Thực trạng giao dịch

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chứng quyền có bảo đảm và biến động giá chứng khoán cơ sở bằng chứng thực nghiệm từ event study và mô hình var (Trang 34 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ GIAO DỊCH CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM HIỆN NAY TRÊN THỊ RƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.2. Thực trạng phát hành và giao dịch chứng quyền có bảo đảm tại Việt

2.2.2. Thực trạng giao dịch

Thứ nhất, về số lượng chứng quyền có bảo đảm được niêm yết, giao dịch trên thị trường.

Theo thống của Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HSX), tính từ ngày giao dịch đầu tiên 28/06/2019 tính đến thời điểm hiện tại 03/05/2021, TTCK Việt Nam hiện đã có 337 mã CW được phát hành và niêm yết trên HSX bởi 10 CTCK, tăng lên gấp gần 34 lần trong vòng gần 2 năm giao dịch (từ 10 mã lên 337 mã). Trong đó có 251 mã CW đã đáo hạn và 86 mã hiện vẫn đang giao dịch, chi tiết trong bảng 2.3.

Bảng 2.3: Số lượng CW hiện đang được giao dịch trên TTCK Việt Nam tính đến ngày 03/05/2021.

Toàn thị trường CW

Số mã CK niêm yết (1 CK) 529,00 86,00

Tỉ trọng(%) 16,26

Khối lượng niêm yết (1.000 CK) 104.976.223,13 318.700,00

Tỉ trọng(%) 0,30

Giá trị niêm yết (Triệu đồng) 1.070.281.687,08 813.100,00

Tỉ trọng(%) 0,08

Nguồn: HSX (2021) Từ bảng số liệu 2.3, số mã CW đang được niêm yết giao dịch tính đến 03/05/2021 chiếm 16,26% tổng số mã trên thị trường, tương đương 86 mã CW và tổng khối lượng niêm yết tương ứng với 86 mã là 318,7 triệu CW chiếm 0,3% toàn khối lượng thị trường, ứng với giá trị niêm yết là 813,1 tỷ; tức chiếm 0,08% toàn giá trị thị trường.

Với tỷ trọng về khối lượng, giá trị sau 2 năm trên thị trường cùng với số lượng mã CW tăng dần theo HSX thống kê, thì CW hiện đang ngày càng nhận được

26

quan tâm nhiều hơn bởi TCPH và các NĐT. Từ đây, có thể kỳ vọng sản phẩm CW ngày sẽ được hoàn thiện hơn và đa dạng các loại mã, kỳ hạn của CW, để có thể hấp dẫn, phù hợp với quan điểm đầu tư mỗi NĐT trên thị trường.

Thứ hai, về quy mô giao dịch (khối lượng và giá trị giao dịch) CW Bảng 2.4: Quy mô giao dịch khớp lệnh CW trên TTCK Việt Nam từ

28/0 /2019 đến 12/04/2021

Thống kê GD Thống kê GD khớp lệnh Đặt mua Đặt bán

Tổng KL (100 CW)

Tổng GT (triệu đồng)

Tổng KL (100 CW)

Tổng GT (triệu đồng)

S đặt mua

K đặt bán (triệu đồng)

S đặt bán

K đặt bán (triệu đồng)

50.808.722 ,40

13.153.490 ,87

50.738.135 ,70

13.117.476 ,57

6.967.9 90

4.128.687.03 1,2

5.956.5 43

2.422.893.41 9,70

Ghi chú: KL – Khối lượng; SL – Số lần

Nguồn: HSX (2021) Từ bảng số liệu tổng hợp của HSX, tổng quy mô khối lượng giao dịch CW trên TTCK Việt Nam sau gần 2 năm được ra mắt đến hiện nay đã lên tới hơn 5 tỷ đơn vị chứng quyền với tổng giá trị giao dịch tương đương là 13.153 tỷ VNĐ.

Với số liệu về số lượng CW được niêm yết giao dịch và trên thị trường, CW của Việt Nam được đánh giá phát triển tích cực và tạo ra được thanh khoản tương đối lớn cho TTCK Việt Nam, mở rộng cơ hội đầu tư cho NĐT với tỷ lệ đòn bẩy cao, kèm theo mức rủi ro cũng tăng lên. Tuy nhiên, CW hiện vẫn chưa được biết đến nhiều và cần có các kế hoạch phát triển sản phẩm và công tác quản ly chặt chẽ hơn nữa trong thời điểm TTCK Việt Nam tăng nóng tới đây để tránh được các rủi ro cho NĐT.

