Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay bán lẻ đối với sản phầm ô tô tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY BÁN LẺ SẢN PHẨM Ô TÔ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.3 Đánh giá thực trạng cho vay bán lẻ sản phẩm ô tô tại Vietcombank Hà Nội

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thế mạnh thì trong hoạt động cho vay bán lẻ mua ô tô của Vietcombank vẫn còn tồn tại những điểm yếu cần được khắc phục.

Thứ nhất, phương thức giải ngân hạn chế:

Sau khi được phê duyệt chấp thuận cho khách hàng vay vốn, thủ tục giải ngân sẽ được tiến hành theo một trong hai phương thức sau:

- Giải ngân theo giấy hẹn lấy đăng ký xe: Sau khi khách hàng có phiếu hẹn lấy đăng k xe, Vietcombank sẽ tiến hành giải ngân. Ưu điểm của cách làm này là nhanh chóng, rút ngắn thời gian từ khi có quyết định cấp tín dụng đến lúc giải ngân, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cần chi tiêu ngay lập tức, do đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay vốn.

Tuy vậy, phương thức này cũng có những hạn chế về rủi ro cho Ngân hàng do những nguyên nhân sau:

 Rủi ro xuất phát từ tư cách đạo đức của khách hàng

Rủi ro rất lớn của phương thức này là: sau khi đưa giấy hẹn lấy xe cho nhân viên đại lý bán xe khách hàng vẫn có thể lấy lý do là làm mất giấy hẹn và quay trở lại cơ quan đăng k để làm thủ tục lấy đăng k xe mà không cần thông qua Ngân hàng Vietcombank.

50

 Nhân viên đại lý bán xe làm mất giấy hẹn đăng k xe của khách hàng Nếu nhân viên đại lý bán xe làm mất giấy hẹn lấy đăng k xe của khách sẽ làm chậm trễ trong việc lấy đăng k xe, điều này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân

- Giải ngân theo đăng ký xe: Với cách thức này, Vietcombank chỉ giải ngân chỉ khi khách hàng đã lấy được đăng k xe. Phương thức này có ưu điểm là an toàn vì Ngân hàng là người giữ bản chính giấy đăng k xe. Tuy nhiên, phương thức này sẽ kéo dài thời gian giải ngân cho khách hàng. hi đó, Sản phẩm tín dụng sẽ giảm sự hấp dẫn vì đa phần các khách hàng luôn muốn có xe sớm khi đã mua xe.

Thứ hai, thị phần bị canh tranh:

Trong thời điểm hiện nay, sự tham gia vào thị trường Ngân hàng không chỉ các đơn vị trong nước mà còn có cả các Ngân hàng nước ngoài (ANZ, HSBC, Shinhanbank, Hongleonbank…) cũng tham gia vào cuộc chơi với các chính sách linh hoạt, ưu đãi cả về lãi suất vả thủ tục. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn các gói vay và thời gian trả nợ. Bên cạnh các ưu đãi cho khách hàng, các Ngân hàng TMCP tư nhân và các Ngân hàng nước ngoài còn có chính sách hoa hồng cao cho các kênh phân phối so với thông lệ bình thường của Vietcombank.

Ngoài các NHTM, các tổ chức tín dụng khác và các Công ty tài chính cũng tham gia khiến cho thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các đối tượng này có sự linh hoạt về chính sách và tài chính hiệu quả hơn rất nhiều so với Vietcombank do đó có rất nhiều trường hợp vì sự chậm trễ và kém linh hoạt này mà để mất rất nhiều hợp đồng lớn và khách hàng có năng lực tài chính tốt.

Bên cạnh đó việc tham gia thị trường bán lẻ chậm hơn các đối thủ cạnh tranh và sự cồng kềnh trong bộ máy so với đối thủ dễ dẫn đến mất khách hàng và đánh mất thị phần vào các ngân hàng khác.

