Thực trạng kế toán doanh thu tại Ngân hàng phát triển Lào

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ngân hàng phát triển lào (Trang 65 - 75)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO

2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại Lào

2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu tại Ngân hàng phát triển Lào

2.2.1.1. Thực trạng nội dung các khoản doanh thu

Những đặc điểm trong hoạt động kinh doanh của LDB là yếu tố quyết định đến nội dung các khoản doanh thu, các khoản doanh thu phát sinh thực tế của LDB nhƣ sau:

a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

*) Doanh thu từ hoạt động tín dụng

Đây là khoản doanh thu quan trọng của LDB trong giai đoạn 2018- 2020, thực tế cho thấy, khoản doanh thu này của LDB tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu, năm 2020 doanh thu từ lãi suất cho vay khách hàng đạt khoảng 531.914,59 triệu kíp, đã tăng hơn so với năm 2018 chỉ đạt khoảng 520.526,87 triệu kíp.

Ngoài ra còn có các khoản thu khác mà ngân hàng đã thu đƣợc trong giai đoạn nghiên cứu bao gồm doanh thu từ phí phạt trả nợ trước hạn, phí cam kết cấp tín dụng…

*) Doanh thu từ hoạt động dịch vụ

Là doanh thu phát sinh từ các khoản cung cấp dịch vụ của ngân hàng nhƣ dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác theo quy định của ngân hàng.

Các khoản thu dịch vụ khác

*) Doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Đây là khoản doanh thu chủ yếu phát sinh từ hoạt động mua bán ngoại tệ ngay, đại lý chi trả kiều hối.

Kết quả doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển Lào bao gồm nguồn từ doanh thu hoạt động tín dụng, doanh thu từ hoạt động dịch vụ và doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Trong đó, doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng tương đối lớn trong giai đoạn nghiên cứu vừa qua.

Năm 2018 doanh thu từ hoạt động tín dụng khoảng 525.498,21 triệu kíp

con số này tăng lên khoảng 543.763,81 triệu kíp, điều này cho thấy ngân hàng đã quan tâm và đạt đƣợc những hiệu quả nhất định đối với hoạt động tín dụng.

Bảng 2.4: Doanh thutừ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển Lào giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Triệu Kíp

Tiêu chí 2018 2019 2020

1. Doanh thu từ hoạt động tín dụng

525.498,21

418.748,00

543.763,81 2. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ

54.568,88

98.277,30

55.086,32 3. Doanh thu từ hoạt động kinh

doanh ngoại tệ

12.236,69

12.965,87

106.032,13 Nguồn: Ngân hàng Phát triển Lào

Doanh thu từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng tuy nhiên mức độ tăng không cao, năm 2018 doanh thu từ hoạt động này chỉ khoảng 54.568,88 triệu kíp và tăng lên khoảng 55.086,32 triệu kíp năm 2020.

Đối với doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ có xu hướng tăng lớn và con số năm 2018 khoảng 12.236,69 triệu kíp, đến năm 2020, khoản doanh thu này đã đạt 106.032,13 triệu kíp, mức tăng khoảng gần tám lần so với năm 2018.

b. Doanh thu khác

Nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định

Thu từ các khoản cho vay đã đƣợc xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm các khoản nợ đã xóa nay đòi đƣợc)

Thu từ các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định đƣợc chủ nợ đƣợc ghi tăng thu nhập

Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng

Thu từ các khoản nhập dự phòng đối với các khoản trích lập dự phòng rủi ro thừa (số phải trích thấp hơn số đã trích) nhƣng không ghi giảm chi phí

theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro.

Kết quả thống kê doanh thu khác của LDB nhƣ sau:

Bảng 2.5: Doanh thu khác của Ngân hàng Phát triển Lào giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Triệu Kíp

Tiêu chí 2018 2019 2020

1. Doanh thu từ nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ 25.561,10 31.548,24 34.774,54 2. Thu từ các khoản dự phòng 1.649.819,82 1.785.730,99 6.001.056,64 3. Thu từ tiền phạt hợp đồng khách hang 21,68 30,56 28,92

