Thực trạng phát hành

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chứng quyền có bảo đảm và biến động giá chứng khoán cơ sở bằng chứng thực nghiệm từ event study và mô hình var (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ GIAO DỊCH CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM HIỆN NAY TRÊN THỊ RƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.2. Thực trạng phát hành và giao dịch chứng quyền có bảo đảm tại Việt

2.2.1. Thực trạng phát hành

Hiện tại tính đến năm 2021, Việt Nam chỉ đang triển khai phát hành và thực hiện giao dịch với sản phẩm là chứng quyền mua, hình thức theo kiểu Châu Âu – chỉ cho phép thanh toán khi đáo hạn CW và được TCPH thanh toán bằng tiền mặt khi đến hạn thay vì thanh toán bằng cổ phiếu.

Hình 2.1: Tổng hợp mã CW đầ tiên được niêm yết trên TTCK Việt Nam

Nguồn: NDH tổng hợp năm 2019 Ngày 28/06/2019 – ngày giao dịch đầu tiên của CW trên sàn HOSE, với 10 mã chứng quyền kỳ hạn từ 3-6 tháng có tài sản cơ sở là các mã cổ phiếu FPT, HPG, MBB, MW , PNJ và VNM do 7 CTCK có đủ năng lực về tài chính, ngoài ra đáp ứng đủ điều kiện của UBCKNN phát hành (Hình 2.1).

Từ số liệu tổng hợp được sau ngày giao dịch đầu tiên, tổng giá trị đăng kí chào bán ngày đầu tiên 28,9 triệu CW, giá trị đạt 104 tỷ VND. Trong đó, số lượng CW đã phân phối cuối cùng đạt được là 8.622.250 CW, tương đương 39,37% tổng khối lượng CW đăng kí chào bán, trong đó đã có được 4 sản phẩm được chào bán hết 100% số lượng cho các NĐT.

22

Hình 2.2: Chi tiết giao dịch chứng quyền ngày 28/06/2019

Ghi chú: KL - Khối lượng (đơn vị: chứng quyền); GT – Giá trị (đơn vị: triệu đồng) Nguồn: Vietstock (2019) Từ tổng hợp chi tiết giao dịch của chứng quyền ngày đầu tiên theo Vietstock (2019), sau kết thúc phiên thì đã có khoảng 2,94 triệu được giao dịch, giá trị tương đương đạt hơn 5,6 tỷ đồng. Trong đó có 7 trên 10 mã chứng quyền biến động tăng, mã tăng cao nhất là CFPT1901 do VNDS phát hành, tỷ lệ tăng là 41.36%, đây cũng là mã có lượng giao dịch cao nhất 831,440 chứng quyền tương đương với giá trị khoảng 1.7 tỷ đồng. Bên cạnh đó là 3 mã còn lại có biến động giảm, mã giảm nhiều nhất là CHPG1903 do VPS phát hành, tỷ lệ giảm là 18.37%, đây cũng là mã có khối lượng giao dịch thấp nhất 37.350 chứng quyền tương đương giá trị là 42 triệu đồng.

Hình 2.3: Chi tiết giao dịch khớp lệnh NĐ NN

Ghi chú: KL - Khối lượng (đơn vị: chứng quyền); GT – Giá trị (đơn vị: triệu đồng) N

Nguồn: Vietstock (2019) Bên cạnh số liệu về khối lượng giao dịch chứng quyền chung thì ta cũng cần quan tâm riêng về khối lượng giao dịch của NĐTNN. Theo như số liệu chi tiết ta thấy được ngày giao dịch đầu tiên khối ngoại bán ròng 459.890 chứng quyền, tổng

23

giá trị bán ròng tương ứng là khoảng 500 triệu đồng. Trong đó, CVNM1901 và CHP 1902 do KIS phát hành là 2 mã được tập trung bán ròng, tương ứng với giá trị lần lượt là trên 300 triệu đồng và 171 triệu đồng. Điều này phần nào đã phản ánh tại thời điểm ban đầu, CW trên TTCK Việt Nam chưa đủ điều kiện để có thể hấp dẫn được NĐTNN. Nguyên nhân có thể do kỳ hạn chứng quyền còn chưa đa dạng, tỷ lệ chuyển đổi và giá thực hiện chưa thực sự phù hợp với yêu cầu đầu tư của NĐTNN.

