1.1. Tổng quan về chứng quyền có bảo đảm
1.1.5. Tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm
Chỉ các công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện về hiệu quả kinh doanh, quy mô vốn chủ sở hữu theo quy định tại điều 1, khoản 21 Nghị định 60/2015/NĐ- CP mới được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm, cụ thể như sau:
“12. Công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện dưới đây được chào bán chứng quyền có bảo đảm:
a) Không có lỗ lũy kế, có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 1.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán của năm gần nhất và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã kiểm toán soát xét;
b) Được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
c) Ký quỹ chứng khoán cơ sở hoặc tiền để bảo đảm thanh toán cho đợt chào bán tại ngân hàng lưu ký không phải là người có liên quan;
d) Không bị đặt trong tình trạng cảnh báo, tạm ngừng hoạt động, đình chỉ hoạt động hoặc trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
đ) Báo cáo tài chính của năm liền trước đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán được chấp thuận không có ngoại trừ.
13. Việc chào bán chứng quyền có bảo đảm phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chào bán
15
chứng quyền có bảo đảm; mức ký quỹ, loại chứng khoán cơ sở, tiêu chí về thanh khoản, vốn hóa thị trường, tỷ lệ tự do chuyển nhượng của chứng khoán cơ sở, quy mô của các đợt chào bán và các chỉ tiêu tài chính của tổ chức phát hành chứng khoán cơ sở, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
Hiểu một cách đơn giản, Tổ chức phát hành chỉ được chào bán chứng quyền trong hạn mức chào bán được quy định cụ thể tại quy chế của Ủy Ban Chứng Khoán như sau:
Đối với một chứng khoán cơ sở: số lượng cổ phiếu quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành của tất cả tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
Đối với một đợt phát hành: số lượng cổ phiếu quy đổi từ chứng quyền trong một đợt chào bán của một tổ chức phát hành không vượt quá hạn mức so với tổng số cổ phiếu tự do chuyển nhượng.
Đối với một công ty chứng khoán: tổng giá trị chứng quyền đã phát hành và đăng ký phát hành của một tổ chức phát hành, không tính số chứng quyền đã hủy niêm yết hoặc đã đáo hạn, không được vượt quá hạn mức so với giá trị vốn khả dụng của tổ chức đó. Hạn mức này được áp dụng trong thời gian Ủy ban chứng khoán Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận chào bán chứng quyền.
1.1.6. Các ế tố ảnh hưởng đến giá của một chứng quyền có bảo đảm
Như đã tìm hiểu về thông tin cơ bản của một chứng quyền, ta nhận thấy CW liên quan đến tài sản đảm bảo hay chứng khoán cơ sở, giá thực hiện, thời hạn chứng quyền. Chính vì vậy nên CW luôn chịu tác động bởi các yếu tố này, cụ thể như sau:
Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: đây là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Và mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ phản ánh các tác động trực tiếp đến giá của chứng quyền.
Thời gian đáo hạn: chứng quyền thường có kỳ hạn từ 3 tháng đến một năm, nó thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao, kèm theo đó là độ rủi ro cũng sẽ cao hơn vì khoảng thời gian biến động thị trường sẽ dài hơn, mức độ chính xác về dự đoán xu hướng CKCS của NĐT sẽ giảm đi.
16
Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của CKCS. Như chúng ta đã tìm hiểu chứng quyền có tài sản bảo đảm là CKCS, chính vì vậy nó luôn bị tác động bởi giá thị trường của CKCS. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của chứng quyền cũng cao. Có 2 loại biến động giá của CKCS:
Biến động lịch sử (historical volatility): được đo lường bởi sự thay đổi của giá CKCS trong quá khứ.
Biến động hàm ý (implied volatility): được tính toán căn cứ trên giá hiện tại của chứng quyền. Độ biến động này thể hiện sự đánh giá của thị trường về mức độ mà giá của chứng khoán cơ sở sẽ biến động trong vòng đời của chứng quyền.
Lãi suất: Nhiều NĐT còn chưa biết biến động lãi suất tăng/giảm cũng sẽ tác động đến việc xác định giá của CW. Một ví dụ để ta có thể hiểu rõ hơn như sau: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho chứng quyền mua và ít hơn đối với chứng quyền bán.
