CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY BÁN LẺ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2 Khái quát về mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ sản phẩm ô tô
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ sản phẩm ô tô17
1.2.3.1 Dư nợ cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tín dụng ngân hàng cấp cho nhóm khách hàng đi vay tại một thời điểm.
1.2.3.1.1 Chỉ tiêu Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối:
Giá trị tăng trưởng Tổng dư nợ cho vay Tổng dư nợ cho vay dư nợ tuyệt đối mua ô tô năm(t) mua ô tô năm (t-1) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối. Nếu chỉ tiêu này > 0 chứng tỏ số tiền khách hàng nợ Ngân hàng để mua bất ô tô hàng năm tăng lên, tức là hoạt động cho vay mua ô tô đã phát triển.
1.2.3.1.2 Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ Giá trị tăng trưởng dư nợ tuyệt đối
cho vay mua ô tô Tổng dư nợ cho vay mua ô tô năm (t-1) x 100%
18
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ trong cho vay mua ô tô năm (t) so với năm (t-1).
1.2.3.1.3 Chỉ tiêu Tỷ trọng dư nợ cho vay mua ô tô:
Tỷ trọng Tổng dư nợ cho vay mua ô tô Dư nợ cho vay mua ô tô Tổng dư nợ hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động cho vay mua ô tô chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này qua các năm tăng chứng tỏ hoạt động cho vay mua ô tô đang được mở rộng.
Trong đó:
- Dư nợ cho vay của Ngân hàng tại một thời điểm là số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay đến thời điểm đó (thường là cuối kỳ). Đây là một thông số quan trọng phản ánh tình hình hoạt động của Ngân hàng. Số lãi nhận về từ các khoản cho vay cũng được tính trên dư nợ tại thời điểm tính lãi chứ không phụ thuộc vào doanh số cho vay. Dư nợ của một kỳ được tính theo công thức:
Dư nợ kỳ này = Dư nợ kỳ trước + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ.
Nếu dư nợ kỳ sau cao hơn kỳ trước thì có thể coi như một chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay mua ô tô. Tuy nhiên do luôn có những khoản vay ngắn hạn được giải ngân và thu nợ ngay trong kỳ, nên chỉ tiêu này cũng không phản ánh được chính xác kết quả hoạt động cho vay mua ô tô. Có thể dư nợ kỳ này không cao hơn kỳ trước nhưng doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng.
1.2.3.2 . Nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay mua ô tô
1.2.3.2.1 Chỉ tiêu Giá trị tăng tuyệt đối doanh số cho vay mua ô tô:
Giá trị tăng tuyệt đối Tổng doanh số cho vay Tổng doanh số cho vay Doanh số cho vay mua ô tô mua ô tô năm (t) mua ô tô năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay mua ô tô năm (t) tăng so với doanh số cho vay mua ô tô năm (t-1) là bao nhiêu đơn vị. Chỉ tiêu này > 0, tức là số tiền Ngân hàng cấp cho hách hàng vay mua ô tô tăng lên.
1.2.3.2.2 Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay mua ô tô:
x 100%
19
Tốc độ tăng trưởng doanh số Giá trị tăng trưởng doanh số tuyệt đối cho vay mua ô tô Tổng doanh số cho vay mua ô tô năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay mua ô tô năm (t) so với năm (t-1) là bao nhiêu phần trăm. hi chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ tăng doanh số cho vay mua ô tô càng nhanh.
1.2.3.2.3 Tỷ trọng doanh số cho vay mua ô tô
Tỷ trọng doanh số Tổng doanh số cho vay mua ô tô cho vay mua ô tô Tổng doanh số của hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của Ngân hàng. Khi tỷ lệ này tăng qua các năm chứng tỏ quy mô cho vay mua ô tô đang được mở rộng.
Trong đó:
- Doanh số cho vay trong một kỳ là tổng số tiền mà Ngân hàng thực tế đã cho vay trong kỳ. hi dư nợ trong kỳ này tăng so với kỳ truớc thì doanh số cho vay trong kỳ phải lớn hơn doanh số thu nợ trong kỳ. Nếu doanh số cho vay trong kỳ này lớn hơn cả doanh số cho vay trong kỳ trước và thu nợ trong kỳ thì việc phát triển hoạt động cho vay được thể hiện cả ở sự gia tăng của 2 chỉ tiêu dư nợ và doanh số cho vay.
Nếu doanh số cho vay trong kỳ thấp hơn doanh số cho vay kỳ trước tuy nhiên vẫn cao hơn doanh số thu nợ trong kỳ thì dư nợ kỳ này vẫn cao hơn kỳ trước.
Trong trường hợp này, dư nợ tuy tăng nhưng do doanh số thu nợ làm giảm doanh số dư nợ nên hoạt động của Ngân hàng trong kỳ đang xét là không hiệu quả.