Đến thời điểm hiện tại, tháng 4 năm 2021, sau khoảng gần hai năm giao dịch, theo số liệu thống kê được thì TTCK Việt Nam đã có 10 CTCK đã niêm yết và chào bán CW với kỳ hạn từ 3 – 12 tháng, chi tiết số đợt phát hành của 10 CTCK trình bày trong bảng 2.1 dưới đây.

Tổng số đợt phát hành của các CTCK là 235 đợt với số lượng CW đã niêm yết 337 mã CW, gấp gần 34 lần so với thời điểm ban đầu, thể hiện một tốc độ gia tăng khá nhanh. Trong đó đã có 248 mã đáo hạn và hiện tại còn 86 mã đang trong kỳ hạn và được giao dịch tính đến ngày 30/04/2021. Tuy nhiên số đợt phát hành chưa được đồng đều giữa các CTCK. Chủ yếu tham gia phát hành CW đến từ KIS (71 đợt), HSC (57 đợt), SSI (43 đợt), MBS (39 đợt). Thêm vào đó, số lượng các CTCK tham gia phát hành CW cũng đang chiếm tỉ trong vô cùng thấp so với số CTCK đang hoạt động tại TTCK Việt Nam.

Và thực tại, theo tổng hợp của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, hiện đang có 23 mã chứng khoán cơ sở đủ điều kiện là tài sản cơ sở cho CW, cụ thể trong bảng 2.2.

Bảng 2.1: Số đợt phát hành của các công ty chứng khoán tính đến tháng 04 năm 2021

Tên viết tắt Tên tổ chức phát hành Tổng số đợt

phát hành

VPS CTCP CK VPS 2

BSC CTCP CK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2

MBS CTCP CK MB 39

KIS CTCP CK KIS Việt Nam 71

HSC CTCP CK TP.Hồ Chí Minh 57

SSI CTCP CK SSI 43

VNDS CTCP CK VNDIRECT 11

VCSC CTCP CK Bản Việt 7

ACBS CTCP CK ACB 3

BSI CTCP CK BETA 1

Ghi chú: CTCP CK – Công ty cổ phần Chứng Khoán

Nguồn: HSX (2021)

24

Bảng 2.2: Tổng hợp các mã cổ phiế đủ điều kiện là CKCS của CW (áp dụng từ 27/03/2020 đến nay)

STT Mã CK Tên doanh nghiệp STT Mã CK Tên doanh nghiệp

1 REE CTCP Cơ Điện Lạnh 13 HDB NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

2 SSI CTCP CK SSI 14 TPB NHTMCP Tiên Phong

3 VIC Tập đoàn Vingroup - CTCP 15 MBB NHTMCP Quân Đội 4 STB NHTMCP Sài òn Thương

Tín

16 TCB NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam

5 SBT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa

17 FPT Công ty Cổ phần FPT

6 KDH CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền

18 VNM CTCP Sữa Việt Nam

7 HPG CTCP Tập đoàn Hòa Phát 19 VJC CTCP Hàng không VietJet 8 MSN CTCP Tập đoàn MaSan 20 PNJ CTCP Vàng bạc Đá quý

Phú Nhuận 9 MWG CTCP Đầu tư Thế Giới Di

Động

21 VPB NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

10 VHM CTCP Vinhomes 22 NVL CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va

11 TCH CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy

23 PDR CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt

12 VRE CTCP Vincom Retail

Ghi chú: STT – số thứ tự; CK - Chứng khoán, NHTMCP – Ngân hàng thương mại cổ phần; CTCP – Công ty cổ phần

Nguồn: HSX (2021) Như bảng thống kê, ta thấy được 23 mã cổ phiếu này đều là các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh các lĩnh vực cốt lõi trong nền kinh tế như bất đông sản, tài chính, vật liệu xây dựng, … mà còn là các doanh nghiệp có định hướng chiến lược phát triển tốt và tiềm năng tăng trưởng cao. Đây là một trong các yếu tố giúp các NĐT có được kỳ vọng tốt hơn khi đầu tư vào CW.

Từ đây, với tốc độ gia tăng của các mã CW, các mã CKCS và sự tham gia phát hành của các TCPH chứng quyền cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK

25

Việt Nam hiện nay, ta được quyền kỳ vọng hơn nữa về sự phát triển CW một cách bền vững hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chứng quyền có bảo đảm và biến động giá chứng khoán cơ sở bằng chứng thực nghiệm từ event study và mô hình var (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)