Thực trạng kế toán chi phí tại Ngân hàng phát triển Lào

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ngân hàng phát triển lào (Trang 75 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO

2.2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Ngân hàng thương mại Lào

2.2.2. Thực trạng kế toán chi phí tại Ngân hàng phát triển Lào

a. Chi phí cho nghiệp vụ kinh doanh

*) Chi phí cho hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động tín dụng: Gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi mà ngân hàng huy động theo các kỳ hạn, sản phẩm khác nhau cho khách hàng.

Ngoài ra nhằm mục tiêu thu hút khách hàng, tăng trưởng kinh doanh đối với nghiệp vụ huy động tiền gửi chi phí cho hoạt động này còn bao gồm các khoản chi thưởng cho khách hàng.

Chi phí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng bao gồm chi dịch vụ thanh toán, chi dịch vụ ngân quỹ, chi dịch vụ viễn thông phục vụ thanh toán và các khoản chi khác.

*) Chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối: Là khoản chi phí phát sinh khi

ngân hàng bị lỗ trong các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng.

Chi phí này sẽ đƣợc xác định và hạch toán một lần vào cuối tháng khi khối Kế toán và khối Quản rị vốn và dịch vụ nước ngoài tổng hợp, đánh giá kết quả kinh doanh ngoại hối của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

*) Chi phí khác vê hoạt động kinh doanh:

Chi phí hoa hồng môi giới: Là các khoản chi cho cá nhân, tổ chức làm dịch vụ môi giới cho các chi nhánh, hoặc cho ngân hàng. Khoản này thường đƣợc gắn liền với hiệu quả kinh tế do môi giới mang lại.

Căn cứ để chi hoa hồng môi giới là các hợp đồng, giấy xác nhận giữa ngân hàng và các bên môi giới và mức thưởng do giám đốc của LDB quyết định tại các thời điểm khác nhau tùy thuộc vào nội dung phát sinh.

Các khoản chi phí tham gia bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi theo quy định.

Bảng 2.6: Khoản chi cho nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng phát triển Lào giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Triệu Kíp

Năm 2018 2019 2020

Chi phí cho hoạt động tín dụng 448.789,95 440.612,66 457.147,22 Chi phí trong hoạt động kinh doanh

ngoại hối 16.533,88 7.975,62 102.572,01

Chi phí khác về hoạt động kinh doanh 9.367,01 11.429,25 11.741,46 Nguồn: Ngân hàng phát triển Lào

Đối với các khoản chi cho nghiệp vụ kinh doanh của LDB bao gồm:

Chi cho hoạt động tín dụng; chi phí cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và chi phí khác về hoạt động kinh doanh. Trong đó, chi cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2018 khoản chi cho hoạt động tín dụng khoảng 448.789,95 triệu kíp, con số này tăng lên khoảng 457.147,22 triệu kíp năm

2020.

Chi phí trong hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng có xu hướng tăng lên tương đối lớn, chi phí của hạng mục này năm 2018 khoảng 16.533,88 triệu kíp con số này tăng lên khoảng 102.572,01 triệu kíp năm 2020.

Chi phí khác vè hoạt động kinh doanh, năm 2018, chi phí của hạng mục này khoảng 9.367,01 triệu kíp, con số này tăng lên khoảng 11.741,46 triệu kíp năm 2020.

b. Chi phí cho nhân viên và chi phí quản lý

*) Chi lương và phụ cấp

Bao gồm các khoản chi tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động theo quy định của Bộ Lao đông và phúc lợi xã hội Lào.

Các khoản chi tiền lương, tiền công và các khoản chi phí có tính chất tiền lương được thực hiện trên cơ sở thảo luận trong hợp đồng lao động giữa ngân hàng và người lao động theo quy định của ngân hàng.

Các khoản chi tiền lương của ngân hàng được thực hiện trên cơ sở quỹ lương được giám đốc ngân hàng phê duyệt theo năm.

Các khoản chi đóng góp theo lương như BHXH; BHYT, đóng góp kinh phí công đoàn và các khoản chỉ đóng góp khác được tính trên lương của người lao động được thực hiện theo quy định của Bộ Lao đông và phúc lợi xã hội Lào.

Chi phí tiền ăn ca sẽ có Giám đốc quy định tại từng thời điểm cho toàn hệ thống phù hợp với hiệu quả kinh doanh và quy định của Bộ Tài chính.

Chi trang phục giao dịch, bảo hộ lao động đƣợc thực hiện chi trả theo quy định mức quy định phù hợp với chế độ của nhà nước quy định.