1.2.3.3. Thu nhập
Mọi hoạt động của NHT đều nhằm vào mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận. Ngân hàng phát triển sản phẩm hay mở rộng mạng lưới khách hàng đều nhằm thu được lợi nhuận ngày càng lớn hơn so với quá khứ. Cho vay mua ô tô cũng không thể nằm ngoài mục đích đó. Mở rộng cho vay không chỉ là gia tăng dư nợ, gia tăng doanh số cho vay, số lượng khách hàng….mà còn cần đảm bảo có lợi nhuận để Ngân hàng có thể duy trì và tiếp tục phát triển trong hiện tại và tương lai.
x 100%
x 100%
20
Vì thế ta cần đánh giá hoạt động mở rộng cho vay mua bất động sản qua chỉ tiêu tỷ trọng lợi nhuận trong cho vay:
Tỷ trọng thu lãi Thu lãi từ cho vay mua ô tô cho vay mua ô tô Tổng thu lãi cho vay
Tỷ trọng này càng cao phản ánh quy mô và xu hướng mở rộng cho vay đối với khách hàng vay mua ô tô là có hiệu quả và là tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển sản phẩm ở mức độ cao hơn nữa.
1.2.3.4. Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu 1.2.3.4.1 Khái niệm về nợ quá hạn, nợ xấu
*Nợ quá hạn là số dư nợ của khách hàng vay vốn nhưng khi đến hạn thanh toán thì khách hàng không thanh toán được và chưa được ngân hàng xử l như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và chuyển thành nợ quá hạn. Tức là có một phần gốc hoặc lãi của khoản nợ đã đến hạn nhưng quá hạn thanh toán.
*Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 - nhóm 5. Đây là các khoản nợ có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi hoặc cả gốc cả lãi. Việc chuyển nhóm nợ được thực hiện tuần tự hoặc chuyển thẳng lên nhóm nợ cao hơn tùy theo đánh giá của cán bộ tín dụng. Bất kỳ khỏan vay nào có dấu hiệu rủi ro tương đối chắc chắn thì cần khoanh vùng xem xét ngay cho dù nó là nợ trong tiêu chuẩn hay chỉ mới thuộc nhóm 2.
1.2.3.4.2 Chỉ tiêu về nhóm nợ quá hạn, nợ xấu đối với cho vay mua ô tô
Đây là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của các khoản vay. Mục tiêu hoạt động của mọi Ngân hàng hay các khoản đầu tư khác cũng vậy, đều là an toàn và sinh ra lợi nhuận. Vì vậy, việc gia tăng về mặt lượng (dư nợ và doanh số cho vay) không phản ánh được hết liệu hoạt động cho vay hiện có đang phát triển tốt hay không mà còn phải xem xét về mặt chất lượng của các khoản vay (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ quá hạn, nợ xấu). Dù việc mở rộng hoạt động cho vay mua ô tô là cần thiết nhưng các ngân hàng không thể không xem xét đến chất lượng của khoản vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn= Dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ * 100%
Ngân hàng thường khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới một mức nào đó để đảm bảo hoạt động cho vay an toàn và hiệu quả. Nếu tỷ lệ này vượt quá tỷ lệ cho phép, Ngân
21
hàng sẽ phải chịu những giám sát của Ngân hàng nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền để xem xét các hoạt động của Ngân hàng, nhằm cơ cấu lại Ngân hàng trở về hoạt động hiệu quả nếu không sẽ chịu sát nhập hoặc loại bỏ.
1.2.3.5. Số lượng khách hàng
Thông thường giá trị của một khoản cho vay mua ô tô là tương đối lớn nên nếu gia tăng được số lượng khách hàng thì cũng đồng nghĩa với doanh số cho vay và dư nợ có thể tăng cao. Ngoài ra, còn phải tính đến giá trị cho mỗi khoản Khách hàng vay là lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, nếu gia tăng số lượng khách sử dụng dịch vụ cho vay này, dù giá trị khoản vay là lớn hay nhỏ thì cũng đều mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng, không chỉ là lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay mua ô tô mà còn nhiều lợi ích khác như đã phân tích ở trên.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần xem xét gia tăng lượng khách hàng của mình ở mỗi nhóm KHCN hay KHDN một cách hợp lý, vì mỗi nhóm khách hàng có nhu cầu, khả năng tài chính cũng như các đặc điểm khi đi vay khác nhau. Vì vậy, số lượng khách hàng mua ô tô đối với mỗi nhóm trên tổng lượng cho vay là phải khác nhau.
1.2.3.6. Thị phần cho vay
Hoạt động cho vay mua ô tô hay bất kỳ một dịch vụ cho vay nào khác có hiệu quả hay không còn cần xem xét đến thị phần của Ngân hàng đang xem xét với các Ngân hàng khác (những đối thủ cạnh tranh trực tiếp) hoặc các Định chế tài chính khác hoặc các tổ chức có thực hiện cho vay mua ô tô theo hình thức khác (đối thủ gián tiếp).
Khi nền kinh tế phát triển tốt, có sự gia tăng về mặt dư nợ, doanh số cho vay và số lượng khách hàng tốt nhưng thị phần của Ngân hàng lại giảm sút thì có thể thấy được sức cạnh tranh của Ngân hàng trong lĩnh vực này đang giảm sút. Các Ngân hàng khác đã mở rộng được thị phần nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn, một điều đáng báo động cho tình trạng kinh doanh sản phẩm này của Ngân hàng.
Nếu trong thời kỳ suy thoái, doanh số cho vay và dư nợ có thể giảm sút nhưng thị phần của Ngân hàng vẫn gia tăng thì lại chứng tỏ Ngân hàng đang thực hiện kinh doanh rất tốt sản phẩm và đang mở rộng được thị phần của mình, chiếm
22
được niềm tin của khách hàng. Thị phần của Ngân hàng cần phân tích trong mối tương quan với các Ngân hàng khác, nhất là khi có sự xuất hiện của những Ngân hàng mới cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay mua ô tô.