Thứ b , chư thực hiện phương thức cho vay gián tiếp thông qu đại lý bán xe:

Hiện nay, Vietcombank chỉ triển khai phương thức cho vay trực tiếp đối với khách hàng mua xe ô tô, còn phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán xe vẫn chưa được áp dụng do gặp nhiều vướng mắc về chủ trương và chính sách.

51

Vietcombank đã kí hợp đồng liên kết với nhiều hãng xe lớn nhưng hai bên mới chỉ dừng lại ở mức hỗ trợ nhau về mặt giới thiệu khách hàng. Các hãng xe đóng vai trò trung gian. Còn với hình thức cho vay gián tiếp thông qua các đại l thì đại lý sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay của Ngân hàng. hi đó, đại lý bán xe chịu trách nhiệm thu tiền của khách hàng, sau đó nộp lại cho ngân hàng. Nếu có thể triển khai phương thức này, Vietcombank sẽ giảm được một lượng chi phí nhất định, giảm thiểu mức độ rủi ro và san sẻ trách nhiệm cho đại lý bán xe. Tuy nhiên hiện nay chưa có một cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn cách thức triển khai cụ thể dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện triển khai.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Mặc dù Vietcombank là một trong những ngân hàng lớn và uy tín trong hệ thống NHTM của Việt Nam nhưng trên thực tế vị thế của Vietcombank trong lĩnh vực hoạt động cho vay bán lẻ ô tô còn khá khiêm tốn với hình ảnh và thương hiệu chưa thực sự chiếm ưu thế trên thị trường. Hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân khách quan:

Môi trường pháp lý

ôi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Vietcombank nói chung và hoạt động triển khai sản phầm cho vay mua ôtô nói riêng. Trong những năm gần đây, hệ thống các văn bản pháp luật đã có sự thay đổi đáng kể tuy nhiên nội dung các văn bản mâu thuẫn, chồng chéo nhau dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng.

Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự thay đổi liên tục trong chính sách thuế nhập khẩu xe cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay vì thuế là yếu tố tác động lên giá mua ô tô. Chính phủ đang cố gắng bảo vệ ngành sản xuất ô tô trong nước và tăng tỷ lệ nội địa hóa nên quy định về thuế nhập khẩu rất cao, do đó cũng hạn chế nhu cầu mua ô tô của người dân. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động vay mua ô tô.

52

Môi trường kinh tế - xã hội

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá là tăng trưởng ổn định, tốc độ đô thị hóa thuộc loại cao so với các nước đang phát triển, tuy nhiên thực tế nền kinh tế vẫn chưa thật sự ổn định. Việt nam dễ bị tác động bởi các yếu tố bất ổn trên thế giới từ Chiến tranh Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tình trạng chủ nghĩa bảo hộ giữa các quốc gia, tình hình suy thoái kinh tế, dịch bệnh toàn cầu, tình trạng nóng lên toàn cầu do hiệu ứng khí thải đặc biệt là ô tô trong các đô thị dẫn đến việc thắt chặt các chính sách thuế quan những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng cũng như chất lượng của hoạt động cho vay bán lẻ mua ô tô tại Vietcombank.

Đối thủ cạnh tranh

Có thể dễ dàng nhìn thấy sự cạnh tranh trong nước của các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong sản phẩm tín dụng vay mua ô tô. Tất cả các phân khúc và các loại hình sản phẩm tín dụng đều có sự canh tranh rất cao từ lãi suất đến chính sách…. Hoạt động cho vay bán lẻ mua ôtô được đánh giá là giàu tiềm năng và sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai.

Do đó, tất cả các Ngân hàng ngày càng chú đến việc triển khai dịch vụ này. Cùng với các Ngân hàng, các công ty tài chính cũng tập trung triển khai các sản phẩm để thu hút khách hàng trong thị trường đầy tiểm năng này như: công ty tài chính HASICO, công ty tài chính Sài Gòn, F88….. ột thị trường cạnh tranh liên tục, các ngân hàng T CP tư nhân và nước ngoài cùng với các Công ty tài chính có tiềm lực mạnh sẽ dễ dàng vượt lên hơn so với Vietcombank là ngân hàng có vốn Nhà nước.