Bảng 2.7: Chi phí cho nhân viên của Ngân hàng Phát triển Lào ĐVT: Triệu Kíp

Năm 2018 2019 2020

Tiền lương và tiền công 70.440,62 78.603,87 75.085,67 Chi phí phụ cấp và đóng góp theo

quy định 21.278,75 21.787,84 25.830,83

Chi phí đào tạo nhân sự 6.628,28 7.437,38 9.475,15

Tổng 98.347,65 107.829,09 110.391,66

Nguồn: Ngân hàng phát triển Lào

Khoản tiền lương và tiền công cho nhân viên của LDB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản mục chi phí cho nhân viên và chi phí quản lý, hàng năm LDB đã chi phần lớn tiền trong quỹ lương cho hạng mục này. Năm 2018, chi phí tiền lương và tiền công khoảng 70.440,62 triệu kíp, con số này đã tăng lên khoảng 75.085,67 triệu kíp năm 2020.

Đối với khoản kinh phí dành cho đào tạo hàng năm cũng tăng trong giai đoạn nghiên cứu, năm 2018 khoản kinh phí này khoảng 6.628,28 triệu kíp, con số này tăng lên khoảng 9.475,15 triệu kíp năm 2020.

*)Chi phí quản lý công vụ: Là các khoản chi phí thường xuyên để phục vụchung cho các hoạt động của ngân hàng. Khoản chi này đƣợc thực hiện theo định mức gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống cũng nhƣ mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Chi phí lễ tân: Là khoản chi phí phục vụ các hoạt động tiếp khách, chi giao dịch… của ngân hàng Các khoản chi này đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật nước CHDCND Lào.

Chi vật liệu, giấy tờ in: Là các khoản chi mua văn phòng phẩm, chi in ấn, chi giấy tờ in, vật liệu khác.

Chi cước phí bưu điện, cước phí điện thoại và truyền tin: Gồm các khoản chi về dịch vụ bưu điện như dịch vụ chuyển phát nhanh, cước phí sử dụng điện thoại, cước phí Internet và các dịch vụ bưu điện khác phát sinh.

Khoản này không bao gồm các chi phí về mạng viễn thông trong dịch vụ thanh toán.

Chi điện, nước sử dụng tại ngân hàng và các chi nhánh; chi vệ sinh cơ quan…

Chi bảo vệ cơ quan.

c. Chi về tài sản

*) Chi phí mua sắm, nâng cấp, bảo dƣỡng, thanh lý TSCĐ

Bao gồm giá mua hoặc sử dụng và các chi phí phát sinh liên quan nhƣ chi phí lắp đặt, vận chuyển, bốc dỡ, thuế, phí và lệ phí trước bạ. Chi phí mua sắm, nâng cấp TSCĐ sẽ do kế toán hạch toán và phân bổ cho các chi nhánh thuộc ngân hàng theo từng thời kỳ phù hợp với quy định của ngân hàng.

Các khoản chi phí bảo dưỡng đối với TSCĐ đặc thù được trích trước vào chi phí theo dự toán chi, thời điểm trích là cuối năm tài chính. Khi thực hiện sửa chữa, nếu số thực chi lớn hơn số trích trước phần chênh lệch sẽ hạch toán tăng chi phí, nếu nhỏ hơn hạch toán giảm chi phí.

Khi thanh lý TSCĐ, khoản chênh lệch giữa số tiền thu đƣợc do thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ (sau khi đã khấu trừ thuế phải nộp phát sinh từ hoạt động này) với giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhƣợng bán và chi phí tổ chức thanh lý, nhƣợng bán đƣợc ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

*) Chi khấu hao TSCĐ

Mọi TSCĐ liên quan đến hoạt động quản lý, kinh doanh của ngân hàng đều đƣợc trích khấu hao, gồm cả TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý.

Chi phí khấu hao TSCĐ đƣợc thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng

và trích khấu hao TSCĐ đối với doanh nghiệp. Khoản chi này đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong kỳ.

Chi phí khấu hao được hệ thống tự động tính theo phương pháp đường thẳng và trích lập căn cứ theo hồ sơ tài sản đã đƣợc nhập trên hệ thống.

d. Chi phí dự phòng

*) Dự phòng rủi ro tín dụng

Là các khoản chi phí ngân hàng sử dụng để trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nếu khách hàng đƣợc cấp tín dụng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ theo cam kết.

Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng.

*) Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Là khoản chi phí ngân hàng thực hiện trích lập đối với những phần giá trị bị tổn thất của các khoản phải thu bị quá hạn thanh toán, khoản phải thu chƣa quá hạn nhƣng có thể không đòi đƣợc do khách hàng không có khả năng thanh toán.

e. Chi phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi

Là khoản chi phí tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi và bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi của người được gửi tiền được kế toán hạch toán, ghi nhận vào chi phí hoạt động của ngân hàng một năm một lần theo quy định của NHNN.

f. Chi phí khác

Ngoài các khoản chi phí trên, trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn phát sinh thêm các khoản chi phí nhƣ: Thanh lý tài sản bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản nhƣợng bán, thanh lý khi không còn nhu cầu sử dụng… Chi phòng cháy chữa cháy, chi an ninh quốc phòng…

2.2.2.2. Thực trạng nguyên tắc ghi nhận chi phí

Các khoản chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc chi trả một cách hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Các khoản chi phí phát sinh có dầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và của LDB.

Chi phí quản lý kinh doanh đƣợc quản lý theo định mức do Giám đốc quy định phù hợp với thực tế hoạt động và quy định quản lý tài chính.

Định kỳ cuối tháng, kế toán thực hiện phân bổ chi phí chung phát sinh cho tất cả các khối, phòng ban và chi nhánh dựa trên số nhân sự làm việc tại các bộ phận.

Các khoản chi không đƣợc hạch toán vào chi phí gồm có:

+ Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật.

+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh + Các khoản chi không có chứng từ hợp lệ

+ Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.

2.2.2.3. Thực trạng tài khoản và chứng từ kế toán sử dụng a. Tài khoản kế toán

Ngân hàng sử dụng nhóm tài khoản 80 để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh.

Mỗi khoản chi phí đƣợc mở một tài khoản chi tiết, rõ ràng theo sản phẩm phát sinh trên phần mềm đảm bảo dễ dàng cho việc lựa chọn tài khoản khi hạch toán và đánh giá kết quả của từng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ.

b. Chứng từ kế toán

Để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh, kế toán sử dụng hóa đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của NHNN, của pháp luật và theo quy định chung của LDB nhƣ: đề nghị thanh toán, hóa đơn, hợp đồng, báo cáo, bảng kê

chi phí…

2.2.2.4. Thực trạng kế toán chi phí a. Chi phí cho nghiệp vụ kinh doanh

*) Chi phí trả lãi tiền gửi:

Khi phát sinh giao dịch huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng, căn cứ vào thông tin nhập liệu và các tham số đƣợc cài đặt sẵn theo từng sản phẩm, hệ thống sẽ xác định và hạch toán số dƣ lãi dự trả hàng ngày dựa theo số dƣ cuối ngày nhƣ sau:

Bên Nợ: TK chi phí lãi tiền gửi có kỳ hạn (chi tiết theo kỳ hạn huy động) Bên Có: TK dự chi lãi tiền gửi có kỳ hạn (chi tiết theo kỳ hạn huy động)

Vào ngày đến hạn, căn cứ hình thức chi trả lãi thực tế cho khách hàng hệ thống ghi nhận tổng số tiền chi trả lãi:

Bên Nợ: TK dự chi lãi tiền gửi (chi tiết theo kỳ hạn huy động) Bên Có: TK tiền mặt/ TK tiền gửi của khách hàng.

Ví dụ 3: Xác định chi phí lãi tiền gửi cho khách hàng cá nhân theo sản phẩm huy động cụ thể:

Ngày 20/6/2020, khách hàng gửi tiền theo thông tin chi tiết nhƣ sau:

Số tiền gửi: 100.000 kíp lào Sản phẩm gửi: Tiết kiệm an gia

Lãi suất cố định: 6,5%/năm, trả lãi cuối kỳ

Kỳ hạn: 6 tháng, ngày đáo hạn: 20/12/2020, số ngày thực gửi 184 ngày.

Với hoạt động này, GDV thực hiện nhập các thông tin giao dịch theo yêu cầu của khách hàng, khách hàng lựa chọn sản phẩm đã đƣợc khai báo sẵn trên hệ thống. Sau khi giao dịch hoàn tất, chứng từ giao dịch đƣợc tự động in ra từ hệ thống là giấy tiết kiệm.

Căn cứ vào số dƣ cuối mỗi ngày để hệ thống ghi nhận chi phí trả lãi

cho khoản tiền gửi trên thông qua tài khoản dự chi một số tiền nhƣ sau:

Số lãi dự chi hàng ngày = Số tiền gốc*lãi suất/366 = 17,759 kíp lào.