2.2.2.2. Thanh khoản thị trường

27 Thanh khoản thị trường

Bảng 2.5: Tình hình giao dịch CW theo tháng từ tháng 0 /2020 đến tháng 04/2021 Đơn vị tính: Khối lượng:100 CW; giá: nghìn đồng; giá trị: triệu đồng.

Tháng Khớp lệnh Thỏa thuận

Khối lượng Giá trị Khối lượng iá trị

04/2021 5.063.829,00 2.327.041,92 0,00 0,00

03/2021 4.511.228,00 1.766.408,78 0,00 0,00

02/2021 3.594.884,00 1.427.537,13 0,00 0,00

01/2021 6.454.574,00 2.398.666,87 32.768,60 12.447,03

12/2020 7.030.535,00 1.921.073,99 25.789,20 18.240,57

11/2020 5.038.551,20 1.143.068,13 380,00 121,60

10/2020 4.148.518,20 802.920,53 0,00 0,00

09/2020 2.438.537,20 368.050,76 0,00 0,00

08/2020 1.812.757,90 252.226,23 340,00 65,62

07/2020 1.385.036,70 191.902,98 0,00 0,00

06/2020 1.764.664,10 214.509,17 200,00 25,00

Nguồn: HSX (2021)

28

Biể đồ 2.1: Biể đồ giá trị giao dịch CW theo tháng từ 05/2020 – 04/2021

Nguồn: HSX (2021) Theo số liệu thống kê từ HSX, những tháng giữa năm 2020, do tác động đến từ dịch bệnh Covid 2019 khiến nền kinh tế có sự giảm sút nghiêm trọng tại Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu, chính vì vậy thanh khoản TTCK cũng giảm mạnh.

Cụ thể trong tháng 6 năm 2020, K D CW chỉ đạt khoảng 176,466 triệu chứng quyền.

Tuy nhiên, đến tháng 10 năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, nền kinh tế quay trở lại hoạt động ổn định, theo đó là sự phục hồi cho TTCK Việt Nam. Tính riêng thanh khoản của CW trong tháng 10 năm 2020 này khối lượng đã tăng lên đạt khoảng 414,85 triệu chứng quyền, tương đương tăng gấp khoảng 2,35 lần so với tháng 6 năm 2020 (chỉ sau 3 tháng).

Đặc biệt, sự phục hồi lạc quan của TTCK được phản ánh rõ rệt nhất trong tháng 12 năm 2020 và tháng 01 năm 2021 khi K D chứng quyền tăng mạnh. Cụ thể, trong tháng 12 năm 2020, K D đạt khoảng 703,053 triệu CW, tương đương thanh khoản về giá trị đạt khoảng 1.921 tỷ đồng (chưa tính giá trị giao dịch thỏa thuận). Diễn biến thị trường tiếp tục tăng trong tháng 01 năm 2021, K D lên tới 645,457 triệu CW, tương đương giá trị giao dịch (GTGD) là 2.398 tỷ đồng (chưa tính GTGD thỏa thuận) cao gấp 23 lần so với thời điểm ban đầu (ngày 28/06/2019, GTGD chứng quyền khoảng 104 tỷ đồng) và chỉ trong tháng 1 này, tỷ lệ giá trị giao

29

dịch chứng quyền chiếm đến khoảng 18,23% tổng giá trị giao dịch từ 2019 đến hiện tại (tổng GTGD từ 2019 đến 15 tháng 4 năm 2021 là khoảng 13.153 tỷ đồng- bảng 2.2, theo thống kê của HSX.vn, 2021). Mặc dù trong ngày 28 tháng 1 năm 2021, VNIndex đã có một phiên giảm mạnh, đóng cửa giảm 39 điểm, thậm chí trong khung thời gian giao dịch đã có thời điểm giảm đến hơn 50 điểm bởi sự bán tháo do tâm lý sợ hãi khi tin dich bệnh nguy cơ bùng phát trở lại cùng với sự thận trọng biến động thị trường sau kỳ nghỉ lễ Nguyên Đán kéo dài, điều này đã ít nhiều đã ảnh hưởng lên biến động giá chứng quyền. Chính vì vậy, thanh khoản trong tháng 2 và tháng 3 năm 2021 đã có sự sụt giảm nhẹ, tuy nhiên đến tháng 4 đã phục hồi tích cực hơn.

Qua đó, ta có thể đưa ra quan điểm rằng sản phẩm CW đã thu hút được ổn định một phần NĐT trên thị trường chứng khoán. Nhờ tín hiệu tích cực này, các TCPH sẽ cần phải quan tâm hoàn thiện và phát triển CW hơn nữa để đáp ứng được điều kiện, nhu cầu đầu tư, bên cạnh đó là phải đem lại những lợi ích đến NĐT.