4. Thu khác 15.644,80 20.567,05 27.293,93

Nguồn: Ngân hàng phát triển Lào

Đối với doanh thu khác của LDB, doanh thu từ hoạt động nhƣợng bán, thanh lý TSCĐ, doanh thu từ các khoản dự phòng và doanh thu từ tiền phạt hợp đồng khách hàng, doanh thu khác. Trong đó, doanh thu thu đƣợc từ các khoản dự phòng chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Đối với doanh thu từ các khoản dự phòng bao gồm từ các nguồn: (i) Thu từ các khoản cho vay đã đƣợc xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm các khoản nợ đã xóa nay đòi đƣợc); (ii) Thu từ các khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định đƣợc chủ nợ đƣợc ghi tăng thu nhập; và (iii) Thu từ các khoản nhập dự phòng đối với các khoản trích lập dự phòng rủi ro thừa (số phải trích thấp hơn số đã trích) nhƣng không ghi giảm chi phí theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể, năm 2018 khoản thu này khoảng 1.649.819,82 triệu kíp, con số này tăng lên khoảng 1.785.730,99 triệu kíp năm 2019 và đạt khoảng 6.001.056,64 triệu kíp năm 2020.

2.2.1.2. Thực trạng nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Về các khoản doanh thu phát sinh của ngân hàng đƣợc ghi nhận theo nguyên tắc kế toán dồn tích trên cơ sở hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ và

đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc ghi Nợ, ghi Có vào các tài khoản theo đúng tính chất doanh thu.

Các khoản doanhthu đƣợc xác định ngay khi phát sinh, phù hợp với chi phí đảm bảo nguyên tắc thận trọng.

Đối với doanh thu từ hoạt động tín dụng: Hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ đƣợc phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn, không phải trích lập dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định. Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại thì không hạch toán thu nhập mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu đƣợc thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Các khoản thu từ hoạt động dịch vụ: Đƣợc ghi nhận theo từng loại nghiệp vụ của khối kinh doanh, tuân thủ theo đúng nguyên tắc ghi nhận ngay khi phát sinh, phù hợp với số liệu và tài khoản hạch toán.

Các khoản phải thu đã hạch toán thu nhập nhƣng đến kỳ hạn không thu đƣợc thì hạch toán giảm thu (nếu cùng kỳ kế toán) hoặc hạch toán vào chi phí (nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu).

2.2.1.3. Thực trạng tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng a. Tài khoản kế toán:

Hiện nay theo quy định chung của ngân hàng kế toán sử dụng nhóm tài khoản 70. Từng khoản doanh thu đƣợc quy định chi tiết, rõ ràng theo sản phẩm đảm bảo dễ dàng cho việc lựa chọn tài khoản khi hạch toán và đánh giá kết quả của từng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ.

b. Chứng từ kế toán

Chứng từ hạch toán các khoản doanh thu là những hóa đơn, những chứng từ hợp lệ theo quy định của NHNN Lào và của LDB nhƣ: Phiếu tính lãi, hợp đồng tín dụng, hóa đơn thu phí và hóa đơn giá trị gia tăng…

Các chứng từ sử dụng hạch toán doanh thu luôn đảm bảo có đầy đủ chữ

ký của người hạch toán, người kiểm soát và được sắp xếp gọn gàng, lưu trữ theo quy định của ngân hàng.

2.2.1.4. Thực trạng kế toán doanh thu a. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

*) Thu từ hoạt động tín dụng: Là các khoản thu lãi từ cấp tín dụng cho khách hàng sẽ đƣợc hệ thống thực hiện trích nợ tự động vào ngày định thu kỳ gốc, lãi. Căn cứ vào thông tin nhập liệu tại ngày giải ngân nhƣ số dƣ nợ, lãi suất và ngày thanh toán gốc, lãi vay hệ thống thƣc hiện dự thu lãi hàng ngày trên hệ thống:

Bên Nợ: TK lãi cho vay

Bên Có: TK lãi phải thu

Vào ngày đến hạn, hệ thống tự động hạch toán thu nợ gốc, lãi:

Bên Nợ: TK tiền gửi của khách hàng Bên Có: TK cho vay thích hợp Bên Có: TK lãi cho vay

Chứng từ giao dịch thu lãi tự động đối với các khoản cấp tín dụng là giấy báo nợ đƣợc in ra từ hệ thống sau khi chạy khóa sổ cuối ngày.