Khách hàng

Do thói quen tiêu dùng của người dân từ lâu đời, khi mua sắm họ sẽ sử dụng tiền mặt hơn là đi vay, hình thức này với phần lớn người dân trên 40 tuổi là khá mới mẻ và không dễ gì thích nghi ngay được. Bên cạnh đó một bộ phận người dân chưa được tiếp xúc với các phương tiện thông tin truyền thông để hiểu một cách đầy đủ về sản phẩm tín dụng cho vay mua ô tô dẫn đến việc có nhu cầu nhưng không biết

53

đặt vấn đề vay vốn. Đây là một nhân tố đòi hỏi sự cố gắng không chỉ của bản thân Vietcombank, mà của toàn xã hội.

Nguyên nhân chủ quan:

Đội ngũ nhân viên trẻ, ít kinh nghiệm

Vietcombank cũng tuyển đội ngũ nhân viên trẻ là năng động, nhiệt huyết tuy vậy các cán bộ này thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là cách ứng xử với khách hàng có thu nhập cao. Đây không chỉ là vấn đề của Vietcombank mà các ngân hàng khác cũng gặp vấn đề tương tự. Sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, trong nhiều trường hợp dẫn tới những tổn thất cho Vietcombank, nhất là khâu thẩm định khách hàng.

Sự phối hợp giữa các bộ phận chƣ thực sự đem lại hiệu quả

Vietcombank là ngân hàng có quy môt hoạt động lớn, tuy nhiên một số bộ phận chưa thực sự hoạt động hiệu quả dẫn đến tình trạng hồ sơ luân chuyển phê duyệt chậm trễ tạo nên những bất lợi trong việc thu hút các khách hàng. Việc lôi kéo khách giữa các Chi nhánh, các Sở giao dịch mới đang từng bước được khắc phục đảm bảo sự phát triển bền vững và cạnh tranh lành mạnh trong toàn hệ thống.

Chính sách M rketing chƣ đƣợc chú trọng

Hoạt động cho vay bán lẻ gần đây mới được Vietcombank chú trọng đẩy mạnh phát triển bên cạnh hoạt động cho vay bán buôn truyền thống và có nhiều thế mạnh. Do đó, hoạt động Marketing về mảng sản phẩm bán lẻ, trong đó có cho vay bán lẻ mua ô tô còn chưa được chú trọng đẩy mạnh. Một số sản phẩm dịch vụ mới chưa được quảng bá giới thiệu đến những khách hàng đang thực sự có nhu cầu mà chưa được biết đến Vietcombank.

54

3.1. Mục tiêu và định hướng mở rộng cho vay bán lẻ củ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt N m – Chi nhánh Hà Nội đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ giai đoạn 2021 – 2025

Xuất phát từ mục tiêu, sứ mệnh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Vietcombank Hà Nội xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2025: Vietcombank Hà Nội phấn đấu trở thành ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu tại địa bàn Hà Nội, với những mục tiêu cụ thể như sau:

- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn với với chất lượng tín dụng.

Phấn đấu tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến năm 2025 dự kiến dư nợ tín dụng đạt 18.500 tỷ đồng.

- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững, hiệu quả, tăng nguồn vốn huy động từ dân cư. Phấn đấu tăng trưởng huy động vốn bình quân 10%/năm, đến năm 2025 dự kiến đạt 20.500 tỷ đồng.

- Phát triển ngân hàng bán lẻ: Tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực dành cho hoạt động bán lẻ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán lẻ.

- Thu dịch vụ: Tăng thu các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ mới, phấn đấu tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến 2025 thu dịch vụ ròng đạt 200 tỷ đồng.

- Lợi nhuận trước thuế: Tăng trưởng bình quân 10%/năm, đến 2025 đạt 700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ đến năm 2025

Tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng chung của Vietcombank, định hướng ngành của Vietcombank và chỉ đạo của Ban giám đốc:

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay bán lẻ đối với sản phầm ô tô tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh hà nội (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)