng vẫn còn cồng kềnh, cần tiếp tục làm triệt để hơn, nhất là về nghiệp vụ tín dụng."
Thứ sáu, hiệu quả sử dụng vốn vay của MSB chưa thực sự tốt, ngân hàng chưa thực sự tận dụng hiệu quả được nguồn vốn mà NH huy động được, gây lãng phí.
Thứ bảy, trong nhiều trường hợp, khi đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng để chi trả được các khoản nợ vay thì ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi phát mại bán đấu giá tài sản thế chấp do quy trình còn phức tạp. Ngân hàng còn hạn chế trong việc ban hành các quy định cho việc xử lý tài sản thế chấp.
Thứ tám, Mặc dù đã được cải thiện so với trước đây rất nhiều, nhưng tồn tại trong một môi trường có tính cạnh tranh gây gắt và yêu cầu ngày càng cao của KH như hiện nay th năng lực phục vụ của CBNV chưa được đánh giá cao. Cụ thể: Kiến thức chuyên môn, khả năng đáp ứng nhu cầu, tính chuyên nghiệp chưa được KH đánh giá tốt. Điều này làm KH giảm sự tin tưởng và hài lòng trong quá trình sử dụng dịch vụ và ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng lâu dài với ngân hàng.
2.4.2.2. Những nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, việc phân tích và đưa ra quyết định cho vay chưa hợp lý do các
thông tin mà NH thu thập được từ KH còn nhiều thiếu sót và chưa thực sự khách quan, phần lớn dựa vào những thông tin do khách hàng cung cấp cho ngân hàng.
Ngoài ra, rủi ro của hoạt động tín dụng tại ngân hàng tăng cũng là v sự lỏng lẻo, thiếu đồng bộ trong quy trình tín dụng .
Thứ hai, cơ sở vật chất của NH chưa thực sự đáp ứng mong muốn của KH, ở một số tỉnh, thành phố thì mạng lưới chi nhánh/PGD rất hạn chế, phân bổ chưa phù hợp.
Thứ ba, chiến lược quảng bá thương hiệu tới KH chưa hiệu quả, ngân hàng chưa chú trọng đầu tư về mặt truyền thông. Hoạt động marketing chưa gây ấn tượng cho KH khi giới thiệu sản phẩm cũng như dịch vụ của NH."Hiệu quả trong công tác tiếp thị còn chưa cao, chưa khai thác được nhiều KH vừa có nguồn vốn, vừa có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của NH."
Thứ tư, quá tr nh khách hàng sử dụng vốn vay chưa được ngân hàng kiểm tra kiểm soát sát sao, thường xuyên. Bên cạnh đó th vấn đề tr nh độ cán bộ tín dụng cũng còn nhiều yếu điểm và tồn tại. CBNV của MSB đa số là nguồn nhân lực trẻ, thiếu kinh nghiệm, tr nh độ nghiệp vụ tín dụng còn chưa vững, còn chủ quan có thể mắc những sai lầm trong quá trình tín dụng, không theo dõi các quy định thường xuyên, không kịp thời phát hiện được các sai phạm để tiến hành xử lý hoặc do cố ý không thực hiện 1 số bước trong quy trình tín dụng, cấu kết với KH làm giả hồ sơ, giấy tờ…Ngân hàng đã không kiểm soát tốt tính tuân thủ các bên vay trong quá trình KH sử dụng vốn vay, công tác thẩm định TSBĐ của ngân hàng còn thấp, TSBĐ không thể phát mại để bù đắp các khoản nợ..
Thứ năm,"Khách hàng của MSB chủ yếu là KHCN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là đối tượng KH thường có lượng vốn vay nhỏ, do nhu cầu vốn nhỏ hoặc không có khả năng để vay vốn lớn. Đối tượng KH này dễ dàng chịu tác động xấu của thị trường, do đó mức độ rủi ro là rất lớn. Năng lực tài chính của nhóm KH này còn hạn chế, thiếu thông tin minh bạch, thiếu TSBĐ. Bên cạnh đó, hoạt động của đối tượng này nhỏ lẻ nên rất khó kiểm soát, khi KH gặp phải rủi ro sẽ kéo theo NH phải chịu hậu quả. Do đó, NH cần đa dạng hóa, mở rộng các đối tượng cho vay.
b. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, tác động xấu của dịch bệnh Covid-19 , trước diễn biến và mức độ tác động của dịch bệnh được đánh giá là nghiêm trọng, phức tạp và khó lường ảnh hưởng tới tín dụng của NH. Mặc dù các ngân hàng có những chương tr nh ưu đãi nhằm đẩy mạnh HĐTD nhưng t nh h nh dịch bệnh đã khiến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và người dân, hộ gia đ nh vẫn ở tình trạng thấp. MSB đã giảm lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay, từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2020. Ngoài ra, do t nh h nh dịch bệnh ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động. NH có thể không thể thu hồi được khoản nợ nếu như khách hàng vay vốn làm ăn thua lỗ, không có khả năng chi trả nợ.
Thứ hai, những thông tin mà KH cung cấp cho ngân hàng còn không đầy đủ và thiếu trung thực ảnh hưởng xấu tới quyết định cho vay của ngân hàng. Khách hàng cố ý che giấu thông tin hay đưa ra các thông tin thiếu trung thực về hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của mình mà cán bộ tín dụng không kiểm tra đầy đủ, toàn diện, chi tiết hay thiếu thận trọng trong việc đánh giá uy tín, đạo đức của người vay dẫn tới RRTD. Ở nước ta các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp như BCTC, TSBĐ chưa thực sự chính xác, phản ánh đúng t nh h nh của doanh nghiệp do chưa chú trọng công tác kiểm soát, kiểm tra.
Thứ ba, NHNN xây dựng các chính sách trong việc giảm nợ xấu đối với các NHTM còn chưa có hiệu quá tối ưu nhất. Các quy định, văn bản, thông tư còn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ gây khó khăn cho NH trong quá tr nh thực thi. NH không thể cập nhật, thu thập đầy đủ, chính xác lịch sử tín dụng của KH có nhu cầu vay vốn do công tác cập nhật thông tin trong hệ thống thông tin TD của NHNN còn nhiều hạn chế dẫn đến Ngân hàng không thể cấp tín dụng cho khách hàng do thiếu thông tin.
"
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2"
Nội dung chương 2 đã đề cập đến lịch sử h nh thành, cơ cấu tổ chức, phân tích t nh h nh HĐTD của MSB giai đoạn 2018-2020. Qua đó đánh giá được những hiệu quả, kết quả đạt được cũng như những tồn tại và nguyên nhân từ phía ngân hàng cũng như nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Từ cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng HĐTD tại ngân hàng.