Ví dụ 1: Giả sử khách hàng có khoản vay sản xuất kinh doanh, thế chấp bằng tài sản đảm bảo có thông tin chi tiết nhƣ sau:

Số dƣ nợ: 300.000 Kíp lào Thời gian vay: 60 tháng Ngày giải ngân: 20/3/2019

Trả gốc từng tháng: 5.000 Kíp lào Lãi suất vay: 8,7%/năm

Vào ngày 20/12/2020 hệ thống tự động trích nợ tài khoản khách hàng:

Bên Nợ: TK tiền gửi của khách hàng 6.413,75 Kíp lào Bên Có: TK dự thu lãi cho vay thương mại 5.000 Kíp lào

Bên Có: TK cho vay thương mại dài hạn 1.413,75 Kíp lào Đối với giao dịch thu lãi vay định kỳ, kế toán và các bộ phận liên quan không thực hiện lưu chứng từ đối với giao dịch thu nợ tự động. Trong trường hợp khách hàng yêu cầu, GDV sẽ in giấy báo nợ và cung cấp cho khách hàng.

Hình 2.3: Minh họa hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng phát triển Lào

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Lào

*) Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ

Các khoản thu nhập dịch vụ đƣợc ghi nhận trực tiếp từ giao dịch thu phí tại quầy giao dịch và đƣợc hạch toán bới GDV. Nguyên tắc tập hợp giao dịch thu phí theo khối sẽ đƣợc cập nhật thông qua việc cập nhật mã khách hàng của các GDV tại quầy. Khi phát sinh giao dịch thu phí của khách hàng, căn cứ vào các chứng từ theo quy định GDV nhập và lựa chọn chính xác các thông tin nhƣ: Tài khoản ghi nhận doanh thu, mã ngoại tệ, loại phí, thông tin khách hàng, số tiền phí, hình thức nộp phí… hệ thống sẽ tự sinh ra bút toán:

Bên Nợ: TK tiền mặt tại quỹ/ TK tiền gửi của khách hàng Bên Có: TK thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ Bên Có: TK thuế VAT về phí dịch vụ phải nộp.

Chứng từ giao dịch thu phí là hóa đơn thu phí dịch vụ và hóa đơn

GTGT.

Hình 2.4: Minh họa hoạt động cung cấp dịch vụ của Ngân hàng phát triển Lào

Nguồn: Ngân hàng phát triển Lào

Ví dụ 2: Thu phí giao dịch chuyển tiền:

Khách hàng cá nhân thực hiện giao dịch chuyển tiền từ TK thanh toán mở tại LDB với thông tin chi tiết nhƣ sau:

Số tiền chuyển: 10.000.000 Kíp lào

Ngân hàng hưởng: Ngân hàng Ngoại thương Lào chi nhánh Viêng Chăn.

Số tiền phí phải trả: 5.500 Kíp lào (đã bao gồm VAT)

Giao dịch viên thực hiện lập lệnh trên phân hệ chuyển tiền và lựa chọn đúng mã code loại phí đã đƣợc khai báo tham số. Hệ thống sẽ tự động hạch

toán bút toán ghi nhận doanh thu chuyển tiền cho khối khách hàng cá nhân:

Bên Nợ: TK tiền gửi của khách hàng 5.500 Kíp

Lào

Bên Có: TK thuế VAT về phí dịch vụ phải nộp 500 Kíp Lào

Bên Có: TK thu phí chuyển tiền 5.000 Kíp

Lào

Sau khi hóa đơn đƣợc phê duyệt, hệ thống sẽ tự động in chứng từ giao dịch là hóa đơn thu phí và hóa đơn GTGT. GDV thực hiện lưu chứng từ giao dịch và trả hóa đơn liên 2 cho khách hàng.

Theo quy định, những khoản thu phí dịch vụ (phí bảo lãnh, phí cam kết cấp tín dụng… ) không thuộc đối tƣợng chịu thuế VAT. Các đơn vị cấp tín dụng căn cứ vào khế ƣớc nhận nợ, hợp đồng tín dụng, đề nghị phát hành thƣ bảo lãnh, đề nghị tất toán các khoản vay trước hạn… lập đề nghị thu phí và chuyển cho các GDV cập nhật thông tin hạch toán giao dịch thu phí.