1.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa giá chứng quyền và giá chứng khoán cơ sở
Theo phần kiến thức tìm hiểu được, CW có tài sản bảo đảm là các chứng khoán cơ sở, cũng như đã đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến giá của một chứng quyền ta thấy được giá chứng khoán cơ sở sẽ có tác động lên giá chứng quyền. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, giá chứng quyền và giá chứng khoán cơ sở có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau chứ không chỉ có giá chứng khoán cơ sở tác động lên giá chứng quyền. Chính vì vậy, ở phần này cần phải làm rõ được mối quan hệ giữa giá CW và giá CKCS dựa trên hai chiều tác động cụ thể như sau:
17
Chiề tác động thứ 1 – Thời điểm phát hành và đáo hạn chứng quyền có tác động lên giá CKCS
Trước và sau thời điểm phát hành chứng quyền, TCPH có thể sẽ có hành động gom các CKCS trước bởi sau khi thực hiện bán CW cho NĐT, TCPH buộc mua một lượng cổ phiếu cơ sở nhất định theo phương án phòng ngừa rủi ro đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN). Hành động này sẽ tác động làm tăng giá CKCS trong một khoảng thời gian, sau đó sẽ trở về đúng với quy luật cung cầu rên thị trường. Bên cạnh đó, giao dịch chứng quyền có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn bởi sức hấp dẫn của tính đòn bẩy, điều này có thể khiến giá cổ phiếu cơ bản tăng biến động. Sự tồn tại của giao dịch chứng quyền có thể gây ra sự chuyển hướng giao dịch từ thị trường CKCS sang CW. Nếu sự ra đời của CW thu hút một lượng đáng kể khối lượng giao dịch khỏi CKCS, điều này có thể dẫn đến giảm KLGD chứng khoán. Sự suy giảm thanh khoản sau đó có thể làm tăng sự biến động giá cổ phiếu. Ngược lại, trường hợp với các cổ đông đang nắm giữ CKCS có tâm lý e ngại rủi ro về tính bất ổn của CW. Chính vì vậy, khi CW được phát hành sẽ dẫn đến quyết định bán tháo các CKCS của các cổ đông này, hiện tượng này sẽ làm giảm giá CKCS.
Tương tự, tại thời điểm sát ngày đáo hạn chứng quyền, giá cổ phiếu CKCS cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, trước thời điểm đáo hạn đối với quyền chọn mua cổ phiếu, sẽ có thể dẫn đến áp lực giảm giá đối với cổ phiếu cơ sở áp lực tăng giá ngay sau đó. Áp lực giảm giá chứng khoán này có thể là do các hoạt động chênh lệch giá và điều chỉnh vị thế của các TCPH và NĐT quyền chọn. Thời điểm này, TCPH có thể sẽ có những hành động thao túng làm giảm giá CKCS để làm giảm bớt nghĩa vụ thanh toán, thực hiện quyền cho NĐT.
Chiề tác động thứ hai – biến động giá CKCS tác động lên biến động giá chứng quyền
Như đã tìm hiểu, giá trị thị trường chứng khoán cơ sở là một trong hai yếu tố để xác định giá trị nôi tại của CW (là khoản chênh lệch giữa giá CKCS và giá thực hiện quyền). Khi giá CKCS biến động sẽ làm cho giá trị nội tại của CW biến động, theo đó là giá của CW sẽ biến động (giá CW = giá trị nội tại + giá trị thời gian).
18
Ngoài ra, biến động của chứng khoán cơ sở (mức độ dao động giá) cũng sẽ ảnh hưởng lên giá của CW, cụ thể nếu chứng khoán cơ sở có mức độ biến động càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận tiềm năng của nhà đầu tư càng lớn nhờ chênh lệch giữa giá CKCS và giá thực hiện quyền (giá trị nội tại), do đó giá trị của CW càng cao và ngược lại. Và tuỳ theo loại CW và tuỳ theo loại CKCS mà mức độ của tác động này có thể khác biệt nhau.
19