Bảng 2.6: Tổng hợp quy mô khối lượng giao dịch CW của nhà đầ tư nước ngoài (NĐ NN) từ tháng 06/2019-tháng 05/2021

Khối lượng

giao dịch (100CK) NĐTNN Toàn thị trường Tỷ lệ %

Mua 6.929.202,80 53.205.834,40 13,02

Bán 9.464.621,20 17,79

Mua - Bán -2.535.418,40

Nguồn: HSX (2021) Bảng 2.7: Tổng hợp quy mô giá trị giao dịch CW của NĐ NN từ tháng

06/2019- tháng 05/2021 iá trị giao

dịch (triệu VND) NĐTNN Toàn thị

trường Tỷ lệ %

Mua 1.189.608,59 14.325.76

3,09

8,30

Bán 1.358.798,64 9,49

Mua - Bán -169.190,05

Nguồn: HSX (2021)

30

CW được phát triển không chỉ nhằm mục đích đa dạng hoá loại hàng hoá trên TTCK Việt Nam, thu hút NĐT trong nước mà còn để hấp dẫn các NĐTNN.

Hơn nữa, so với CKCS thì CW sẽ không bị giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với NĐTNN, đây chính là một lợi thế của CW. Khi đó thanh khoản cho TTCK Việt Nam sẽ được tăng lên nếu CW đủ khả năng hấp dẫn và có sự tham gia tích cực của đa dạng các khối nhà đầu tư tham gia thị trường.

Hiện tại, tổng quan thị trường theo thống kê của HSX (bảng 2.6 và bảng 2.7) cho thấy từ tháng 06/2019 đến tháng 05/2021, tổng KLGD mua CW của NĐTNN khoảng 692,920 triệu CW, tương đương chiếm khoảng 13,02% toàn thị trường trong tổng gần 2 năm giao dịch CW và cũng trong khoảng thời gian này, KLGD bán khoảng 946,642 triệu chứng quyền. Từ đấy cho thấy kết quả NĐTNN đã bán ròng CW tổng khối lượng lên gần 253,242 triệu CW ứng với tổng giá trị bán ròng xấp xỉ 169,190 tỷ đồng trong gần 2 năm giao dịch CW vừa qua. Thêm vào đó, NĐTNN đang ở mức bán ròng CW. Điều này thể hiện sự chưa khả quan về sức thu hút và tính hấp dẫn của CW trên TTCK Việt Nam với NĐTNN trong thời gian vừa qua.

Bảng 2.8: Tổng hợp giao dịch CW của NĐ NN theo tháng từ đầ năm 2021

Đơn vị tính: Khối lượng: 100 CW; giá: nghìn đồng; giá trị: triệu đồng.

Tháng Khối lượng Giá trị

Toàn thị trường

ĐTNN mua ĐTNN bán Toàn thị trường

ĐTNN mua

ĐTNN bán 04/2021 5.063.829,00 745.665,00 474.779,00 2.327.041,92 280.027,32 192.456,97 03/2021 4.511.228,00 454.112,00 404.839,00 1.766.408,78 135.638,41 104.517,40 02/2021 3.594.884,00 238.731,00 323.589,00 1.427.537,13 74.139,71 73.832,39 01/2021 6.487.342,60 377.536,00 899.246,00 2.411.113,90 91.634,04 201.271,25

Ghi chú: ĐTNN - Đầu tư nước ngoài

Nguồn: HSX (2021) Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2021 đến nay với diễn biến tích cực về khả năng kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam, cộng thêm với chính sách tiền tệ nới lỏng cùng

31

với nhiều gói kích thích kinh tế tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, dòng tiền trong nước và quốc tế đã tham gia TTCK tích cực hơn, trong đó có dòng tiền vào các mã chứng quyền. Thêm vào đó, với kỳ vọng được nâng hạng trên trường quốc tế, thị trường Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của NĐTNN, theo đó là sự quan tâm đối với CW. Điều này được thể hiện rõ nhất là từ tháng 2 năm 2021 trở lại thì NĐTNN đang có tín hiệu từ bán ròng chuyển sang mua ròng chứng quyền và mức độ mua ròng tăng dần lên.