Hệ thống tự động ghi nhận bút toán:

Bên Nợ: TK chi phí lãi tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng Bên Có: TK dự chi lãi tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng

Vào ngày đáo hạn, số tiền lãi của khách hàng đƣợc ghi nhận:

Số tiền lãi = số tiền dự chi hàng ngày * 184 ngày = 3.267,656 kíp lào Tùy thuộc vào yêu cầu nhận lãi của khách hàng, GDV thực hiện giao dịch và hệ thống ghi nhận bút toán từ lãi từ các khoản dự chi:

Bên Nợ: TK dự chi lãi tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng

Bên Có: TK tiền mặt tại quỹ/ TK tiền gửi của khách hàng.

*) Chi phí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ:

Khoản chi phí này đƣợc hạch toán căn cứ vào giấy báo nợ, hóa đơn, thông báo thu phí để thực hiện hạch toán

Bên Nợ: TK chi phí thích hợp Bên Có: TK thích hợp.

b. Chi phí cho nhân viên và chi phí quản lý

*) Chi lương và phụ cấp cho cán bộ nhân viên:

Định kỳ vào các ngày quyết toán lương cho nhân viên, khối Nhân sự và khối Kế toán (bộ phận Kế toán tiền lương) sẽ thực hiện thanh toán lương và các khoản trích theo lương, cụ thể:

Vào ngày tạm ứng lương, trên phần mềm riêng sẽ có bút toán:

Bên Nợ: TK chi phí tiền lương

Bên Có: TK các khoản phải trả CBNV

Đồng thời tạm trích kinh phí phải nộp khác theo quy định Bên Nợ: TK Các khoản phải trả CBNV

Bên Nợ: TK chi cho Bảo hiểm

Bên Có: TK phải trả bảo hiểm

*) Chi phí quản lý khác:

Khi phát sinh các khoản chi phí này, bộ phận sử dụng chi phí lập hồ sơ thanh toán gồm giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn mua hàng hợp lệ và tờ trình nếu có chuyển về Khối Kế toán để đƣợc thanh toán. Kế toán kiểm soát tính hợp lệ của bộ chứng từ và hạch toán:

Bên Nợ: TK chi phí thích hợp

Bên Nợ: TK thuế VAT chờ phân bổ Bên Có: TK tiền gửi của cá nhân

Tại thời điểm phát sinh, các khoản chi phí này không đƣợc thực hiện phân bổ chi tiết cho các Khối hay các chi nhánh sử dụng thực tế. Vào ngày cuối cùng của tháng, kế toán của sẽ thực hiện phân bổ chi tiết trên phần mềm cho các Khối, phòng ban theo nguyên tắc phân bổ đồng đều cho số người.

Hình 2.5: Minh họa ghi nhận các khoản chi phí của Ngân hàng Phát triển Lào

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Lào

Ví dụ 4: Thanh toán chi phí điện sử dụng tại Chi nhánh Sa Ra Vanh tháng 6 năm 2020, số chi phát sinh: 22.000 kíp lào

Theo quy định, Khối Văn Phòngcó trách nhiệm thực hiện thanh toán chi phí tiền điện cho các chi nhánh cũng nhƣ cho ngân hàng. Hàng tháng, căn cứ hóa đơn số lƣợng điện tiêu thụ, cán bộ hành chính sẽ lập hồ sơ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn mua hàng, bảng phân bổ chi phí, bảng so sánh chi phí sử dụng so với tháng trước và trình phó giám đốc phê duyệt.

Căn cứ vào hồ sơ thanh toán đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế toán kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và hạch toán:

Bên Nợ: TK chi điện sinh hoạt 20.000 Kíp lào Bên Nợ: Tk thuế VAT đầu vào chờ phân phối 2.000 Kíp lào

Bên Có: TK tiền gửi của Khách hàng 22.000 Kíp lào Cuối tháng, kế toán phân bổ chi phí điện sử dụng tại các chi nhánh/bộ phận/khối của ngân hàng theo bảng phân bổ chi phí do Khối Văn phòng lập.

c. Chi phí dự phòng

*) Dự phòng chung

Vào ngày cuối cùng của tháng, kế toán thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,95% tổng giá trị các khoản nợ theo quy định của ngân hàng.

Nếu quỹ dự phòng của tháng này lớn hơn quỹ dự phòng của tháng trước, kế toán thực hiện trích lập dự phòng:

Bên Nợ: Tk chi phí dự phòng chung theo nhóm nợ Số tiền phải trích lập

Bên Có: Tk dự phòng chung theo nhóm nợ Số tiền phải trích lập

Nếu quỹ dự phòng của tháng này nhỏ hơn so với tháng trước: Kế toán thực hiện hoàn nhập dự phòng. Trước khi hạch toán hoàn nhập, kế toán thực hiện kiểm tra số dƣ tài khoản chi phí dự phòng trên bảng cân đối tài khoản chi

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại ngân hàng phát triển lào (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)