GDV sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, nếu khớp đúng hạch toán giao dịch thu phí và hệ thống sẽ tự động ghi nhận bút toán:

Bên Nợ: TK tiền mặt/TK tiền gửi của khách hàng

Bên Có: TKthu từ nghiệp vụ bảo lãnh/phí dịch vụ tín dụng khác.

*) Thu từ hoạt động mua bán ngoại tệ (MBNT)

Tại LDB doanh thu MBNT chủ yếu phát sinh từ việc thực hiện các giao dịch MBNT giao ngay với các khách hàng là các tổ chức kinh tế, chỉ có một bộ phận nhỏ là khách hàng cá nhân. Khi phát sinh giao dịch, GDV hoặc cán bộ đƣợc phân công sẽ căn cứ vào tỷ giá niêm yết tại thời điểm đó để xác định hoặc yêu cầu khối Quản trị vốn và dịch vụ nước ngoài cung cấp cặp tỷ giá giao dịch- tỷ giá nội bộ.

Trên cơ sở các thông tin về loại tiền, số lƣợng, tỷ giá, hình thức giao dịch sẽ thực hiện ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng hoặc lập phiếu yêu

cầu thu đổi ngoại tệ. GDV căn cứ vào các thông tin trên hợp đồng hoặc phiếu yêu cầu thu đổi ngoại tệ tiến hành nhập thông tin vào phần mềm và hệ thống tự động sinh ra bút toán:

Đối với giao dịch mua ngoại tệ của khách hàng:

Bên Nợ: TK tiền gửi của Khách hàng bằng ngoại tệ/tiền mặt Số ngoại tệ

Bên Có: TK MBNT kinh doanh Mua vào

Đồng thời ghi nhận:

Bên Nợ: TK vốn thanh toán MBNT Số Kíp Lào

Bên Có: Tk tiền gửi của Khách hàng hoặc tiền mặt Chi cho KH Cuối ngày khi hệ thống thực iện chạy khóa sổ sẽ tự động kết chuyển toàn bộ giá trị nguyên tệ và quy đổi (theo tỷ giá nội bộ) về hội sở nếu thực hiện ở các chi nhánh theo bút toán:

Bên Nợ: TK MBNT kinh doanh – Mã chi nhánh Số ngoại tệ bán

Bên Có: TK MBNT kinh doanh – Mã hội sở Cho hội sở Đồng thời ghi:

Bên Nợ: TK vốn thanh toán MBNT- Mã hội sở Số Kíp lào quy đổi Bên Có: TK Vốn thanh toán MBNT- Mã chi nhánh

Đối với các giao dịch bán ngoại tệ cho khách hàng

Bên Nợ: TK mua bán ngoại tệ kinh doanh Số ngoại tệ Bên Có: TK tiền gửi của KH bằng ngoại tệ/tiền mặt bán ra Đồng thời ghi nhận:

Bên Nợ: TK tiền gửi của KH bằng kíp lào/tiền mặt Số tiền kíp lào Bên Có: TK vốn thanh toán mua bán ngoại tệ tương ứng

Vào ngày cuối của tháng, các bộ phận liên quan cùng với khối Quản trị vốn và dịch vụ nước ngoài thực hiện đối chiếu về số lượng giao dịch đã phát sinh. Khối Quản trị vốn và dịch vụ nước ngoài thực hiện tính và ghi nhận

doanh thu, chi phí đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ cho các bộ phận/ chi nhánh có liên quan. Sau khi có số liệu chính xác từ khối Quản trị vốn và dịch vụ nước ngoài, kế toán hội sở sẽ thực hiện hạch toán:

Nếu hoạt động có lãi:

Bên Nợ: TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

Bên Có: TK thu về kinh doanh ngoại tệ Nếu hoạt động lỗ:

Bên Nợ: TK chi kinh doanh ngoại tệ

Bên Có: Tk chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.

b. Doanh thu khác

Căn cứ thực tế phát sinh, kế toán căn cứ vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ để thực hiện hạch toán:

Bên Nợ: TK doanh thu phù hợp Bên Có: TK thích hợp.

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ngân hàng phát triển lào (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)