Cụ thể, số liệu thống kê từ Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (bảng 2.8) cho thấy, trong tháng 1 năm 2021, NĐTNN bán ròng CW tổng khối lượng 52,171 triệu chứng quyền tương đương tổng giá trị khoảng 110 tỷ đồng. Và bắt đầu kể từ tháng 2 năm 2021, NĐTNN đã mua ròng chứng quyền với giá trị đạt khoảng 1.000 triệu đồng, mặc dù vẫn đang bán ròng về mặt khối lượng khoảng 8,5 triệu chứng quyền. Trong tháng 3 và tháng 4 tiếp tục đà mua ròng CW về cả mặt giá trị và khối lượng đã rõ rệt hơn và tăng dần lên (bảng 2.8). Đây được coi là một thành quả tốt, một tín hiệu lạc quan của sản phẩm CW trên TTCK Việt Nam đạt được trong giai đoạn này.

2.2.2.3. Biến động giá

Từ bảng 2.9, ta thấy được hầu hết khi NĐT đầu tư vào các CW do VNDS phát hành sẽ đều nhận được lãi khi đến thời gian đáo hạn. Điều này cho thấy được một tín hiệu tích cực từ thị trường CW. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, NĐT cần tìm hiểu thật kĩ lưỡng về CW, hơn hết là tài sản bảo đảm của CW- CKCS thì việc đầu tư sẽ trở nên an toàn hơn về mặt chủ quan. Khi đó tỷ lệ đòn bẩy của CW sẽ thực sự được phát huy, NĐT sẽ có lợi nhuận cao. Qua đó sẽ tăng đặc tính hấp dẫn của CW trên TTCK Việt Nam.

32 Biến động giá

Bảng 2.9: Tổng hợp lãi CW đã đáo hạn do CTCP CK VNDirect (VNDS) phát hành.

Ghi chú: TLCĐ – Tỷ lệ chuyển đổi; Giá TT – Giá thị trường.

TT Mã CW Mã CKCS Ngày phát hành Ngày đáo hạn Giá thực hiện

T CĐ Giá TT Lãi CW

1 CMSN2010 MSN 30/09/2020 30/03/2021 54,349 1.9763 : 1 85,920 15,974

2 CMBB2008 MBB 30/09/2020 30/03/2021 17,390 0.8695 : 1 27,850 12,030

3 CFPT2010 FPT 30/09/2020 30/03/2021 52,000 1 : 1 77,220 25,220

4 CVPB2010 VPB 30/09/2020 30/03/2021 24,000 1 : 1 43,950 19,950

5 CSTB2011 STB 30/09/2020 30/03/2021 14,500 1 : 1 18,820 4,320

6 CVNM2012 VNM 30/09/2020 30/03/2021 108,994 1.9817 : 1 98,760 -

7 CPNJ2002 PNJ 01/04/2020 01/10/2020 69,000 2 : 1 61,600 -

8 CMWG2005 MWG 01/04/2020 01/10/2020 2,000 2 : 1 102,500 5,250

9 CHPG2005 HPG 01/04/2020 01/10/2020 15,561 0.8190 : 1 26,110 12,880

10 CVPB1901 VPB 05/12/2019 05/03/2020 18,000 1 : 1 27,350 9,350

11 CVNM1906 VNM 05/12/2019 05/03/2020 114,025 1.9831 : 1 105,300 -

12 CREE1904 REE 10/10/2019 09/01/2020 34,000 2 : 1 36,450 1,225

13 CFPT1907 FPT 10/10/2019 09/01/2020 53,000 2 : 1 57,620 2,310

Nguồn: Tự tổng hợp từ Vietstock (2021)

33

Biể đồ 2.2: Biể đồ thể hiện biến động giá CFPT2010 và FPT

Nguồn: Vietstock (2021) Như đã tìm hiểu và đề cập ở trên, giá CKCS sẽ tác động lên giá CW và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NĐT.

Lấy ví dụ về FPT: Theo số liệu thống kê trên lãi của CFPT2010 được tính bằng giá trung bình 5 ngày của FPT tại ngày giao dịch cuối cùng – Giá thực hiện trong CFPT2010 (với tỷ lệ chuyển đổi 1:1). Và trên biểu đồ ta thấy, càng gần đến ngày đáo hạn, giá TSCS FPT có xu hướng giảm từ ngày 16/03-26/03 (ngày giao dịch cuối cùng của CFPT2010). Mặc dù NĐT đã có lãi, nhưng thực tế phần lợi nhuận này đã giảm đi đáng kể. Vậy có các yếu tố nào ngoài các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến giá CKCS trong khoảng thời gian này.

Ở chương 3, khoá luận sẽ thực hiện nghiên cứu sự kiện làm rõ sự ảnh hưởng đến biến động giá CKCS, trước và sau khi phát hành, đáo hạn CW.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa chứng quyền có bảo đảm và biến động giá chứng khoán cơ sở bằng chứng thực nghiệm từ event study và mô hình var (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)